
Doanh thu là gì? 6 cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả nhất
Gia tăng doanh thu là một trong những mục tiêu kinh doanh hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. Doanh thu cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh và sự phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy việc hiểu rõ về doanh thu là một điều bắt buộc để doanh nghiệp đưa ra những chiến lược tối đa hóa lợi nhuận hiệu quả. Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu chi tiết về doanh thu trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm về doanh thu
Doanh thu (revenue) là tổng thu nhập mà doanh nghiệp có được thông qua hoạt động kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hay các hoạt động đem lại lợi ích kinh tế: cho vay, đầu tư... Doanh thu phản ánh tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồng thời là căn cứ đánh giá doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không.

Những hoạt động đem lại doanh thu cho doanh nghiệp có thể kể đến là:
- Hoạt động kinh doanh bán hàng
- Đầu tư kinh doanh, chứng khoán, trái phiếu
- Cho thuê tài sản, sang nhượng cửa hàng
- Lãi từ tiền gửi ngân hàng
Ý nghĩa của doanh thu đối với doanh nghiệp
Doanh thu là nguồn tài chính để doanh nghiệp có thể chi trả các khoản chi phí vận hành doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố đảm bảo khả năng thu hồi và xoay vòng vốn để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.

Doanh thu càng cao đồng nghĩa với việc chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Từ đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh để thu về nhiều lợi nhuận hơn nữa. Còn nếu doanh thu thấp, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các điều chỉnh phù hợp để cải thiện và xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn trong tương lai. Không chỉ vậy, doanh thu còn là một cơ sở để doanh nghiệp đánh giá tiềm năng phát triển và quyết định có nên mở rộng quy mô hay không.
Các loại doanh thu hiện nay
Doanh thu là chỉ số đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu càng đa dạng thì nguồn tài chính của doanh nghiệp càng dồi dào. Thông thường, các loại doanh thu sẽ bao gồm:
Doanh thu nội bộ
Doanh thu nội bộ là số tiền có được từ các giao dịch trao đổi mua bán trong nội bộ doanh nghiệp và khách hàng chính là nhân viên. Ví dụ: giao dịch giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp hoặc các công ty con trong một tập đoàn lớn.
Doanh thu từ giao dịch mua bán hàng hóa
Đây là số tiền thu được từ việc bán sản phẩm/dịch đến tay người tiêu dùng, bao gồm cả nguồn thu chính và phụ thu. Đây cũng là nguồn doanh thu lớn nhất của doanh nghiệp dùng để chi trả các khoản phí vận hành: thuê mặt bằng, trả lương nhân viên, nộp thuế… Đồng thời là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp có thể tự chủ kinh doanh và không bị phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài.

Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính
Nguồn doanh thu này bao gồm số tiền có được từ việc đầu tư, mua bán chứng khoán, trái phiếu và số tiền lãi từ việc cho vay, chuyển nhượng vốn hay chênh lệch ngoại tệ… Ngoài ra, doanh thu tài chính còn bao gồm cả khoản tiền thu hồi, thanh lý các khoản đầu tư kinh doanh hay góp vốn liên doanh.
Doanh thu khác
Doanh thu khác hay doanh thu bất thường là khoản tiền mà doanh nghiệp có được từ việc cho thuê tài sản, buôn bán vật tư, thanh lý tài sản dư thừa… Tuy nhiên đây là một nguồn doanh thu không ổn định và chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn của doanh nghiệp.
Cách tính doanh thu
Doanh thu được tính toán dựa trên giá thành sản phẩm, số lượng sản phẩm bán ra và các chi phí liên quan, cụ thể như sau:
Doanh thu thuần
Là khoản tiền thực nhận của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các khoản thuế, phí. Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác tỷ lệ lãi, lỗ.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - (Chiết khấu + Giảm giá + Hàng bị trả lại + Thuế)
Doanh thu ròng
Doanh thu ròng hay lợi nhuận được xác định sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí liên quan như: vốn hàng hóa, khấu hao, thuế...
Doanh thu ròng = Tổng doanh thu - Tất cả các chi phí
Chia sẻ cách tăng doanh thu cho doanh nghiệp hiệu quả
Để tăng doanh thu thành công, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược tiếp thị và bán hàng rõ ràng, phù hợp cùng với việc áp dụng các cách sau đây:
Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng là nguồn đem lại doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp, vì vậy, việc xác định khách hàng mục tiêu là ai sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các phương án tiếp cận phù hợp. Để xác định khách hàng mục tiêu, bạn cần tiến hành: nghiên cứu nhu cầu, sở thích, mong muốn, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải… và sự phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ có thể dự đoán chính xác về nhu cầu khách hàng để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp hơn. Từ đó, nâng cao khả năng chốt đơn thành công và thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động bán hàng.
Thúc đẩy hoạt động bán hàng
Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng là một cách tăng doanh thu hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Mục đích của việc này là gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tạo động lực để họ quay lại mua sắm nhiều hơn.
Bạn có thể đẩy mạnh hoạt động bán hàng bằng cách: tổ chức các chương trình ưu đãi giảm giá, tối ưu quy trình bán hàng nhanh và thuận tiện cho khách hàng, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao quy trình phục vụ và chăm sóc khách hàng…
Thu thập và lắng nghe phản hồi của khách hàng
Những lời đánh giá, góp ý đối với chất lượng sản phẩm/dịch vụ hay quá trình bán hàng… đều là những ý kiến quý giá để doanh nghiệp làm hài lòng khách hàng và gia tăng doanh thu. Đồng thời, bạn sẽ biết được cần cải thiện những điều gì để chiếm được cảm tình của khách hàng và gia tăng lòng trung thành của họ. Bạn có thể thu thập phản hồi của khách hàng bằng cách: gửi bảng khảo sát đánh giá, gọi điện, trò chuyện trực tiếp…
Phân tích đối thủ
Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng, bạn cần nghiên cứu đối thủ để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ. Từ đó, thiết lập các kế hoạch bán hàng tối ưu và khác biệt với đối thủ để xây dựng nhận thức thương hiệu với khách hàng.
Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Nhân viên bán hàng là người sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ cũng có tác động lớn đến quyết định mua hàng của khách. Do đó, việc đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn thân thiện, hỗ trợ nhanh chóng… sẽ tạo thiện cảm với khách hàng ngay từ lần gặp đầu tiên. Từ đó, nâng cao khả năng chốt đơn thành công của khách và tạo động lực để họ mua hàng trong những lần tiếp theo.
Theo dõi hoạt động bán hàng
Doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi hoạt động bán hàng và đo lường các chỉ số doanh thu để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chính xác nhất. Từ những kết quả thu được, doanh nghiệp sẽ biết được hoạt động kinh doanh đang tốt và không tốt ở những điểm gì để đưa ra phương án cải thiện hợp lý nhằm gia tăng doanh thu.
Kết luận
Doanh thu là một chỉ số quan trọng để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định mang tính chiến lược để phát triển hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. PharMarketing hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu rõ doanh thu là gì và cách tăng doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn