backtop

Indirect Marketing là gì? 4 chiến lược Indirect Marketing

Indirect Marketing là phương pháp Marketing được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng với mục đích nâng cao hiệu quả của tổng thể chiến lược tiếp thị. Vậy Indirect Marketing là gì? Có nên áp dụng phương pháp marketing này hay không? Và ưu điểm của Indirect Marketing là gì?. Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu trong bài viết này để hiểu thêm về Indirect Marketing nhé!

Indirect Marketing là gì?

Indirect Marketing dịch ra tiếng Việt được gọi là Marketing gián tiếp. Phương pháp marketing này hướng đến việc định hướng truyền thông đại chúng. Hay hiểu theo cách khác, Marketing gián tiếp là tổng thể các hoạt động không có sự giao tiếp cũng như không có sự tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình. 

Indirect Marketing là gì
Indirect Marketing là gì?

Marketing gián tiếp được sử dụng thành công và đạt hiệu quả khi nhắc nhở về sản phẩm/ dịch vụ hay thương hiệu với khách hàng. Đặc biệt là những khách hàng đã mua, sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thì indirect marketing sẽ là công cụ hữu ích để tạo sự nhắc nhở, sự hiển thị của sản phẩm/ dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ gia tăng sự ấn tượng cũng như tăng điểm hơn trong mắt khách hàng. 

Đặc biệt hơn, Indirect Marketing không chỉ được sử dụng để nhắc một số lượng lớn khác hàng, mà còn có thể nhắm đến mục tiêu vào một loạt nhóm người tiêu dùng. Tuy nhiên với phương pháp marketing này, người dùng không thể ghi nhận phản hồi, đánh giá của khách hàng nhanh chóng mà phải đợi một khoảng thời gian sau khi triển khai thì mới tiến hành khảo sát khách hàng. 

Các chiến lược Indirect Marketing

Có 4 chiến lược Indirect Marketing đó là: bán hàng liên kết, đại lý, đại diện/ đại lý bán hàng độc lập và các nhà tích hợp hệ thống. 

Bán hàng liên kết

Bán hàng liên kết là chiến lược sử dụng các công ty bán sản phẩm/ dịch vụ để hợp tác và họ sẽ bán hàng, nhận hoa hồng sau khi sản phẩm/ dịch vụ được bán. Đây là chiến lược Indirect Marketing được sử dụng khá phổ biến với các trang web trung gian kết nối các công ty với người bán liên kết. Việc của doanh nghiệp là tạo các chiến dịch quảng bá cho sản phẩm/ dịch vụ và bên liên kết sẽ giới thiệu chúng đến người tiêu dùng. Chiến lược này được đánh giá là hiệu quả vì các bên liên kết chỉ được trả tiền khi sản phẩm/ dịch vụ được bán. 

Đại lý

Chiến lược Indirect Marketing này thường được sử dụng để bán các sản phẩm công như, thiết bị di động và phần mềm. Đại lý sẽ đại diện cho doanh nghiệp giao tiếp và tương tác với khách hàng trong quá trình bán hàng. Ví dụ như khi có nhu cầu mua điện thoại Iphone 14 promax, khách hàng có thể dễ dàng mua chúng tại các cửa hàng của nhà cung cấp dịch vụ. Thay vì phải đến cửa hàng của nhà sản xuất. 

Các chiến lược Indirect Marketing
Đại lý đại diện doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đến khách hàng

Đại diện/ đại lý bán hàng độc lập

Về cơ bản, những đại diện/ đại lý bán hàng độc lập này là những người được thuê để cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Ưu điểm của chiến lược Indirect Marketing này là dễ dàng tăng hoặc giảm số lượng đại diện khi mục tiêu tiếp thị có thay đổi. Ví dụ điển hình cho chiến lược này đó là các đại lý bảo sẽ được trả tiền hoa hồng khi bán được bảo hiểm cho khách hàng. 

Các nhà tích hợp hệ thống 

Chiến lược này thường được sử dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán hàng hóa hoặc dịch vụ được giao dịch qua hình thức B2B. Các nhà tích hợp hệ thống không ai khác chính là những chuyên gia tư vấn đưa ra giải pháp cho khách hàng. Ví dụ như các nhà tích hợp hệ thống vừa cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ vừa cung cấp các sản phẩm phần cứng, phần mềm. Khi đó, vai trò của họ chính là tư vấn và bán hàng. 

Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược Marketing từ A-Z

So sánh tiếp thị trực tiếp và gián tiếp

Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing) và tiếp thị gián tiếp (Indirect Marketing) đều có cùng một mục tiêu cuối cùng là cải thiện lợi nhuận cuối cùng và tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, sự khác nhau của Direct và Indirect marketing đó là quá trình giao tiếp với khách hàng. Tiếp thị trực tiếp là giao tiếp trực tiếp với khách hàng, còn tiếp thị gián tiếp lại tập trung vào việc phát triển mối quan hệ để giao tiếp gián tiếp với khách hàng. Dưới đây là một số yếu tố chính của sự khác nhau tiếp thị trực tiếp và gián tiếp. 

1. Về mục đích

Mục đích của tiếp thị gián tiếp là tạo sự nhắc nhở về sản phẩm/ dịch vụ hay thương hiệu đến với khách hàng nhằm tạo sự ấn tượng, giá trị công nhận về mặt lâu dài. Điều này sẽ rất hiệu quả trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tiêu dùng.

Khác với tiếp thị gián tiếp, tiếp thị trực tiếp sẽ hướng thẳng vào các nhóm khách hàng mục tiêu đã lựa chọn để thuyết phục họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua sắm. Vì vậy, với phương pháp marketing này, người làm marketer phải thiết kế thông điệp tiếp thị mang tính cá nhân hóa người dùng. 

Xem thêm: Marketing trực tiếp là gì? Cách xây dựng một chiến dịch Marketing Trực Tiếp cho doanh nghiệp

2. Về phản ứng

Với tiếp thị trực tiếp được sử dụng nhắm vào mục tiêu cụ thể và chọn lọc nên doanh nghiệp có thể ghi lại phản hồi của người tiêu dùng ngay lập tức. Còn với Indirect Marketing phải đợi một khoảng thời gian nhất định sau khi thực hiện mới ghi lại phản ứng của khách hàng. 

So sánh tiếp thị trực tiếp và gián tiếp
So sánh tiếp thị trực tiếp và gián tiếp

3. Về chi phí

Tiếp thị trực tiếp sẽ ít tốn kém chi phí hơn. Vì phương pháp này sử dụng các công cụ: internet, email, bưu điện, truyền hình hay các phương tiện in ấn để giao tiếp, truyền tải thông điệp tiếp thị tới khách hàng. 

Tiếp thị gián tiếp sử dụng các công cụ truyền hình và báo in để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, truyền tải thông điệp đến với khách hàng. Vì vậy, chi phí cho tiếp thị gián tiếp sẽ tốn kém hơn. 

4. Về khách hàng mục tiêu

Tiếp thị trực tiếp được sử dụng hướng đến một nhóm khách hàng đã được xác định cụ thể và có chọn lọc. Nếu tiếp thị trực tiếp được sử dụng sai cho nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu thì tất cả những nỗ lực tiếp thị đều là vô nghĩa. 

Trong khi đó, Indirect Marketing hướng đến truyền thông đại chúng. Do đó, không có đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể nào khi sử dụng tiếp thị gián tiếp. 

KẾT LUẬN: 

Tóm lại, mỗi một phương pháp tiếp thị đều có những ưu và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá vào mục tiêu, ngân sách và định hướng phát triển để lựa chọn phương pháp marketing phù hợp và xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Trên đây là bài viết chia sẻ về Indirect Marketing. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin, kiến thức hữu ích về Marketing. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn áp dụng thành công!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn