backtop

CPA là gì? Cách phân biệt CPA với CPM và CPC

CPA là một trong những chỉ số đo lường quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định chi phícần chi trả để có thể thuyết phục khách hàng tiềm năng thực hiện các hành động chuyển đổi thành công cũng như xác định chiến dịch của bạn có đang đi đúng hướng hay không? Vậy thực chất thuật ngữ CPA là gì? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

CPA là gì?

CPA - từ viết tắt của Cost Per Action là khoản chi phí doanh nghiệp phải trả cho mỗi lượt hành động của khách hàng trên quảng cáo hiển thị trực tuyến hoặc trong chiến dịch Affiliate Marketing. Những người làm quảng cáo cũng có thể đánh giá hiệu quả chiến dịch thông qua chỉ số CPA này cao hay thấp, từ đó họ có thể đưa ra được hướng điều chỉnh phù hợp. 

CPA là gì

CPA - Chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả chiến dịch

Cụ thể hơn, sau khi khách hàng đọc quảng cáo của bạn, nếu họ click vào quảng cáo và  thực hiện hành động như mua hàng, đăng ký form, cài đặt ứng dụng....Doanh nghiệp sẽ theo dõi được khoản chi phí họ bỏ ra để có được khách hàng đó. Chỉ số CPA này sẽ được tính bằng tổng chi phí ngân sách của chiến dịch/Số lượng chuyển đổi 

Phân biệt CPA với các thuật ngữ CPM và CPC

Trong lĩnh vực Marketing Online, bất kỳ nhà quảng cáo nào cũng cần quan tâm tới các chỉ số CPA, CPM, CPC. Những chỉ số này sẽ giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu quả nhận được từ các hoạt động quảng cáo so với số tiền họ chi trả cho quảng cáo đó. 

Phân biệt CPA, CPM và CPC

Bộ 3 chỉ số quan trọng trong Marketing Online

CPM (Cost per Mile)

Khái niệm về CPM

CPM (Giá cho lượt hiển thị) là khoản chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị, trong đó một lần khách hàng nhìn thấy quảng cáo được xem như một lượt hiển thị. Không nên nhầm lẫn nó với các thuật ngữ tương tự khác như CPC (giá mỗi nhấp chuột) và CPA (giá mỗi hành động).

Lợi ích của chỉ số này

Nhận thức về thương hiệu: Tỷ lệ hiển thị quảng cáo là một chỉ số được nhiều nhà quảng cáo quan tâm, CPM sẽ cho họ biết khoảng bao nhiêu người đang tiếp cận trực tiếp với quảng cáo của họ với mức ngân sách đưa ra.
Đo lường hiệu suất chiến dịch: Được kết hợp với các số liệu khác như CTR (Tỷ lệ nhấp chuột) và tỷ lệ chuyển đổi, đây là chỉ số hiệu suất chính cho phép các nhà quảng cáo đánh giá hiệu suất chiến dịch có hiệu quả hay không? Cần điều chỉnh gì?
Quảng cáo CPM phù hợp cho các chiến dịch nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá cho một sản phẩm hay dịch vụ mới  vì nó cho phép doanh nghiệp đo lường phản ứng của mỗi tệp 1000 khách hàng nhìn thấy quảng cáo.. Đặc biệt là những nhóm 1000 khách hàng đầu tiên, bởi họ sẽ đánh giá quảng cáo của bạn trên thị trường sau này.

CPC (Cost per Click)

CPC là gì?

CPC hay Cost Per Click là hình thức nhận chi phí quảng cáo cho một lượt click chuột của khách hàng. Khác với CPM - chi phí tính trên các lượt hiển thị, thì CPC cho thấy chi phí phát sinh khi khách hàng click vào quảng cáo của bạn. Cụ thể, khi các khách hàng quan tâm về những sản phẩm và dịch vụ mà bạn quảng cáo, họ sẽ click vào bài viết đó. Lúc đó, bạn sẽ nhận thêm được chi phí cho một lượt click của khách hàng. CPC khác hoàn toàn với Cost-Per-Mille (CPM) và Cost-Per-Acquisition (CPA).

Lợi ích của CPC

Điểm nổi trội của hình thức quảng cáo CPC này là bạn có thể chọn quảng cáo hiển thị dựa trên một số từ khóa chính và từ khóa phụ. Ví dụ, bạn muốn hiển thị quảng cáo bán Thuốc ho cho khách hàng đang tìm kiếm nhóm từ khóa liên quan như “cách chữa ho hiệu quả”, “sử dụng thuốc ho”..., bạn có thể nhắm quảng cáo của mình tới danh sách từ khóa chính và phụ đã chọn trước để tối đa hóa hiệu quả quảng cáo CPC.

CPC nên sử dụng trong chiến dịch nào?

Những chiến dịch với mục đích gia tăng số lượng đơn hàng:  Ở những chiến dịch này hầu hết doanh nghiệp đang muốn tăng số lượng đơn hàng bán ra. Quảng cáo CPC sẽ giúp khách hàng nhìn thấy quảng cáo này nhiều hơn và kích thích họ click vào. Mặt khác CPC cũng thường được sử dụng trong các chiến dịch nhằm mục tiêu thu leads (khách hàng tiềm năng). Quảng cáo CPC giúp doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng từ những click chuột của họ vào form đăng ký, cũng như kiểm soát rõ khách hàng đó đến từ nguồn nào.

Các đặc tính chính của CPA

đặc tính của CPA

CPA có 3 nhóm đặc tính với những cách sử dụng riêng biệt 

Có 3 đặc tính chính của CPA cơ bản như:

CPS (Cost per Sale): Chi phí doanh nghiệp chi trả cho mỗi lượt khách hàng hoàn thành mua hàng hay còn hiểu là chi phí để có được một đơn hàng. Hình thức này thường được sử dụng trong lĩnh vực Affiliate Marketing. Nó giúp thu hút nhiều Publisher (Đối tác/CTV affiliate) đặt link mua hàng, nếu khách hàng mua hàng qua địa chỉ liên kết của bạn, công ty cung cấp sản phẩm sẽ trả cho bạn một mức hoa hồng theo thoả thuận.

CPL (Cost per Lead): Thông qua quảng cáo, khách hàng biết đến sẽ để lại thông tin hay điền form đăng ký. Mỗi thông tin của khách hàng thu được sẽ được gọi là Lead. Doanh nghiệp sẽ trả khoản phí cho quảng cáo để nhận được thông tin về Lead này.

CPI (Cost per Install): CPI (Cost per Instal) hiểu là chi phí cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng. Chỉ số này được các nhà quảng cáo trong lĩnh vực công nghệ  quan tâm đặc biệt là những công ty startup phần mềm/ứng dụng.
Các doanh nghiệp bán lẻ thường sử dụng hình thức CPS nhiều nhất do ảnh hưởng đặc thù quy trình bán hàng B2C. Trong khi đó CPL lại được sử dụng rộng rãi cho nhóm sản phẩm có giá trị cao, khách hàng cần tư vấn trước mới đưa ra quyết định mua như làm đẹp, sức khỏe, y tế...

Một số mô hình kiếm tiền dựa trên nền tảng CPA, CPC phổ biến

Hiện nay có  nhiều mô hình cho phép bạn kiếm tiền dựa trên nền tảng CPA, CPC. Các hình thức MMO  Make Money Online (kiếm tiền Online) ngày càng đa dạng, bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp. 

Một mô hình phổ biến được nhiều người lựa chọn sử dụng là Google Adsense. Đây là hình thức kiếm tiền dựa trên số lượt Click của khách hàng vào link liên kết (CPC). Mô hình này hoạt động đơn giản là bạn đặt mã banner quảng cáo trên website và tìm cách thu hút khách hàng bấm vào banner. Giá tiền được trả dựa vào số lượt click của khách hàng. Mức hoa hồng này sẽ khác nhau tùy khu vực, nhưng tại Việt Nam, hoa hồng cho CPC được đánh giá chung còn khá thấp. 

mô hình kiếm tiền dựa trên CPA và CPC

Google Adsense là một trong những nền tảng kiếm tiền qua CPC phổ biến nhất hiện nay

Một mô hình khác thu hút không kém và đang trở thành xu hướng tại Việt Nam chính là Affiliate Marketing. Các đối tác/CTV đặt các đường link mua hàng liên kết và thu hút khách hàng mua sản phẩm của địa chỉ liên kết của họ. Khoản phí CPA sẽ được doanh nghiệp trả cho những đối tác hay CTV này. 

Những Network phổ biến hiện nay là: PeerFly, CPALead, Max Bount hay ở Việt Nam là Accesstrade,… Khi đã lựa chọn được CPA Network để tham gia, bạn sẽ có thể tiếp cận với các nhà cung cấp một cách dễ dàng. Sau đó, việc của bạn đơn giản là dùng đường dẫn giới thiệu từ nhà cung cấp quảng bá tới khách hàng, khi có Conversion Point thông qua link  bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng. Và tại đây có rất nhiều sản phẩm/dịch vụ với đủ các lĩnh vực, thể loại để bạn có thể lựa chọn dựa trên những lợi thế của mình.

KẾT LUẬN

Nếu bạn đang có kế hoạch bắt đầu quảng cáo Marketing trực tuyến, CPA sẽ giúp bạn trên con đường phát triển các chiến dịch này tốt hơn. Chúng tôi hy vọng, với hướng dẫn ở trên, bạn đã hiểu CPA là gì? và sử dụng phối hợp với các chỉ số khác để có được những chiến dịch quảng cáo thành công nhất!!

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn