backtop

Top 7 case study truyền thông marketing ngành dược phẩm ấn tượng nhất

Theo báo cáo từ Viracresearch, Việt Nam là một trong những quốc gia có thị trường dược tăng trưởng nhanh nhất với mức tăng đạt 12.2% mỗi năm. Từ quy mô thị trường khoảng 8 tỷ USD năm 2020 dự đoán tăng mạnh đến 9.2 tỷ USD vào 2023. Với tiềm lực phát triển như vậy, các thương hiệu dược phẩm đã đẩy mạnh hoạt động marketing trên đa dạng nền tảng nhằm chiếm lĩnh thị phần. Trong bài viết này, PharMarketing sẽ gửi đến bạn đọc những case study truyền thông marketing ngành dược phẩm nổi tiếng nhất thế giới. 

Chatbot sức khỏe “thầm kín” của Amag Pharmaceuticals

Một nghiên cứu của Essity cho biết, có 62% người đồng ý rằng sức khỏe và trải nghiệm thầm kín của phụ nữ không nên bàn luận cởi mở và 40% phụ nữ cảm thấy tinh thần, cơ thể bị suy nhược do không thể chia sẻ vấn đề của mình. 

Amag Pharmaceuticals đã tạo tiếng vang khi sáng tạo chiến dịch trò chuyện ẩn danh xoay quanh về sức khỏe tình dục của phụ nữ và giới thiệu sản phẩm giảm đau khi quan hệ - Instrarosa. Đây là một hình thức tư vấn, tìm kiếm thông tin an toàn, thoải mái cho các chị em khi mọi thông tin cá nhân đều không được hiển thị. Chatbox cho phép người dùng sử dụng nhân vật ẩn danh để bắt đầu chia sẻ, tìm kiếm về tình trạng của họ.

Có thể nói, chiến dịch của Amag Pharmaceuticals đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc tạo ra không gian trải nghiệm riêng của phụ nữ nhờ tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin. Ý tưởng sáng tạo này là cách tiếp cận khéo léo, đúng insight khách hàng và giúp các chị em trở nên tự tin, chủ động hơn về nâng cao nhận thức sức khỏe “thầm kín” của mình.

Bạn và Hệ thống miễn dịch của Meiji & Dentsu

Mục đích của chiến dịch là tiếp tục nâng cao nhận thức của mọi người về hệ thống miễn dịch. Dù là một vấn đề rất quen thuộc nhưng tỷ lệ người quan tâm và hiểu đúng về chúng lại rất thấp trong khi hệ miễn dịch là yếu tố cốt lõi để tạo ra một cuộc sống khỏe mạnh. Meiji & Dentsu muốn mọi người cùng nhau bàn tán sôi nổi bằng cách sử dụng các tác phẩm nghệ thuật đen trắng để khắc họa chi tiết về hệ thống miễn dịch. Các bức tranh minh họa bởi Masanobu Ishii được trưng bày tại các không gian công cộng và nhanh chóng gây ấn tượng và lan truyền với khách hàng. 

A thousand words about NTM của Insmed

Theo Hiệp hội phổi Hoa Kỳ (ALA), số lượng bệnh nhân mắc bệnh lao không điển hình (NTM) là hơn 86.000 người và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nhóm tuổi trung niên và phụ nữ. Đây cũng là một trong những bệnh lý nguy hiểm và không có nhiều triệu chứng đặc trưng, dẫn đến việc chẩn đoán bệnh muộn. Thấu hiểu những khó khăn, trở ngại của bệnh nhân NTM, Insmed đã thực hiện chiến dịch “Ghép đôi người bệnh với các nghệ sĩ nổi tiếng”. Mục đích của hoạt động marketing giúp họ truyền đạt, giãi bày những suy nghĩ, cảm nhận không thể diễn tả bằng lời qua các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, sáng tạo. Chiến dịch cũng đã thành công trong việc kết nối, tạo ra sự thấu hiểu, sẻ chia của cộng đồng đến với người bệnh NTM. 

A thousand words about NTM của Insmed
Các tác phẩm nghệ thuật độc đáo là phương tiện truyền tải cảm xúc, suy nghĩ của các bệnh nhân NTM

Breath of Life của GlaxoSmithKline

Theo số liệu khảo sát của Hiệp hội phổi Hoa Kỳ (ALA), có 12.5 triệu người mắc bệnh COPD, trong đó rất nhiều bệnh nhân không được phát hiện sớm gây tử vong cao. Chiến dịch Breath of Life đã sử dụng hình thức tranh nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc để nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. GlaxoSmithKline đã tạo ra một môi trường thử nghiệm mới cho người dùng bằng cách thổi không khí vào micro trên smartphone. Nếu bức tranh hoàn thành trên 70%, mọi người có tình trạng phổi bình thường. Ngược lại, vấn đề sức khỏe của phổi đáng báo động nếu tỷ lệ trên thấp hơn. Với hình thức độc đáo này, người tham gia có cảm giác thoải mái, tích cực như đang tham gia trò chơi chứ không phải lo sợ, áp lực trước một bài kiểm tra sức khỏe. 

Trong thời đại bùng nổ công nghệ số hiện nay, hơn 85% bệnh nhân có khả năng chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình và biết cách tìm kiếm thông tin trực tuyến (theo Mckinsey). Do đó, người tiêu dùng dần ít phụ thuộc vào các lời khuyên của chuyên mà chủ động truy cập các tin tức, kiến thức cần thiết. Bên cạnh Breath of Life, Amag Pharmaceuticals còn tạo ra các case study truyền thông marketing ngành dược phẩm hiệu quả khác như chatbot về sức khỏe phụ nữ. 

Quảng cáo về chứng rối loạn lưỡng trong cuộc sống của Allergan’s Vraylar

Rối loạn lưỡng cực hay còn có tên gọi khác là trầm cảm, loại bệnh liên quan chủ yếu đến việc thay đổi cảm xúc tâm lý bất thường. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm và con số này càng tăng nhanh sau các ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Để giúp mọi người có thể thấu hiểu và thông cảm những hành vi, triệu chứng trầm cảm, Allergan đã tạo ra chiến lược quảng cáo mô tả những gì mà người bệnh đang phải trả qua. Video minh họa một người phụ nữ đi lên và xuống thang máy, mỗi điểm dừng là một xúc cảm khác nhau. Hình ảnh thang máy lên xuống là ẩn dụ cho cảm xúc chênh vênh, bất thường và không thể biết tiếp điều gì sẽ xảy ra. Không sử dụng những thông tin, lý thuyết nhàm chán để tuyên truyền về căn bệnh tâm lý nguy hiểm này, Allergan đã minh họa cụ thể những hành động, trạng thái mà những người bệnh đang đối mặt. Khi trải nghiệm thước phim quảng cáo, người xem dễ đồng cảm, đặt mình vào nhân vật để suy nghĩ và thấu hiểu nhiều hơn.

Sick Kids VS campaign của SickKids Hospital

SickKids Hospital là bệnh viện nhi trực thuộc Đại học Toronto chuyên nghiên cứu các vấn đề sức khỏe trẻ em chuyên sâu nhất của Canada. Chiến dịch Sick Kids với VS là từ viết tắt của Verus ngầm chỉ các bệnh viện và người bệnh đang đấu tranh để giành lại sự sống trước các loại bệnh nguy hiểm như ung thư, CS, tự kỷ, v.v. Thay vì quảng cáo theo các hình thức truyền thống trước đây, họ đã sáng tạo nên một chiến dịch truyền tải thu hút, chạm vào cảm xúc người xem. Từ việc đánh trúng tâm lý khách hàng và khơi gợi sự đồng cảm, các thông điệp marketing “Sick isn’t weak. Sick fights back” được lan tỏa mạnh mẽ. Rất ít doanh nghiệp dám chi mạnh vào các công nghệ đồ họa, thiết kế, màu sắc chỉn chu như  SickKids Hospital. Nhờ đó, người xem như đang đắm chìm trong những thước phim đầy kỹ xảo, nghệ thuật mà quên mất rằng đây chỉ là một sản phẩm quảng cáo, truyền thông. 

Sick Kids VS campaign của SickKids Hospital
Sick Kids VS campaign là một trong những case study truyền thông ngành dược phẩm tiêu biểu nhất thế giới

Prescribed to Death của National Safety Council

Opioid là một loại thuốc giảm đau phổ biến tại Mỹ có thể gây ra tình trạng nghiện nếu lạm dụng quá nhiều. Chiến dịch Prescribed to Death bắt đầu bằng cuộc trò chuyện về cuộc khủng hoảng opioid khi nó có thể gây nghiện ngập với bất kỳ ai xung quanh chúng ta. Để nội dung truyền thông trở nên chân thực và có sức hút hơn, Hội đồng An toàn Quốc gia đã sử dụng khuôn mặt đáng sợ của những người tử vong do nghiện opioid những những năm vừa qua. Tất cả hình ảnh sẽ được khắc họa và quảng bá theo hình thức OOH trên 1 bức tường lớn. Điều này đã tạo ra hiệu ứng thị giác, gây ấn tượng sâu đậm cho người xem. Đây cũng là là một trong những case study truyền thông marketing ngành dược phẩm nổi bật nhất trên thế giới những năm vừa qua.

Case study marketing dược ấn tượng
Case study Marketing Dược ấn tượng đến từ National Safety Council

Kết luận

Hiện nay, tiếp thị dược phẩm đã bắt đầu cởi mở và có nhiều sự đổi mới hơn về quy định, cách thể hiện nên các nhà làm nội dung có thể sáng tạo thêm nhiều case study truyền thông marketing ngành dược phẩm mới lạ. Mục tiêu cuối cùng của mọi chiến dịch vẫn là mang đến những thông điệp sức khỏe hữu ích cho người tiêu dùng. Hẹn gặp lại các bạn ở nhiều bài viết chia sẻ kiến thức truyền thông y dược hấp dẫn khác tại PharMarketing!

Xem thêm: Top 4 chiến lược marketing dược hiệu quả nhất 2023

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn