backtop

ETC trong marketing Dược là gì? Vai trò và kỹ năng của một trình dược viên ETC

ETC trong marketing Dược đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối trực tiếp sản phẩm thuốc ETC (thuốc kê đơn) đến các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám… nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh. Để thực hiện chiến lược ETC trong marketing Dược thành công, đòi hỏi doanh nghiệp Dược phẩm cần xây dựng kế hoạch cụ thể, cùng với đó là lựa chọn và đào tạo đội ngũ trình dược viên ETC chuyên nghiệp. Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu chi tiết về ETC trong marketing Dược trong bài viết dưới đây.

ETC trong ngành Dược là gì?

ETC (Ethical drugs) là khái niệm dùng để chỉ các loại thuốc kê đơn, khi sử dụng cần thông qua chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Kênh thuốc ETC điển hình có thể kể đến như: thuốc kháng sinh, ung thư, tim mạch, tiểu đường… 

ETC là khái niệm chỉ các loại thuốc kê đơn
 ETC là các loại thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc ETC thường được phân phối qua: Bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc… và để mua được thuốc ETC thì người bệnh cần đơn thuốc của bác sĩ.

So sánh ETC và OTC trong ngành Dược

ETC và OTC là 2 kênh bán hàng chính trong ngành Dược phẩm hiện nay. ETC là khái niệm dùng để chỉ các loại thuốc kê đơn, được phân phối tại nhà thuốc trong các bệnh viện, phòng khám. Để mua và sử dụng thuốc ETC, người bệnh cần đơn thuốc được kê bởi các bác sĩ.

Ngược lại với ETC, OTC (Over The Counter) bao gồm các loại thuốc có thể sử dụng trực tiếp mà không cần kê đơn hay thông qua chỉ định của bác sĩ. Kênh OTC bao gồm các loại thuốc mà người tiêu dùng sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như: thuốc giảm đau, hạ sốt, vitamin C… Người bệnh có thể mua thuốc OTC tại: Nhà thuốc, siêu thị thuốc…

Xem thêm: OTC trong ngành Dược là gì? Những điều cần biết về khi làm tiếp thị kênh OTC 

Những điều cần biết về Trình dược viên ETC 

Trình dược viên ETC (Ethical drugs Pharmacist) là người có trình độ chuyên môn cao trong ngành Dược. Vị trí này đảm nhận công việc chính là gặp gỡ, trao đổi và thuyết phục chuyên gia, bác sĩ tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám, đại lý bán lẻ như chuỗi nhà thuốc, nhà thuốc truyền thống,… kê thuốc hoặc sử dụng sản phẩm Dược cho bệnh nhân. Như vậy có thể thấy khách hàng mục tiêu của ETC trong marketing Dược là các chuyên gia, bác sĩ, y tá, dược sĩ. 

Trình dược viên ETC sẽ làm việc trực tiếp với các bác sĩ, y tá... để thuyết phục họ sử dụng hoặc kê thuốc cho bệnh nhân
Trình dược viên ETC làm việc chủ yếu với các y, bác sĩ tại bệnh viện, phòng khám

Ngoài ra, trình dược viên ETC cũng chịu trách nhiệm tìm hiểu số lượng dự trù thuốc, nắm bắt thời điểm làm thầu tại các bệnh viện, cơ sở y tế để đảm bảo việc đấu thầu diễn ra thuận lợi. Từ đó, ký kết được các hợp đồng phân phối sản phẩm Dược nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

Vai trò của trình dược viên ETC trong ngành Dược

Trình dược viên ETC không tiếp thị trực tiếp sản phẩm Dược đến người tiêu dùng cuối mà đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp Dược với các chuyên gia, bác sĩ, y tá.  Như vậy, có thể thấy trình dược viên ETC đóng vai trò là người kinh doanh, môi giới sản phẩm Dược giữa doanh nghiệp với các cơ sở y tế. 

Trình dược viên ETC đóng vai trò là người kinh doanh, môi giới sản phẩm Dược giữa doanh nghiệp với các cơ sở y tế
Trình dược viên ETC là cầu nối giữa doanh nghiệp Dược với các chuyên gia y tế

Hay hiểu đơn giản hơn trình dược viên là người được doanh nghiệp sản xuất, phân phối Dược phẩm thuê để giới thiệu sản phẩm thuốc đến các bác sĩ, dược sĩ. Chính vì vậy mà trình dược viên là người cần có kiến thức chuyên môn chắc chắn, am hiểu sản phẩm để có thể thuyết phục chuyên gia y tế.

Thông thường, một trình dược viên ETC trong ngành Dược sẽ chịu trách nhiệm:

  • Giới thiệu các sản phẩm mới, giải pháp y khoa đến các địa điểm phân phối bệnh viện, phòng khám...
  • Tìm kiếm, nghiên cứu và đánh giá thị trường mới để mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.
  • Thông báo các chương trình ưu đãi, chiết khấu đến các khách hàng mục tiêu tiềm năng.
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng để giải đáp các thắc mắc liên quan đến sản phẩm Dược.
  • Thường xuyên khảo sát thị trường dược phẩm để nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

Kỹ năng cần có của trình dược viên ETC

Trình dược viên ETC là một vị trí đòi hỏi kiến thức vững chắc về ngành và sản phẩm Dược bởi sẽ làm việc chủ yếu với các khách hàng là những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, trình dược viên ETC trong marketing Dược còn cần phải có những kỹ năng sau đây:

Kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm thông tin

Trình dược viên ETC cần rèn luyện kỹ năng tìm kiếm và nghiên cứu các thông tin về thị trường, khách hàng để tìm ra những cơ hội kinh doanh, giúp doanh nghiệp Dược mở rộng thị trường. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm thông tin, trình dược viên cần sự nhanh nhạy và khả năng phán đoán để chắt lọc những thông tin có giá trị. Từ đó, phân loại khách hàng và xác định phân khúc thị trường phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Giao tiếp là một kỹ năng rất cần thiết đối với trình dược viên ETC trong marketing Dược để truyền tải những thông tin về sản phẩm Dược: thành phần, tác dụng, cách sử dụng… một cách rõ ràng, dễ hiểu và thu hút người nghe. Đồng thời kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp trình dược viên có thể dễ dàng kết nối, trao đổi và giải đáp hết những thắc mắc liên quan đến sản phẩm.

Giao tiếp tốt là một trong những kỹ năng cần có của một trình dược viên
Trình dược viên ETC cần có kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà phân phối, cơ sở y tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với trình dược viên ETC. Đây cũng là một yếu tố cốt lõi giúp quá trình tiếp thị sản phẩm dễ dàng hơn, đặc biệt là khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới. Để rèn luyện kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt, trình dược viên cần cải thiện các kỹ năng nhỏ khác như: biểu cảm, bày tỏ cảm xúc khi giao tiếp, ngôn ngữ hình thể, nắm bắt tâm lý, tác phong làm việc thân thiện, chuyên nghiệp…

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Đối với kênh thuốc ETC, các chuyên gia y tế sẽ có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc liên quan khi trình dược viên giới thiệu bất kỳ một sản phẩm nào. Đặc biệt, họ cũng không ngần ngại so sánh sản phẩm của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, để thuyết phục khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và lựa chọn doanh nghiệp của bạn thì ngoài khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy, kỹ năng đàm phán sẽ giúp trình dược viên chinh phục khách hàng.

Đàm phán, thuyết phục giúp trình dược viên ETC chinh phục khách hàng
Trình dược viên ETC cần có kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Kỹ năng sắp xếp thời gian

Trình dược viên ETC sẽ thường xuyên phải liên lạc với các y bác sĩ, dược sĩ và sắp xếp các cuộc hẹn với họ để trao đổi thông tin. Vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc tốt sẽ giúp trình dược viên thiết lập các cuộc gặp gỡ, trao đổi hay gọi điện cho khách hàng hợp lý để tối ưu hiệu quả công việc. Ngoài ra, kỹ năng này cũng giúp trình dược viên tránh khỏi tình trạng bị quá tải trong công việc.

Làm việc tận tâm

Làm việc tận tâm để đem lại những giá trị cho cộng đồng và hướng đến một xã hội khỏe mạnh là đạo đức nghề nghiệp của ngành Dược phẩm nói chung và nghề trình dược viên ETC nói riêng. Một trình dược viên ETC cần phải trung thực, tận tâm và tuyệt đối không bất chấp sức khỏe khách hàng vì lợi nhuận. 

Ngoài ra, khi trở thành một trình dược viên ETC trong marketing Dược, bạn cũng sẽ thường xuyên phải đối diện với sự từ chối. Do đó, sự nhẫn nại và kiên trì với công việc cũng là một kỹ năng cần có để thành công khi làm trình dược viên.

Kết luận

Trên đây là những điều cần lưu ý về ETC trong marketing Dược - một trong hai thị trường chính của ngành Dược. Trong đó, đội ngũ trình dược viên ETC là nhân lực chính đảm bảo thực hiện chiến lược marketing & đẩy bán kênh thuốc ETC thành công. Do đó, ngoài kiến thức chuyên sâu về ngành, am hiểu sản phẩm thì trình dược viên ETC cần trang bị nhiều kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết phục, xây dựng mối quan hệ… PharMarketing hy vọng bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về công việc này và có hướng đi đúng đắn để trở thành một trình dược viên xuất sắc trong tương lai. 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn