Keywords là gì? Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa (Keywords) cho người mới bắt đầu
Keywords là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong SEO - chìa khoá giúp website của bạn gia tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Vậy thực chất keywords là gì? Cần sử dụng công cụ này như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu? Hãy cùng PharMarketing tìm câu trả lời chính xác nhất nhé!
Keywords là gì?
Keywords hay từ khóa là những từ hoặc cụm từ được khách hàng nhập vào ô tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing… hiểu một cách đơn giản từ khóa liên quan trực tiếp đến mong muốn, nhu cầu của khách hàng và cũng chính là các ý tưởng, chủ đề xác định nội dung của bạn là gì?
Keyword là khái niệm rất quan trọng trong việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm
Đứng ở góc độ SEO, keywords được sử dụng như một công cụ để tối ưu hóa website với hy vọng trang đích của mình sẽ xuất hiện ở đầu các trang tìm kiếm thông tin. Thông thường từ khóa sẽ được phân chia thành 2 dạng là Short Keyword (Từ khóa ngắn) độ dài từ 1 đến 3 từ và Longtail Keyword (Từ khóa dài) thường có độ dài lớn hơn hoặc bằng 3 từ.
Tại sao cần phải nghiên cứu từ khóa (Keywords)?
Từ khóa đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong công việc SEO website. Nhờ những keywords này các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá được sự phù hợp giữa nội dung trên site với tìm kiếm của người dùng, từ đó nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, việc xác định từ khóa chính của bài còn giúp cho người viết gia tăng hiệu quả viết bài, tập trung hơn vào chủ đề chính mà website muốn cung cấp, tránh việc viết lan man hoặc lạc đề.
Nghiên cứu Keyword tác động rất lớn đến quá trình tối ưu SEO
SEO là một quá trình dài hạn, bạn không thể ngẫu hứng sáng tạo 1-2 nội dung mỗi ngày. Nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn xây dựng một bộ keywords sát sườn nhất với nhu cầu của khách hàng. Điều này nâng cao traffic đến website, giúp cho nhiều người biết đến thương hiệu của bạn và có thể tăng cường nhận diện về tên tuổi trên thị trường.
Với những website được xếp hạng ở vị trí TOP đầu, sau sự thành công đó là quá trình đầu tư và xây dựng nội dung chỉnh chu, chọn lọc và hữu ích. Những người phát triển nội dung theo kế hoạch hàng tuần, hàng tháng dựa trên bộ từ khóa được xây dựng chi tiết.
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa (Keywords) cho người mới bắt đầu
Nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn biết được khách hàng tiềm năng của mình đang tìm kiếm gì, nhờ đó bạn có thể tiếp cận được khách hàng nhanh hơn trong thị trường cạnh tranh hiện nay.
Nghiên cứu Keyword giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu khách hàng
Nếu là một người mới bắt đầu nghiên cứu từ khóa, bạn cần nắm được một số bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ của bạn?
Hãy xác định rõ câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Bạn là ai?
Trang website của bạn là gì?
Điểm mạnh trước các đối thủ cạnh tranh?
Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? họ ở đâu?...
Định hướng Website là gì?
Bạn nghiên cứu từ khóa để làm gì?
Đưa ra một list câu trả lời chi tiết cho những câu hỏi trên sẽ giúp bạn xác định chính xác nhiệm vụ của bạn là gì? Đây cũng là bước đầu tiên giúp bạn đi đúng hướng trên con đường xây dựng Keywords.
Bước 2: Lên danh sách từ khóa chi tiết
Ngay khi lên danh sách từ khóa, bạn cần biết được hành trình nhu cầu của khách hàng. Đặt mình vào chính người mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp bạn hiểu được người tiêu dùng mong muốn và tìm kiếm gì.
Ngoài ra danh sách từ khóa chi tiết có thể giúp doanh nghiệp khái quát được các thị trường ngách và các điểm chạm bán hàng độc đáo - điều tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, những từ khóa xuất hiện trong danh sách này cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
#Từ khóa phù hợp với nội dung website
Các keywords được tìm kiếm nên đồng bộ với trang web của bạn. Ví dụ như bạn bán phần mềm CRM (Phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng), thì chủ đề cho những từ khóa này sẽ xoay quanh từ khóa CRM, hoặc rộng hơn là nhóm từ khóa liên quan đến kiến thức chung về Marketing được các nhà tiếp thị quan tâm. Người dùng sẽ thoát trang của bạn và quay lại Google ngay lập tức nếu họ không tìm thấy những từ khóa phù hợp với nội dung trên site. Điều này khiến cho Google ngầm hiểu rằng, trang của bạn không hữu ích với khách hàng.
#Sử dụng công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa
Nếu trước kia hầu hết các SEOer phải tìm kiếm từ khóa bằng cách tìm thủ công trên các công cụ tìm kiếm hay khai thác khách hàng thì hiện nay, hàng loạt các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa được ra đời giúp hỗ trợ công việc này hiệu quả. Điển hình có thể kể tới Google Analytics hay Keywordtool.io. Những ứng dụng này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết xem hiện nay người dùng đang tìm kiếm thứ gì nhiều nhất, với số lượng bao nhiêu, trong khoảng thời gian nào? Hãy lựa chọn một công cụ phù hợp để việc xây dựng danh sách keywords được tối ưu hơn nhé!
Bước 3: Nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của khách hàng
Hiện nay, bạn có thể xem được việc so sánh thuật ngữ tìm kiếm và truy vấn từ người dùng thông qua các công cụ như Keywordtool.io để xác định xu hướng tìm kiếm của khách hàng liên quan đến mục đích gì?
Dưới đây là 4 loại mục đích điển hình mà người dùng thường tìm kiếm:
Mục đích thông tin: Trong phần này, hầu hết người dùng sẽ tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm.
Mục đích điều hướng: Mọi người muốn truy cập một trang web cụ thể bằng cách nhập cụm từ vào công cụ tìm kiếm.
Mục đích giao dịch: Mọi người đang tìm mua một thứ gì đó sau khi thực hiện tìm kiếm mục đích thương mại của họ.
Mục đích thương mại: Hiểu đơn giản là khách hàng nghiên cứu về sản phẩm trước khi phát sinh hành động mua.
Bước 4: Xây dựng trang đích
Xây dựng trang đích là bước cuối cùng bạn cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu từ khóa. Nếu trước đây, mỗi từ khóa đều cần một trang đích thì hiện nay công cụ tìm kiếm giúp doanh nghiệp cung cấp cho người dùng nội dung sát nhất với tìm kiếm ban đầu của họ.
Khi khách hàng tiến hành tìm kiếm nhiều từ khóa liên quan tới cùng 1 chủ đề, các công cụ tìm kiếm như Google sẽ trả kết quả cùng chung 1 trang đích. Việc của bạn chỉ là tối ưu trang đích này để khách hàng cảm nhận đã vào đúng trang web họ muốn.
KẾT LUẬN
Keywords là một phần không thể thiếu SEO. Hy vọng thông qua bài viết này của PharMarketing bạn đã có được một cái nhìn tổng quát về Keywords, cũng như nắm bắt được cách thức khai thác hiệu quả yếu tố này..
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn