backtop

Doanh số là gì? Cách tăng doanh số hiệu quả cho doanh nghiệp

Doanh số bán hàng là một trong những chỉ số quan trọng để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược tiếp thị đã triển khai. Gia tăng doanh số bán hàng là mục tiêu hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đều nỗ lực thực hiện. Trong bài viết dưới đây, PharMarketing sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản nhất về doanh số và cách cải thiện chỉ số này hiệu quả nhất.

Khái niệm về doanh số

Doanh số là thu nhập có được từ số lượng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán được trong một khoảng thời gian cụ thể: tuần/tháng/quý/năm. Doanh số sẽ bao gồm phần tiền doanh nghiệp đã thu được và khoản tiền chưa được thanh toán do các đơn hàng giao trước trả tiền sau hoặc do đại lý ký gửi…

Doanh số là một chỉ số quan trọng trong kinh doanh
Công thức tính doanh số = Số lượng sản phẩm bán ra x giá bán của một sản phẩm 

Vai trò của doanh số đối với doanh nghiệp

Những vai trò mà doanh số sẽ đem lại cho doanh nghiệp có thể kể đến là:

Quản lý và kiểm soát dòng tiền

Quản lý tốt dòng tiền đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp luôn hướng tới nhận được số tiền thu về nhiều hơn số tiền đã bỏ ra hay còn gọi là dòng tiền dương. Và gia tăng doanh số bán hàng chính là phương pháp hiệu quả để doanh nghiệp có được dòng tiền ổn định để lưu chuyển và quay vòng vốn.

Doanh số là cơ sở để quản lý dòng tiền
Doanh số là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp quản lý dòng tiền

Đánh giá hiệu quả của quy trình bán hàng

Dựa vào doanh số, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh thành công hay thất bại so với mục tiêu đạt ra. Đồng thời tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục kịp thời nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển 

Nếu doanh số tốt thì doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn dồi dào để đầu tư cho các hoạt động tiếp thị cũng như khen thưởng cho toàn bộ nhân viên. Từ đó, nhân viên trong công ty sẽ có động lực để hoàn thành tốt công việc của mình. Điều này sẽ góp phần tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thúc đẩy sự phát triển tích cực và gắn bó lâu dài của tất cả nhân viên. 

Căn cứ để nhận được cơ hội đầu tư

Doanh số cũng là một căn cứ để doanh nghiệp đi đầu tư hoặc nhận được cơ hội đầu tư từ các doanh nghiệp lớn khác. Bạn không thể đi đầu tư nếu không có năng lực tài chính đủ lớn và cũng không một doanh nghiệp nào muốn bỏ tiền đầu tư vào một công ty doanh số luôn âm hoặc không có tiềm năng phát triển. 

Phân biệt doanh số và doanh thu

Nhầm lẫn giữa doanh số và doanh thu là một sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp. Sau đây, PharMarketing sẽ giúp bạn phân biệt rõ doanh số và doanh thu.

Sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu
Doanh số và doanh thu là 2 khái niệm khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn

Doanh thu là được hiểu là tổng các giá trị kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh thu không chỉ bao gồm số tiền thu được từ hoạt động bán hàng mà còn là số tiền có được từ hoạt động đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, lãi suất ngân hàng và hoạt động cho thuê tài sản… Như vậy, doanh số là một tập hợp nhỏ của tổng doanh thu mà doanh nghiệp đã tạo ra.

Yếu tố so sánh Doanh số Doanh thu
Khái niệm

Số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Số tiền thu được chưa trừ đi các chi phí khác như: thuế, chiết khấu…

Tổng thu nhập mà doanh nghiệp kiếm được từ các hoạt động: kinh doanh, đầu tư, cho vay, cho thuê tài sản… trong một kỳ kế toán.
Công thức tính Doanh số = giá bán của một sản phẩm x số lượng đã bán ra. Doanh thu = Doanh số + tất cả các khoản tạo ra thu nhập khác - chi phí (thuế, chiết khấu…)
Vai trò

Thể hiện tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. 

Cơ sở đánh giá hiệu quả chiến lược tiếp thị và năng lực của đội ngũ bán hàng.

 

Khả năng tạo ra lợi nhuận bằng cách phân bổ các nguồn lực hợp lý 

Đánh giá doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả không.

 

Ví dụ

 Doanh nghiệp A trong 3 tháng đầu năm 2023 bán được 2.000 sản phẩm áo thun. Giá của mỗi áo thun là 300.000 VNĐ. 

Vậy tổng doanh số bán hàng trong 3 tháng của doanh nghiệp A là: 2.000 x 300.000 = 600.000.000 VNĐ

Doanh nghiệp A trong 3 tháng đầu năm 2023 bán được 2.000 sản phẩm áo thun. Giá của mỗi áo thun là 300.000 VNĐ, chi phí chiết khấu cho đại lý là 10% tổng doanh số bán hàng. 

Vậy doanh thu của doanh nghiệp A là: 2.000 x 300.000 - (2.000 x 300.000 x 10%) = 540.000.000 VNĐ

Việc hiểu rõ doanh số và doanh thu sẽ giúp nhà quản trị trong doanh nghiệp đánh giá hoạt động bán hàng, khả năng tài chính và hiệu quả của các chiến lược kinh doanh đang triển khai. Nếu nhầm lẫn hai khái niệm này, nhà quản trị sẽ dễ bỏ sót các khoản chi phí khi tính toán báo cáo tài chính. Từ đó dẫn đến việc đánh giá sai, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Phương pháp tăng doanh số cho doanh nghiệp

Mỗi lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược riêng để tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, có một số cách tăng doanh số được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay mà bạn có thể tham khảo đó là:

Sử dụng chiến lược khan hiếm

Tạo sự khan hiếm bằng cách giới hạn: số lượng sản phẩm còn lại, thời gian nhận ưu đãi, khuyến mãi, số lượng khách hàng nhất định… là một cách đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội của khách hàng. Đồng thời, tạo động lực để khiến họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Đặc biệt, chiến lược khan hiếm khi áp dụng cùng các chương trình khuyến mãi sẽ thúc đẩy doanh số rất tốt nên được nhiều nhãn hàng sử dụng hiện nay. Ví dụ: Số lượng sản phẩm chỉ còn 50 chiếc trên toàn hệ thống, miễn phí giao hàng cho 100 khách hàng mua sắm đầu tiên…

Tạo các chương trình ưu đãi đúng thời điểm

Chiết khấu là một trong những chiến lược tiếp thị tạo sự hấp dẫn về giá sản phẩm để kích thích khả năng mua sắm của khách hàng và các đại lý. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ giảm một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá niêm yết của sản phẩm. Từ đó thu hút và tạo động lực để khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Ví dụ: Giảm 5% tổng hóa đơn khi khách hàng mua sắm trên 2 triệu đồng… Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng việc chiết khấu, giảm giá thường xuyên vì có thể sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Tổ chức chương trình ưu đãi giảm giá là một cách để tăng doanh số
Tổ chức chương trình giảm giá vào các dịp đặc biệt là một cách tăng doanh số được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Tổ chức mini game 

Đây là một hình thức marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút sự tương tác của khách hàng thông qua các trò chơi đi kèm phần thưởng hấp dẫn. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tổ chức mini game trên mạng xã hội để tận dụng tính năng chia sẻ nhằm gia tăng tương tác và nâng cao nhận diện thương hiệu. Các loại mini game hay được sử dụng đó là: đoán đáp án đúng, điền vào chỗ trống, mê cung, ghép hình, giải ô chữ…

Tổ chức hoạt động trải nghiệm miễn phí cho khách hàng

Cung cấp cho khách hàng sử dụng miễn phí sản phẩm/dịch vụ trong một khoảng thời gian ngắn cũng là một cách gia tăng doanh số hiệu quả mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Khi khách hàng quyết định mua hàng, họ thường phân vân không biết sản phẩm đó có hợp với mình hay không. Bằng cách cho người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm, doanh nghiệp đã giúp khách hàng giải quyết thắc mắc của mình. Từ đó, nâng cao khả năng khách hàng chốt đơn thành công. 

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về doanh số mà PharMarketing muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về doanh số và phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu. Đồng thời, xây dựng các chiến lược hiệu quả để gia tăng doanh số cho doanh nghiệp của bạn.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn