backtop

6 cách lựa chọn KPI phù hợp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh 

Mặc dù việc sử dụng KPI để đo lường và theo dõi hiệu quả công việc rất quan trọng nhưng nếu không thiết lập được hệ thống chiến lược KPI phù hợp, doanh nghiệp sẽ gặp phải những rắc rối không mong muốn. Việc phải đo lường nhiều dữ liệu khiến doanh nghiệp lãng phí thời gian, nguồn lực và có thể bỏ lỡ những mục tiêu quan trọng. Do đó, lựa chọn KPI phù hợp với từng dự án sẽ quyết định đến sự thành công của việc hoàn thành các mục tiêu. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của PharMarketing để biết cách lựa chọn KPI phù hợp cho doanh nghiệp nhé.

Đưa ra KPI phù hợp với từng mục tiêu

Mỗi mục tiêu kinh doanh khác nhau sẽ có những cách lựa chọn KPI riêng. Ví dụ: Mục tiêu tăng 15% doanh số bán hàng trong quý tiếp theo thì KPI sẽ bao gồm: doanh số bán hàng ngày, lượng truy cập website bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi. Còn với mục tiêu tăng 20% lượng truy cập website trong 3 tháng tới thì KPI có thể bao gồm: lượng truy cập web, thời gian trên trang, tỷ lệ thoát, tỷ lệ click vào quảng cáo.

Lựa chọn KPI phù hợp với từng mục tiêu
Cần lựa chọn KPI phù hợp với từng mục tiêu

Từ ví dụ trên có thể thấy KPI sẽ phải phù hợp với mục tiêu chung của từng dự án. Do đó, trong quá trình thiết lập KPI, bạn hãy căn cứ vào mục tiêu cốt lõi cần đạt được để đưa ra chỉ tiêu phù hợp nhất nhé!

Đảm bảo KPI đưa ra có thể đạt được

KPI đưa ra cần khả thi để đảm bảo cá nhân hoặc bộ phận có thể thực hiện được là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc. Ví dụ: Khi đưa ra KPI là tăng 1000 organic traffic (lượt tiếp cận tự nhiên) cho website mỗi tháng thì phải dựa trên cơ sở có thể đạt được chỉ tiêu này như: website đã có lượt tiếp cận mỗi tháng ổn định, có nhiều bài viết đạt top cao trên trang tìm kiếm Google, các bài viết trên website được đăng tải đều đặn mỗi ngày với nhiều chủ đề đa dạng, thời gian trung bình trên trang lớn hơn 30s…

Mặc dù KPI đưa ra có thể mang tính thách thức nhưng vẫn cần phải phù hợp với khả năng của người thực hiện. Do đó, trong quá trình thiết lập KPI cần đảm bảo đủ các tiêu chí theo mô hình SMART: S - Specific (cụ thể), M - Measurable (đo lường được), A - Attainable: (tính khả thi), R - Relevant (liên quan đến mục tiêu), T - Timebound (thời gian cụ thể để hoàn thành công việc).

KPI dựa vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Tại mỗi giai đoạn như: mới gia nhập thị trường, tăng trưởng, trưởng thành, bão hòa, suy thoái, doanh nghiệp sẽ có cách lựa chọn KPI và ưu tiên những chỉ số quan trọng khác nhau. Việc bám sát theo tình hình hiện tại của doanh nghiệp, sẽ giúp nhà quản lý đưa ra các KPI phù hợp với mục tiêu và nguồn lực để đảm bảo phát triển bền vững.

Lựa chọn KPI cần căn cứ vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Khi lựa chọn KPI cần căn cứ vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thường chú trọng vào các chỉ tiêu liên quan đến việc đánh giá tính hiệu quả của mô hình kinh doanh như: mức độ nhận diện thương hiệu, đánh giá của khách hàng, doanh số bán hàng… Đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng hoặc mở rộng sẽ tập trung chủ yếu vào các chỉ số đánh giá lợi ích như: số lượng leads thu về, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị trọn đời của khách hàng...

Phân tích chỉ số KPI trước và đưa ra ước đoán

Phân tích chỉ số KPI trong quá khứ làm cơ sở để tính toán chỉ tiêu hiện tại cũng là một cách lựa chọn KPI tối ưu cho doanh nghiệp. Điều này cũng đảm bảo chỉ tiêu đặt ra mang tính khả thi và có thể thực hiện được.

Dựa vào phân tích các chỉ số KPI đã hoàn thành trước đó như: số lượng cuộc gọi chăm sóc khách hàng đã được thực hiện thành công, doanh số bán hàng tháng trước, số leads thu về… để đo lường kết quả thực hiện. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa ra chỉ số ước đoán là: thời gian thực hiện quá trình và các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai. 

Tập trung vào chỉ số chính và quan trọng của KPI

Hiện nay, một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi đặt ra quá nhiều KPI, khiến cho việc đo lường và giám sát mất nhiều thời gian, nguồn lực. Giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này đó là chỉ tập trung vào các chỉ số chính và quan trọng của KPI. Điều này, giúp các cá nhân hay bộ phận biết được nên ưu tiên những chỉ số nào để nỗ lực thực hiện nhằm đạt kết quả tốt nhất.

Tập trung vào các chỉ số chính và quan trọng của KPI
Doanh nghiệp cần tập trung vào các chỉ số chính và quan trọng của KPI

Tuy nhiên, cần phải đặt ra bao nhiêu chỉ tiêu KPI là đủ? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Do đó, khi đặt ra KPI, người quản lý cần căn cứ vào chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đang thực hiện và mục tiêu cần đạt được để đưa ra những chỉ số quan trọng. 

Nên xây dựng KPI theo mô hinh kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có cách lựa chọn KPI riêng, vì vậy, khi tính toán chỉ tiêu KPI cần căn cứ theo tình hình hiện tại của doanh nghiệp để đưa ra con số chính xác và phù hợp nhất.

Ví dụ với mô hình bán lẻ KPI có thể là: doanh số bán hàng, sự hài lòng của khách hàng, giá trị vòng đời khách hàng… KPI của mô hình kinh doanh ngành dịch vụ có thể là: doanh thu hàng tháng, tỷ lệ đơn hàng thành công, tỷ lệ đặt chỗ… Mô hình kinh doanh truyền thông, giải trí thì KPI sẽ bao gồm: lượng khách truy cập, tỷ lệ tăng trưởng các kênh truyền thông, lượng tương tác trung bình…

Kết luận

Trên đây là những cách lựa chọn KPI được đánh giá là tối ưu nhất mà bạn có thể tham khảo. Để đưa ra những chỉ số phù hợp bạn cần phải dựa vào mô hình kinh doanh, phù hợp với mục tiêu và đảm bảo tính khả thi khi thực hiện thực tế. PharMarketing hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn KPI phù hợp nhất để nâng cao hiệu suất làm việc, từ đó, hoàn thành tốt các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn