backtop

IMC là gì? Tầm quan trọng của IMC trong chiến lược Marketing 

Sự hình thành và phát triển của các công cụ và kênh truyền thông mới đã mở ra những cơ hội tiếp cận khách hàng nhưng cũng mang lại những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong hoạt động marketing. Trước thực trạng đó, các chiến lược IMC - Truyền thông marketing tích hợp được xem là giải pháp thiết thực nhất giúp doanh nghiệp liên kết các chiến lược marketing trên mọi nền tảng. Vậy IMC là gì? Cùng PharMarketing tìm hiểu cụ thể về hình thức tiếp thị này trong bài viết dưới đây nhé!

IMC là gì?

IMC là gì
 IMC là gì? Mục tiêu chính của IMC đối với doanh nghiệp

IMC được viết tắt từ cụm từ Integrated Marketing Communication hay còn được gọi là Truyền thông Marketing tích hợp. IMC bao gồm những hoạt động truyền thông tiếp thị có sự liên kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng đến mục tiêu chính là truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp một cách tích cực, rõ ràng đến với người tiêu dùng. 

IMC thường được cấu thành từ 5 công cụ điển hình sau: 

  • Marketing trực tiếp (Direct Marketing)Quảng cáo (Advertising)
  • Khuyến mãi (Sales Promotion)
  • Quan hệ công chúng (Public Relation)
  • Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Lợi ích vượt trội của IMC với doanh nghiệp

Lợi ích vượt trội của IMC với doanh nghiệp
 Áp dụng IMC trong hoạt động truyền thông marketing rõ ràng là có những lợi ích nhất định

Với khả năng phối hợp và điều hoà các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp một cách đồng bộ và hiệu quả nhất, IMC được coi là một trong những công cụ marketing quan trọng nhất hiện nay. Với IMC, doanh nghiệp của bạn có thể nhận được những lợi ích vượt trội sau:

Truyền tải thông điệp một cách nhất quán

IMC giúp phối hợp và đồng bộ hoá các chiến lược truyền thông Marketing. Từ đó, công cụ này giúp doanh nghiệp đảm bảo truyền tải thông điệp của doanh nghiệp một cách nhất quán. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp thông điệp của bạn có thể ghi dấu trong trí nhớ của người tiêu dùng. 

Xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu

Sự đồng bộ trong từng chiến dịch truyền thông marketing giúp doanh nghiệp thể hiện rõ ràng các yếu tố nhận diện thương hiệu, góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, tích cực cho doanh nghiệp của bạn.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

IMC còn là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Với khả năng tạo ấn tượng, thu hút và thuyết phục khách hàng, IMC giúp doanh nghiệp của bạn khẳng định vị thế trên thị trường, nâng tầm giá trị thương hiệu và sản phẩm.

Ưu điểm và nhược điểm của IMC

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, IMC vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình thực hiện:

Ưu điểm

Hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí

IMC giúp doanh nghiệp truyền tải đồng bộ thông điệp và các yếu tố thương hiệu trên đa kênh truyền thông, nhờ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cho quá trình xây dựng thông điệp cũng như bộ nhận diện thương hiệu,...

Phủ sóng rộng rãi

Chiến dịch IMC giúp thông điệp của bạn đảm bảo được phủ sóng rộng rãi trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, củng cố hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng. 

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

IMC giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động marketing dưới góc nhìn của khách hàng, tiếp cận với họ trên nhiều kênh truyền thông đa dạng từ đó tạo nên những gắn kết lâu dài với khách hàng mục tiêu.

Tạo dựng niềm tin và lòng trung thành

IMC giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và dễ dàng hơn trong việc tạo ấn tượng với khách hàng.

Nhược điểm

Khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận

Để thực hiện các chiến dịch IMC đòi hỏi doanh nghiệp cần điều phối kết hợp hoạt động của rất nhiều bộ phận để đảm bảo tính đồng bộ của chiến dịch. Trong quá trình đó, những bất đồng giữa các bộ phận có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chiến dịch.

Dễ xảy ra hiện trạng quá tải thông tin

Chiến dịch IMC đòi hỏi nguồn thông tin lớn, đa dạng và đến từ rất nhiều bộ phận khác nhau. Điều này có thể dẫn đến tình trạng như thất lạc, quá tải hay nhầm lẫn giữa các luồng thông tin.

Ưu điểm và nhược điểm của IMC
Những thông tin được đưa ra sẽ đến từ nhiều phía và nhiều góc độ với nhau, có thể gây tình trạng quá tải

Hạn chế ý tưởng

IMC đòi hỏi sự đồng bộ trên toàn bộ các kênh truyền thông, các hoạt động được thực hiện dưới góc nhìn của khách hàng, từ đó dẫn đến việc hạn chế những ý tưởng mới lạ, đa dạng khác. 

Khó khăn trong việc đo lường ROI

IMC bao gồm nhiều chiến lược truyền thông marketing tích hợp, điều này sẽ có phần khó khăn cho doanh nghiệp khi đó lường tỷ suất hoàn vốn ROI.

Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện IMC

IMC được thực hiện trên đa kênh truyền thông, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được nhiều nguồn lực khác nhau.

Các bước thiết lập kế hoạch truyền thông marketing IMC

Các bước thiết lập kế hoạch truyền thông marketing IMC
 IMC được thực hiện như thế nào

Để có được một chiến dịch IMC hiệu quả, thông thường doanh nghiệp nên thực hiện theo 6 bước sau:

1. Xác định mục tiêu chiến dịch
Đây là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo các hoạt động trong chiến dịch của bạn đi đúng hướng. Mục tiêu cũng là căn cứ không thể thiếu giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch IMC, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể.

Một trong số những công cụ hữu ích được sử dụng để xác định mục tiêu của các chiến dịch IMC chính là mô hình SMART - với các yếu tố giúp bạn nhận định mục tiêu một cách cụ thể và chính xác nhất.

2. Chân dung khách hàng mục tiêu
Xác định chân dung khách hàng mục tiêu giúp các hoạt động truyền thông marketing của bạn đánh đúng tâm lý và dễ dàng chinh phục khách hàng. Chân dung khách hàng thường được xây dựng dựa trên một số yếu tố nhân khẩu học và hành vi tiêu dùng của khách hàng.

3. Nghiên cứu Consumer Insight
Consumer Insight là sự thật ngầm hiểu về khách hàng của bạn thông qua những nhân tố như: hành vi tiêu dùng, sở thích, mong muốn và nhu cầu thực sự của họ,... Nắm bắt Customer Insight là căn cứ quan trọng giúp bạn chinh phục trọn vẹn trái tim khách hàng. Tuy nhiên, không dễ để xác định chính xác Customer Insight, doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư khá nhiều thời gian và nguồn lực cho công cụ quan trọng này.

4. Hình thành ý tưởng cốt lõi 
Các hoạt động IMC cần được xây dựng dựa trên một thông điệp và ý tưởng đồng bộ. Chính vì vậy, việc hình thành các ý tưởng cốt lõi là căn cứ cơ bản để định hướng cho từng công cụ bên trong một chiến lược IMC. Ý tưởng cần phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với các nguồn lực của doanh nghiệp, dựa trên những Insight của khách hàng và mang đậm các yếu tố của thương hiệu.

5, Xây dựng và triển khai kế hoạch IMC
Với những mục tiêu, chân dung khách hàng và ý tưởng đã được xác định như trên, bạn cần tiến hành xây dựng bản kế hoạch cụ thể cho chiến dịch IMC của mình. Trong đó, doanh nghiệp cần phân bổ rõ các nguồn lực cho từng hoạt động, thời gian thực hiện, phụ trách công việc cùng các công cụ đo lường, đánh giá,... 

6. Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến lược IMC 
Đo lường và đánh giá giúp doanh nghiệp nắm bắt thực trạng của việc thực hiện chiến lược, từ đó nhanh chóng có được những giải pháp kịp thời, chính xác và rút ra những bài học kinh nghiệm 

KẾT LUẬN

IMC đang là một trong những xu hướng tiếp thị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ những hiệu quả vượt trội mà nó mang lại. Hi vọng với bài viết trên, PharMarketing đã giúp bạn có được cái nhìn chính xác nhất về IMC. Chúc bạn có được những chiến lược Truyền thông Marketing tích hợp thành công!

Xem thêm: TOP 6 công cụ truyền thông marketing “HOT” nhất 2023

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn