Cách đo lường hiệu quả content marketing?
Content marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp cung cấp những thông tin giá trị, hữu ích đến khách hàng mục tiêu. Từ đó, có thể thu hút khách hàng và xây dựng niềm tin thương hiệu đối với họ. Tuy nhiên, làm thế nào để đo lường hiệu quả content marketing là một thách thức đối với nhiều marketer. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu ngay nhé!
Cách đo lường hiệu quả content marketing
Để đo lường hiệu quả content marketing bạn có thể dựa vào mục tiêu mà chiến lược marketing cần đạt được, cụ thể như sau:
Doanh số bán hàng
Doanh thu là mục tiêu quan trọng nhất cần xem xét trong bất kỳ chiến lược content marketing nào. Bởi vì, tất cả các hoạt động mà doanh nghiệp triển khai đều hướng đến mục đích cuối cùng là gia tăng doanh số bán hàng.
Độ nhận diện thương hiệu
Content marketing có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng nhận thức thương hiệu của khách hàng. Với mục tiêu này, chiến lược nội dung phải đảm bảo việc cung cấp những thông tin giá trị, có ích cho khách hàng mục tiêu để tạo ấn tượng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
Mức độ trung thành của khách hàng
Bên cạnh việc xây dựng nhận thức thương hiệu thì content marketing còn có vai trò là giữ chân khách hàng. Do đó, việc theo dõi phản hồi của khách hàng, xu hướng thị trường, tần suất mua hàng… là rất quan trọng. Vì chúng là cơ sở để bạn biết được chiến lược của mình có đang hoạt động tốt hay không.
Sự tương tác
Dựa vào sự tương tác của khách hàng cũng là một cách đo lường hiệu quả content marketing. Lúc này, bạn sẽ cần quan tâm đến các chỉ số như: lượt tiếp cận, số lượt xem bài viết, số lượng tương tác: like, share, comment. Nếu các chỉ số này càng lớn thì cũng đồng nghĩa là content của bạn đang đi đúng hướng và thực sự hiệu quả.
Số lượng khách hàng tiềm năng (leads)
Là những khách hàng tiềm năng có nhu cầu hoặc sự quan tâm đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và có khả năng cao sẽ mua hàng sau khi tiếp cận với chiến dịch marketing. Vì vậy, nếu content hiệu quả thì sẽ thu hút và thuyết phục khách hàng tiềm năng nên bạn có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng của đối tượng khách hàng này mà đo lường tính hiệu quả của hoạt động content marketing.
KPI của content marketing
KPI (Key Performance Indicators) là chỉ số đo lường hiệu suất, hiệu quả công việc và là căn cứ chính xác để đánh giá hiệu quả của hoạt động content marketing. Dựa vào KPI bạn sẽ biết được mình cần làm gì và tiến độ công việc đã đạt được bao nhiêu % so với mục tiêu đề ra.
Một số KPI dành riêng cho content marketing có thể kể đến là:
- Doanh số bán hàng: số lượng mua hàng trên tất cả các kênh.
- Độ nhận diện thương hiệu: traffic (lưu lượng truy cập), page views (số lượt xem trang), hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội.
- Mức độ trung thành của khách hàng: time on page (thời gian trên trang), bounce rate (tỷ lệ thoát trang), đăng ký và hủy đăng ký nhận thông tin.
- Sự tương tác: số lượng like, share, comment trên mỗi bài viết.
- Khách hàng tiềm năng (Leads): để lại thông tin, đăng ký nhận tư vấn, tỷ lệ chuyển đổi.
Chỉ số đo lường content marketing
Nếu như KPI giúp bạn đánh giá hiệu quả hoạt động content marketing một cách tổng quan thì các chỉ số sẽ giúp bạn đo lường cụ thể hơn. Những chỉ số đo lường content marketing mà bạn cần ghi nhớ cụ thể như sau:
Lưu lượng truy cập (Traffic)
Lưu lượng truy cập là chỉ số quan trọng cần lưu ý khi đo lường hiệu quả content trên website. Tuy nhiên, traffic cũng chỉ là một thước đo tương đối và không phải chỉ số duy nhất phản ánh chất lượng content. Do đó, bạn cần phân tích rõ hành vi thực sự của khách hàng thông qua một số câu hỏi như:
- Khách hàng của bạn đến từ đâu?
- Thời gian mà khách hàng ở lại khi đọc bài viết
- Họ có đọc hết bài viết hay xem hết video không?
- Họ có để lại phản hồi gì sau khi đọc bài viết không?
Lượt xem trang (Page views)
Lượt xem trang sẽ cho bạn có bao nhiêu người đã ghé thăm website hay blog của bạn. Page views là một trong những chỉ số quan trọng để các marketer báo cáo hoạt động website.
Lượt xem trang càng lớn đồng nghĩa với việc nội dung thu hút và thực sự đem lại giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên chỉ số này lại không phản ánh về hành động của khách hàng khi ghé thăm website. Do đó, để tạo động lực cho khách hàng hành động bạn cần cung cấp nhiều thông tin chất lượng, kết hợp khả năng điều hướng người dùng để nâng cao trải nghiệm cho họ.
Thời gian trên trang (Time on page)
Time on page cũng là một chỉ số giúp bạn đo lường hiệu quả content marketing một cách chính xác. Nếu người đọc ở lại trang với thời gian lâu thì chứng tỏ nội dung của bạn hấp dẫn và có giá trị với họ. Còn nếu thời gian người dùng ở lại trang chỉ vài giây thì bạn chắc chắn cần phải xem lại nội dung của mình và cải thiện chúng.
Ngoài ra, nội dung được trình bày trực quan, dễ đọc cũng giúp người đọc ở lại trang lâu hơn. Do đó, ngoài văn bản chữ thông thường bạn nên kết hợp các dạng content khác như: hình ảnh, video, infographic để thu hút và giữ chân độc giả.
Tỷ lệ thoát (Bounce rate)
Tỷ lệ thoát là phần trăm số lượng người dùng rời khỏi website ngay lập tức sau khi vừa truy cập vào trang web mà không tương tác hay nhấn vào xem thêm nội dung. Dựa vào bounce rate, bạn có thể biết được phần trăm số người ghé thăm website ở lại trang và tương tác với nội dung trong một thời gian xác định.
Tỷ lệ thoát càng thấp thì có nghĩa là nội dung của bạn mang lại giá trị cho khách hàng. Nếu bounce rate quá cao, bạn nên xây dựng lại content và tối ưu nội dung trên công cụ tìm kiếm (SEO) cho website.
Công cụ phân tích content marketing
Sau khi đã xác định được KPI và hiểu rõ các chỉ số quan trọng khi đo lường hiệu quả content, bạn sẽ cần một công cụ hợp lý để tiến hành đo lường hiệu quả content marketing. Trên thực tế, có một số công cụ giúp bạn làm được điều này một cách dễ dàng, cụ thể là:
Google Analytics
Đây là một công cụ cung cấp nhiều tiện ích để phân tích hiệu quả và tối ưu content và là công cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với Google Analytics, bạn có thể biết được có bao nhiêu người dùng đã đọc nội dung của bạn và nắm được các chỉ số cần thiết để đánh giá hiệu quả chuyên sâu hơn.
Socialbakers
Là công cụ được sử dụng để theo dõi và quản lý các trang mạng xã hội. Socialbakers sẽ thống kê rõ ràng số lượng like, share và comment để bạn có thể so sánh với đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng. Ngoài ra, công cụ này cũng cho phép bạn xem đầy đủ số lượt thích, phản hồi của khách hàng hoặc lưu lượng truy cập website…
Chartbeat
Chartbeat không chỉ phân tích hiệu quả content mà còn cung cấp những phân tích về người dùng: hành vi người dùng, time on page... Ngoài ra, công cụ này còn hiển thị rõ ràng dữ liệu trong thời gian thực tại phần tổng quan để cho phép các quản trị viên có thể tương tác với người dùng một cách nhanh nhất.
Social Mention
Đây là công cụ miễn phí cho phép tìm kiếm các chủ đề và từ khóa đang “hot” được nhiều người quan tâm. Khi bạn nhập một cụm từ vào ô tìm kiếm, Social Mention sẽ hiển thị những thông tin về traffic, số người đề cập… ở trên tất cả các nền tảng được liên kết. Vì vậy, đây là một phương pháp tuyệt vời để bạn đánh giá hiệu quả content và tìm kiếm những ý tưởng mới cho nội dung của mình.
SumAll
SumAll là công cụ dùng để chia sẻ và quản lý nội dung mạng xã hội cực kỳ chuyên nghiệp, với tính năng nổi bật - Email Digest, cho phép gửi báo cáo về các thông tin đo lường hàng ngày hoặc hàng tuần. Bên cạnh đó, SumAll cũng cung cấp những gợi ý để bạn tạo nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Kết luận
Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết bạn đã biết cách đo lường hiệu quả content marketing và có thể cải thiện chiến lược nội dung sao cho thật phù hợp với khách hàng mục tiêu. Chúc bạn luôn thành công.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn