backtop

Giá trị thương hiệu là gì? Các tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu là những yếu tố đại diện cho sự cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm/dịch vụ hay trải nghiệm của khách hàng. Đây cũng là một cơ sở để khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Vậy giá trị thương hiệu là gì? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu (Brand Value) là những lợi ích mà thương hiệu tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng. Ngoài ra, giá trị thương hiệu còn tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng và là thước đo khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường.

Giá trị thương hiệu là gì
Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng

Giá trị thương hiệu có thể bao gồm: Giá trị tài chính - là giá trị tiền tệ được ấn định cho một thương hiệu được tính toán dựa trên doanh số bán hàng cũng như tiềm năng tăng trưởng và giá trị cảm nhận - là những giá trị mà khách hàng cảm nhận về thương hiệu. 

Khi khách hàng nhận thấy Brand Value của một thương hiệu thì họ có thể phát triển lòng trung thành với thương hiệu. Điều này có thể sẽ tạo ra một rào cản để các doanh nghiệp khác không tham gia thị trường và góp phần củng cố vị thế vững chắc cho doanh nghiệp. 

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là tập hợp các đặc điểm, nguyên tắc, niềm tin độc đáo nhất và làm nên sự khác biệt cho thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Đây được xem như kim chỉ nam của mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì
Giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu

Giá trị cốt lõi phải thể hiện được hình ảnh, tinh thần, bản sắc thương hiệu và có tác động tích cực đến nhận thức và hành vi của khách hàng.

Ví dụ: Thương hiệu Vinamilk xây dựng 5 giá trị cốt lõi: Chính trực, Tôn trọng, Công bằng, Đạo đức, Tuân thủ. Còn giá trị cốt lõi của TH True Milk là: Vì hạnh phúc đích thực, Vì sức khỏe cộng đồng, Hoàn toàn từ thiên nhiên, Thân thiện với môi trường, Hài hòa lợi ích.

Tầm quan trọng giá trị thương hiệu đối với doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu đảm nhận những vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể là:

Tăng doanh số bán hàng

Giá trị thương hiệu tác động đến nhận thức và hành vi của khách hàng. Theo một nghiên cứu của Harvard: “95% người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên nhận thức của mình. Khi tìm hiểu một sản phẩm, nếu không có sự khác biệt về công dụng, tính năng và giá cả thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu mà họ biết hoặc thương hiệu nổi tiếng hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm, tăng doanh số bán hàng và thu được nhiều lợi nhuận.

Tầm quan trọng giá trị thương hiệu đối với doanh nghiệp
Giá trị thương hiệu giúp tăng doanh số bán hàng

Có một lượng khách hàng trung thành ổn định

Khi khách hàng đã có những trải nghiệm tích cực khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ và tin tưởng vào những giá trị mà thương hiệu mang lại thì họ sẽ có xu hướng mua hàng nhiều lần. Điều này giúp doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và khiến họ trở thành khách hàng trung thành. 

Tăng lợi thế cạnh tranh

Mỗi một doanh nghiệp khác nhau thường cố gắng xây dựng giá trị thương hiệu cho riêng mình để có thể trở nên nổi bật so với các đối thủ. Thông qua giá trị thương hiệu, khách hàng sẽ có cảm nhận nhất định về doanh nghiệp và đây cũng là cơ sở để khách hàng quyết định có  lựa chọn thương hiệu hay không.

Phân biệt giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu

Trên thực tế, có khá nhiều người nhầm lẫn giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu là một. Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng đây là hai khái niệm khác nhau và việc phân biệt chúng sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có.

Phân biệt giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu
Tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu là 2 khái niệm khác nhau

Tài sản thương hiệu (Brand Equity) là một thuật ngữ dùng để chỉ giá trị của một thương hiệu. Những giá trị này được xác định bởi nhận thức của khách hàng và trải nghiệm có liên quan tới thương hiệu. Những yếu tố tạo nên Brand Equity bao gồm: logo, slogan, màu sắc, biểu tượng của doanh nghiệp hoặc sản phẩm.… Những yếu tố này sẽ tiếp cận trực tiếp khách hàng và nhờ đó mà khách hàng có thể ghi nhớ thương hiệu.

Như vậy có thể thấy: Giá trị thương hiệu là những cảm nhận của khách hàng về thương hiệu. Còn tài sản thương hiệu được xây dựng dựa trên nhận thức và trải nghiệm của khách hàng.

Cách nâng cao giá trị thương hiệu

Để nâng cao giá trị thương hiệu bạn có thể áp dụng 3 cách sau đây:

Xây dựng thương hiệu khác biệt

Sự khác biệt có thể được coi là chiếc chìa khóa mở ra sự thành công khi xây dựng giá trị thương hiệu. Khảo sát của Millward Brown đã chỉ ra rằng người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thương hiệu mà họ tin tưởng mang lại nhiều giá trị tích cực và khác biệt. Đây cũng là những yếu tố quyết định người tiêu dùng có gắn bó với thương hiệu trong tương lai hay không.

Một thương hiệu có sự khác biệt sẽ trở nên nổi bật hơn và có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng gấp nhiều lần những thương hiệu không làm được điều đó. Để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần tự tạo cho mình sự khác biệt mà đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước được và tập trung thực hiện các hoạt động marketing để làm nổi bật sự khác biệt đó. 

Xem thêm: 7 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Từ Zero Đến Hero

Thương hiệu cho người tiêu dùng

Đây là một trong những cách nâng cao giá trị thương hiệu khá hiệu quả mà bạn nên ghi nhớ. Bằng cách trở thành một thương hiệu mang lại những lợi ích thiết yếu cho người tiêu dùng, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Khi một thương hiệu nhận được sự quan tâm đông đảo khách hàng, thì khả năng tiếp cận thị trường sẽ dễ dàng hơn và thương hiệu cũng sẽ có một lượng khách hàng trung thành ổn định.

Cách nâng cao giá trị thương hiệu
Google xây dựng giá trị thương hiệu dành cho tất cả mọi người

Một trong thương hiệu cho người tiêu dùng điển hình phải kể đến là Google. Từ một công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin, Google không ngừng phát triển các ứng dụng mới để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng như: thông tin liên lạc (Gmail), giải trí (Youtube), gặp gỡ online (Google Meet), lưu trữ dữ liệu (Google Drive)...

Mang trải nghiệm tới cho khách hàng

Yếu tố cốt lõi quyết định việc thương hiệu có giữ chân khách hàng hay có trụ vững trong thị trường cạnh tranh sẽ phụ thuộc rất lớn vào trải nghiệm người dùng. Bạn có thể chi rất nhiều tiền cho các chiến dịch quảng cáo và có thể thu hút khách hàng mua sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chất lượng sản phẩm khiến khách hàng thất vọng thì họ sẽ không bao giờ lựa chọn thương hiệu của bạn một lần nữa. Và rất có thể họ sẽ chia sẻ trải nghiệm tồi tệ này đến người thân, bạn bè của mình. Điều này sẽ làm giảm giá trị thương hiệu của bạn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Do đó, việc mang lại những trải nghiệm tích cực cho khách hàng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nâng cao giá trị thương hiệu. Dưới đây là một vài tips mà bạn có thể tham khảo:

  • Hiểu rõ khách hàng của bạn là ai và nhu cầu của họ
  • Tạo các kết nối cảm xúc với khách hàng của bạn
  • Hỗ trợ giải quyết các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng
  • Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện
  • Thường xuyên thu thập các phản hồi, đánh giá của khách hàng

Kết luận

Trên đây là những kiến thức về giá trị thương hiệu mà PharMarketing muốn chia sẻ đến bạn. Việc nâng cao giá trị thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng mục tiêu cũng như xây dựng vị thế vững chắc trên thị trường để kinh doanh thành công.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn