backtop

Chiến lược chi phí thấp và những yếu tố mang đến sự thành công

Người tiêu dùng luôn mong muốn sở hữu các sản phẩm tốt với mức giá ưu đãi và tốt nhất thị trường. Thấu hiểu tâm lý này của khách hàng, nhiều thương hiệu đã triển khai chiến lược chi phí thấp, cung cấp các nhiều mặt hàng với giá rẻ để thúc đẩy nhu cầu mua sắm và mở rộng thị phần. Cùng theo chân PharMarketing khám phá sâu hơn về chiến lược kinh doanh thú vị này nhé!

Chiến lược chi phí thấp là gì 

Chiến lược chi phí thấp (Low Cost Strategy) là một trong những kế hoạch cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chi phí hấp dẫn, ưu đãi để thu hút người mua. Với chiến lược kinh doanh này, thương hiệu có thể mở rộng lượng khách hàng tiềm năng và tăng mức độ nhận diện trên thị trường.

Chiến lược chi phí thấp giúp mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp mức giá tốt hơn đối thủ
Chiến lược chi phí thấp giúp mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp mức giá tốt hơn đối thủ

Để triển khai thành công chiến lược chi phí thấp, đòi hỏi các nhà cung cấp phải luôn quản lý, tối ưu hóa các chi phí xuống thấp hơn đối thủ thông qua việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào giá thấp, quy trình sản xuất hiện đại, tự động hóa, v.v. 

Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp 

Dưới đây là một số ưu điểm và hạn chế mà doanh nghiệp cần lưu ý, cân nhắc trước khi áp dụng để mang lại lợi ích tốt nhất cho mình: 

Ưu điểm 

Chiến lược chi phí thấp có thể tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh bởi các đóng góp sau:

  • Chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm rẻ giúp thu hút được nhiều người tiêu dùng, nâng cao doanh số tiêu thụ.
  • Chiến lược chi phí thấp giúp công ty có lợi thế hơn trong việc thiết lập giá thành, tránh tình trạng bị ép giá bởi các đối thủ hoặc người mua.
  • Trong tình huống các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, ngành nghề đặt giá như nhau, nhà cung cấp nào có chiến lược chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả, hạn chế sự xâm nhập của các đối thủ vào thị trường kinh doanh.

Nhược điểm 

Song song với các điểm mạnh kể trên, chiến lược chi phí thấp vẫn tồn đọng nhiều hạn mà bạn nên lưu ý như sau:

  • Lạm dụng cắt giảm quá nhiều chi phí để nâng cao doanh số tiêu thụ và mở rộng thị phần có thể khiến doanh nghiệp không thu được lợi nhuận mong muốn.
  • Một số chiến lược giảm chi phí làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, khiến người dùng cảm thấy không hài lòng và dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp. Thậm chí, khách hàng có thể lan truyền những tin tức xấu làm giảm giá trị và hình ảnh thương hiệu.
  • Những yếu tố môi trường bên ngoài như sự đổi mới công nghệ, xu hướng tiêu dùng, tình hình kinh tế - xã hội, v.v có thể làm mất đi lợi thế về chi phí thấp của doanh nghiệp. 
Lạm dụng chiến lược chi phí thấp có thể khiến doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận
Lạm dụng chiến lược chi phí thấp có thể khiến doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận

Nội dung chiến lược chi phí thấp 

Nội dung của chiến lược chi phí thấp là bán các sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn thông thường nhắm vào số đông khách hàng trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Để làm được điều này, đòi hỏi các thương hiệu phải tạo ra được các sức mạnh nội bộ như:

Kiểm soát chi phí của các hoạt động kinh doanh 

Thương hiệu vào tìm ra các phương án tiết kiệm, giảm thiểu chi phí trong mọi quy trình sản xuất và phân phối mà không làm thay đổi chất lượng. Dưới đây là một số ý tưởng hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Xây dựng các cơ sở sản xuất có quy mô hoạt động hiệu quả, tối đa năng suất. 
  • Sử dụng các hiệu ứng về đường cong kinh nghiệm. 
  • Giám sát các chi phí sản xuất, giảm thiểu ngân sách về R&D, dịch vụ.
  • Hợp tác với các nhà cung cấp để tối ưu chi phí tồn kho, vận chuyển, xử lý nguyên. vật liệu đầu vào, v.v để nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng. 
  • Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ. 
  • Tận dụng các mối quan hệ, sức mạnh nội bộ để thảo luận và đàm phán mức giá tốt nhất trong chuỗi cung ứng.
  • Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hỗ trợ quy trình sản xuất, gia tăng năng suất và cắt giảm các chi phí nhân sự không cần thiết. 

Điều chỉnh chuỗi giá trị để tối ưu giá thành 

Trong quy trình hoạt động và sản xuất, có rất nhiều công đoạn, vấn đề phát sinh gây lãng phí nguồn lực và tài nguyên. Doanh nghiệp nên rà soát và điều chỉnh những công việc thừa thãi trên bằng các phương pháp như: 

  • Thúc đẩy các chiến lược marketing, tiếp thị trực tiếp để giảm thiểu các chi phí quảng cáo cần chi trả cho nhà phân phối, đại lý 
  • Lựa chọn các sở sở sản xuất có vị trí thuận tiện với bên cung cấp hoặc người tiêu dùng, tối ưu chi phí vận chuyển, lưu kho.
  • Tinh giản các công đoạn trong quy trình sản xuất và phân phối hàng hóa, lược bỏ các vị trí, công việc không quan trọng để giảm chi phí. 
Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ vào quy trình sản xuất để nâng cao hiệu suất công việc
Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ vào quy trình sản xuất để nâng cao hiệu suất công việc

 

Yếu tố thực hiện hiệu quả chiến lược chi phí thấp 

Một chiến lược chi phí thấp thành công cần phải hội tụ đủ các tiêu chí sau:

Nguồn lực nhân sự

Nguồn nhân lực vừa là sức mạnh nội tại vừa là tiềm năng quan trọng nhất giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. Yếu tố này sẽ bao gồm ban lãnh đạo, người điều hành và đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Ban lãnh đạo là bộ phận đóng vai trò then chốt, nghiên cứu các ưu nhược điểm của công ty để đề xuất các giải pháp kinh doanh mang đến kết quả tốt nhất. Đặc biệt, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẽ góp phần nâng cao năng suất làm việc, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra trong chiến lược chi phí thấp.

Quy trình sản xuất 

Đây là giai đoạn gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho thương hiệu với các yêu cầu về chất lượng, năng suất hoạt động, mức độ kỳ vọng của khách hàng. Thông qua các bước phân tích, nghiên cứu quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả hoạt động để tạo ra các lợi thế chi phí thấp hơn đối thủ. 

Kế toán, tài chính

Những nghiệp vụ này có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, kiểm soát các nguồn lực kinh tế, ngân sách, tài sản của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Việc phân tích và xác định được hoạt động tài chính giúp ban lãnh đạo dễ dàng theo dõi và đánh giá tình hình phát triển của công ty. Từ đó, đưa ra các đề án thay đổi, cải tiến phù hợp cho các chiến lược chi phí thấp.

Truyền thông, quảng cáo

Marketing cũng đóng vai trò cốt lõi quyết định sự thành bại của chiến lược chi phí thấp. Các nhiệm vụ trong hoạt động truyền thông, tiếp thị là tìm hiểu, phân tích các xu hướng thị trường, khách hàng để đưa ra các kế hoạch đặt giá phù hợp và có khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin

Trong thời đại công nghệ số 4.0 như hiện nay, việc tận dụng các tính năng nổi bật của công nghệ thông tin cho phép thương hiệu thu thập các nguồn dữ liệu hữu ích, nhanh chóng hơn. Từ các thông tin giá trị trên, doanh nghiệp có cơ sở, nền tảng chính xác đề xây dựng các chiến lược chi phí thấp một cách hiệu quả, tối ưu nhất. 

Nguồn lực nhân sự là một trong các tiêu chí quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược chi phí thành công
Nguồn lực nhân sự là một trong các tiêu chí quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược chi phí thành công

Ví dụ minh họa về chiến lược chi phí thấp

Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng chiến lược chi phí thấp trong tiến trình phát triển của mình và mang lại nhiều kết quả kinh doanh tích cực. Ví dụ điển hình có thể kể đến như các cửa hàng hoạt động trên các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki, v.v. Họ đã tối ưu hóa chi phí sản phẩm trước khi đến tay người dùng để đảm bảo mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường. 

Trong chiến lược chi phí thấp này, các thương hiệu kinh doanh trực tuyến đã chứng minh cho khách hàng tin rằng họ sẽ sở hữu được những mặt hàng chất lượng với giá thành rẻ hơn so với các cửa hàng truyền thống. Chìa khóa quan trọng để các doanh nghiệp thành công là kiểm soát chặt chẽ chi phí từ chuỗi cung ứng, cắt giảm chi phí thuê mặt bằng, nhân viên và những công đoạn sản xuất, phân phối không cần thiết khác. 

Kết luận 

Từ những chia sẻ trên đây của PharMarketing hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về chiến lược chi phí thấp và những bài học kinh doanh hiệu quả. Đừng quên theo dõi và cập nhật liên tục những bài viết chuyên ngành hấp dẫn khác từ PharMarketing nhé!

Xem thêm: Chiến lược marketing 0 đồng là gì

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn