backtop

Chiến lược kinh doanh là gì? 9 yếu tố giúp xây dựng chiến lược kinh doanh

09:21- 23/11/2022

Chiến lược kinh doanh là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu, xác định phương pháp và chiến thuật phát triển của công ty. Trong bài viết này, PharMarketing sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn chiến lược kinh doanh là gì và các yếu tố quan trọng để bạn có thể tạo ra những chiến lược thành công cho công ty của mình. Cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi!

Chiến lược kinh doanh là gì? Chiến lược kinh doanh online là gì?

Chiến lược kinh doanh hay Business Strategy là tập hợp các hoạt động kinh doanh, trong đó những hoạt động này hướng tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Dựa vào chiến lược kinh doanh, chúng ta có thể xác định được thế mạnh, nguồn lực và các cơ hội hay thách thức mà một tổ chức có thể gặp phải. 

Chiến lược kinh doanh là tập hợp các hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh là tập hợp các hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

Một chiến lược kinh doanh hoàn thiện sẽ bao gồm các nội dung tổng thể trong kế hoạch kinh doanh theo trình tự. Bao gồm các hoạt động kinh doanh, phương pháp thực hiện…

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ và internet khiến cho những mô hình kinh doanh online cũng phát triển rầm rộ hơn. Từ đó khái niệm về chiến lược kinh doanh online được ra đời, nó được biết đến là tất cả những kế hoạch, hành động  doanh nghiệp đề ra thực hiện trên nền tảng online để đạt mục tiêu của công ty. “Chiến trường kinh doanh” chính của kinh doanh online đó là mạng xã hội, trang thương mại điện tử…

Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như sau: 

  • Là cơ sở định hướng và triển khai các hoạt động dài hạn

Nếu chiến lược được đưa ra không rõ ràng sẽ gây ra tình trạng hoạt động mất phương hướng. Mọi hoạt động chỉ dừng lại ở kế hoạch ngắn hạn và quên đi cái tổng thể toàn diện. Chính vì vậy, sự xuất hiện của một chiến lược dài hạn là vô cùng cần thiết.

  • Phát triển định hướng kinh doanh mới

Chiến lược kinh doanh cũng giúp các doanh nghiệp tìm ra một số hướng đi mới để phù hợp với môi trường hiện nay. Đây cũng là cách giúp các đơn vị kinh doanh nắm bắt các cơ hội phát triển nguồn lực của doanh nghiệp.

  • Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động phát triển các nguồn lực

Chiến lược kinh doanh là căn cứ để thực hiện nghiên cứu triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong thực tế phần lớn các sai lầm về đầu tư và nghiên cứu triển khai,… đều bắt nguồn từ việc thiếu sót hoặc có sự sai lệch trong xác định quá trình mục tiêu chiến lược.

  • Tăng cường khả năng cạnh tranh

Cuối cùng, chiến lược kinh doanh được xem như một công cụ cạnh tranh vô cùng hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh việc hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt các gánh năng cạnh tranh như giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing…

Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Các chiến lược kinh doanh cơ bản

Tuỳ vào mục đích và hướng đi của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung chiến lược kinh doanh được chia làm 2 loại cơ bản sau đây:

Cạnh tranh để khác biệt

Tạo ra điểm khác biệt để thành công là điều được nhiều doanh nghiệp chú trọng trong quá trình kinh doanh. Bạn sẽ thành công nếu trong 100 đối thủ, bạn là người có đột phá khác lạ. Đây chính là yếu tố thu hút và lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy lưu ý rằng, khác biệt trong chiến lược kinh doanh nên xuất phát từ chính giá trị trong đơn vị kinh doanh của bạn.

Cạnh tranh vì lợi nhuận

Một chiến lược khác phổ biến không kém chính là cạnh tranh vì lợi nhuận. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng mà hoạt động kinh doanh hướng tới là tạo ra được bao nhiêu doanh thu, lợi nhuận? Những chiến lược kinh doanh được đề ra rõ ràng giúp doanh nghiệp xác định và dự đoán được mức doanh thu, lợi nhuận sẽ mang về. Đồng thời có được những hành động cụ thể để chinh phục những mục tiêu lợi nhuận đó.

Tạo ra điểm khác biệt để thành công là điều được nhiều doanh nghiệp chú trọng trong quá trình kinh doanh
Tạo ra điểm khác biệt để thành công là điều được nhiều doanh nghiệp chú trọng trong quá trình kinh doanh

Các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh

Để có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả là điều không dễ dàng. Doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố sau trong quá trình thiết lập chiến lược:

Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược là yếu tố cuối cùng mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng muốn đạt được. Một mục tiêu rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng toàn bộ hoạt động kinh doanh trong suốt quá trình thực hiện. Một số mục tiêu thường được lựa chọn như: Lợi nhuận cao, gia tăng nhận diện thương hiệu, tăng trưởng… 

Tuỳ vào từng loại mục tiêu, doanh nghiệp sẽ đưa ra các hoạt động kinh doanh khác nhau để đạt được đích đến này. Ví dụ: để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng, doanh nghiệp có thể đề ra chuỗi các hoạt động nhằm đa dạng hoá các dòng sản phẩm để thu hút khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau.

Phạm vi chiến lược

Sau khi đưa ra mục tiêu, điều bạn nên quan tâm tiếp theo là đặt ra phạm vi chiến lược kinh doanh. Hãy trả lời rõ ràng những câu khỏi như nhóm khách hàng mục tiêu là ai? Sản phẩm của bạn  tập trung vào phân khúc thị trường nào? Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng phân tán nguồn lực và tài chính lãng phí cho toàn bộ thị trường mà hiệu quả mang lại thấp kém. Do vậy, hãy tập trung thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của một phân đoạn để họ nhớ tới bạn, trước khi thực hiện mở rộng thị trường.

Khảo sát và phân tích thị trường

Để có thể kinh doanh thành công, việc khảo sát và phân tích thị trường là việc hết sức quan trọng. Bởi lẽ, việc bán hay kinh doanh sản phẩm gì phải phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Ngoài nghiên cứu đối tượng khách hàng, việc thăm dò các đối thủ cũng là điều doanh nghiệp kinh doanh không nên bỏ qua. Từ những dữ liệu khảo sát được, bạn có thể đánh giá vị thế cũng như đưa ra các định hướng tốt hơn cho khách hàng.

Xây dựng chiến lược sản phẩm

Cốt lõi trong chiến lược kinh doanh vẫn là sản phẩm của bạn. Để chinh phục được khách hàng, một sản phẩm chất lượng sẽ giúp bạn vượt lên trước hàng ngàn đối thủ cạnh tranh. Xây dựng một chiến lược sản phẩm chi tiết sẽ giúp bạn đáp ứng tốt nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng đang hướng tới. Ngoài việc phát triển các kế hoạch Marketing, truyền thông, đừng quên đầu tư phát triển sản phẩm mạnh hơn nhé!

Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh được biết tới như một điểm khác biệt giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm đối thủ cùng ngành. Để xác định được điểm nổi bật này, việc đầu tiên bạn cần làm là đánh giá các yếu tố khiến khách hàng của bạn sẵn sàng mở hầu bao để mua sản phẩm của bạn. Có thể là giá thành, chất lượng, tốc độ, tính an toàn hay độ tin cậy… Từ điểm vượt trội này, khách hàng có thể nhận ra sản phẩm của bạn giữa các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng. 

Hệ thống các hoạt động chiến lược

Hệ thống các hoạt động chiến lược được biết tới như phương thức mang lợi thế cạnh tranh của mình đến với đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuỳ vào đặc điểm, tính chất của các ngành nghề, chuỗi hoạt động này sẽ được đưa ra khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, các doanh nghiệp cần đảm bảo chuỗi hoạt động chiến lược này cần hỗ trợ lẫn nhau và hướng tới chung một mục tiêu cuối cùng. Thông thường, hoạt động chiến lược được chia làm 2 nhóm chính sau đây:

Nhóm hoạt động chính: Cung ứng, hoạt động vận hành, marketing, bán hàng…
Nhóm hoạt động hỗ trợ: Quản trị nhân sự, Nghiên cứu phát triển, Quản lý hạ tầng, CNTT…

Có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả là điều không dễ dàng
Có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả là điều không dễ dàng

Năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động với sự vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh cả về mặt chất lượng và hiệu suất. Từ năng lực cốt lõi, doanh nghiệp có thể nâng cao tính cạnh tranh và đa dạng hoá sản phẩm của mình. Năng lực cốt lõi bao gồm các nguồn lực bên trong doanh nghiệp như: Nhân lực, vật lực, nguồn lực tài chính,...

Chiến lược Marketing và bán hàng

Xây dựng các chiến lược Marketing và bán hàng là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh tổng thể. Tuỳ vào điều kiện và kế hoạch được đưa ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn một số phương thức marketing phù hợp như quảng cáo, PR… Kèm theo đó là những kế hoạch thúc đẩy bán hàng cho riêng mình.

Đánh giá, đo lường và tối ưu

Đánh giá, đo lường kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các lỗ hổng trong chiến lược. Từ đó có thể điều chỉnh hoặc thay đổi cho phù hợp hơn. Một hoạt động đánh giá, đo lường tốt sẽ giúp bạn tránh khỏi những hậu quả lớn từ thị trường và đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, đừng bỏ qua giai đoạn tưởng chừng như cuối cùng này.

KẾT LUẬN

Một chiến lược kinh doanh chi tiết sẽ giúp bạn có một nước đi kinh doanh chính xác. Đừng bỏ qua nó nếu bạn muốn thành công trong hành trình kinh doanh của mình. Trên đây là toàn bộ thông tin về chiến lược kinh doanh mà PharMarketing mang đến. Hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn, hẹn gặp lại bạn ở những blog kiến thức bổ ích tiếp theo.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn