10 cách thu hút khách hàng ngành dược hiệu quả nhất
Trong bối cảnh thị trường ngành dược ngày càng cạnh tranh gay gắt, tiếp cận và thu hút khách hàng trở thành bài toán đầy nan giải của các doanh nghiệp. Sự xuất hiện của hàng loạt các thương hiệu mới khiến các nhãn hàng đứng trước nguy cơ bị lãng quên trong mắt người tiêu dùng. Nắm bắt những khó khăn đó, PharMarketing sẽ mang lại cho bạn 10 cách thu hút khách hàng ngành dược hiệu quả nhất trong bài viết này!
Thu hút khách hàng Dược qua Social Media
Theo một cuộc khảo sát của Mediabistro, hơn 40% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội trong các lựa chọn về sức khỏe của họ. Trong khi đó, thống kê từ Statista cho thấy số lượng người sử dụng mạng xã hội là hơn 3,6 tỷ người trên toàn thế giới vào năm 2021 và những con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Như vậy, có thể thấy mạng xã hội là một điểm chạm đầy tiềm năng mà các nhãn hàng Dược có thể khai thác nhằm tiếp cận và chinh phục khách hàng. Social Media không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường tương tác với người tiêu dùng mà còn có khả năng lan tỏa thông điệp nhanh chóng với độ phủ rộng rãi nhờ vào tốc độ lan truyền cực nhanh của mạng internet và các tính năng chia sẻ tương tác đa dạng.
Hiện tại, TikTok và Facebook đang là hai kênh mạng xã hội mang lại hiệu quả lớn nhất trong marketing ngành Dược phẩm. Cách thu hút khách hàng ngành Dược trên Facebook và TikTok thường tập trung vào việc mang lại những nội dung giá trị như tips & trick phòng chữa bệnh, dấu hiệu nhận biết bệnh, Livestream cùng chuyên gia, bác sĩ trong ngành,... kết hợp cùng quảng cáo facebook, tiktok ads,....
Xem thêm: Cách xây kênh tiktok marketing cho ngành dược
Hoạt động tiếp cận cộng động
Các hoạt động cộng đồng là một trong những phương thức hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với xã hội, từ đó gia tăng hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng. Các nhãn hàng có thể tiến hành các chương trình CSR (Trách nhiệm xã hội), hoặc tổ chức các hoạt động cộng đồng như: Chạy bộ vì sức khỏe, Chương trình gây quỹ từ thiện,... Bên cạnh đó, các hoạt động cộng đồng cần được kết hợp với chiến lược bài PR trên kênh báo chí, truyền thông nhằm lan tỏa thông điệp và hình của của doanh nghiệp đến với công chúng.
Xây dựng website
Trong xu hướng chuyển đối số, việc xây dựng và phát triển website là một trong những cách thu hút khách hàng ngành Dược quan trọng nhất hiện nay. Website được xem là một văn phòng đại diện của thương hiệu trên môi trường Internet với vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, đồng thời thu hút khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đặc biệt đối với tính đặc thù của các sản phẩm Dược, người tiêu dùng luôn rất chú trọng đến các thông tin xoay quanh sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ. Việc cung cấp thông tin một cách minh bạch, chính xác trên website đóng vai trò rất lớn trong việc tối ưu trải nghiệm khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng phát triển những nội dung giá trị, thiết thực như những thông tin về bệnh lý, chăm sóc sức khỏe, các cách thức bảo vệ sức khỏe, giải pháp cho tình trạng bệnh,... Yếu tố này giúp giữ chân người tiêu dùng ở lại website của bạn và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
SEM
SEM - Search Engine Marketing được hiểu là các hình thức tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,... Trong đó, SEM bao gồm 2 thành phần chính là SEO (Search Engine Optimization) và PPC (Pay Per Click). SEM thúc đẩy lượng truy cập từ SERP (Trang kết quả của công cụ tìm kiếm) đến website khi người tiêu dùng tiến hành tìm kiếm các từ khóa có liên quan trên mạng Internet, từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
Thống kê từ LetsGetChecked cho thấy có tới 65% người tiêu dùng sử dụng Google để tra cứu thông tin sau khi nhận biết những vấn đề về sức khỏe. Do đó, việc sử dụng SEM đang trở thành một trong những cách thức thu hút khách hàng ngành Dược hàng đầu hiện nay.
Đối với SEM dược phẩm, các doanh nghiệp nên tiến hành tập trung vào các tuyến nội dung chính như:
- Trả lời các câu hỏi liên quan đến các vấn đề sức khỏe mà khách hàng tiềm năng của bạn đang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực.
- Cung cấp những thông tin về chăm sóc sức khỏe, xu hướng, tin tức mới một cách chính xác và kịp thời.
Retarget Marketing
Sau quá trình tiếp cận với thương hiệu, khách hàng có thể chưa đưa ra quyết định mua hàng ngay lập tức. Họ cần có thời gian để đánh giá, lựa chọn cũng như cân nhắc về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây chính là giai đoạn quan trọng mà doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động Retargeting nhằm không ngừng nhắc nhở về thương hiệu và thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Cụ thể, Retargeting có thể hiểu là những chiến lược đeo bám quảng cáo. Đó là một công nghệ quảng cáo trực tuyến tập trung vào những khách hàng đã truy cập vào website của bạn. Sau khi một người dùng truy cập web, dữ liệu của họ sẽ được lưu lại trên cookie và nhờ đó quảng cáo của bạn có thể hiện lên những site khác mà họ truy cập.
Đây là chiến lược rất hiệu quả trong việc gia tăng và củng cố hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng mục tiêu. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh của ngành Dược với vô số nhãn hàng mới trên thị trường, người tiêu dùng đắn đo giữa rất nhiều lựa chọn và có thể quên đi thương hiệu của bạn do những tác động từ đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, các nhãn hàng dược cần sử dụng Retargeting để không ngừng nhắc nhở người tiêu dùng về thương hiệu và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Kết hợp cùng các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành
Cách thu hút khách hàng ngành Dược tiếp theo mà PharMarketing muốn giới thiệu chính là việc hợp tác cùng những chuyên gia và bác sĩ đầu ngành trong các chiến lược tiếp thị của nhãn hàng. Họ là người có kiến thức sâu rộng, có sự hiểu biết chuyên môn sâu sắc về những vấn đề sức khỏe. Do đó những chia sẻ, phát ngôn từ các bác sĩ, chuyên gia trong ngành thường nhận được rất nhiều sự chú ý, quan tâm và đặc biệt là sự tin tưởng của khách hàng.
Khi đồng hành cùng các chuyên gia, bác sĩ trong các chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận và tạo ấn tượng với khách hàng một cách tự nhiên nhất. Đồng thời, sự uy tín đến từ bác sĩ và chuyên gia cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên uy tín của thương hiệu. Ngoài ra, những chiến dịch này còn góp phần cung cấp các thông tin hữu ích cho người tiêu dùng, tăng cường trải nghiệm với thương hiệu.
Tạo các sự kiện online, offline
Hội thảo, workshop,... là những cách thu hút khách hàng ngành Dược được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt với hình thức online. Các sự kiện xoay quanh những vấn đề về sức khỏe luôn nhận được sự quan tâm tích cực từ người tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội giúp tạo nên những tương tác gắn kết trực tiếp giữa thương hiệu và khách hàng.
Bên cạnh những hoạt động offline, các sự kiện online như workshop online, các chương trình Livestream,... đang được rất nhiều nhãn hàng Dược ứng dụng nhờ vào sự linh động, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp tổ chức cùng với sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ trong ngành để mang lại những chia sẻ khách quan và đáng tin cậy đối với người xem.
Chia sẻ kiến thức bằng trả lời câu hỏi
Trong ngành Dược, người tiêu dùng sau khi đã nhận diện được vấn đề sức khỏe, họ thường đối mặt với rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề đó. Đây chính là lúc doanh nghiệp cần xuất hiện và giúp họ giải đáp những thắc mắc này.
Việc chia sẻ những nội dung có giá trị, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng là cầu nối quan trọng giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và mối quan hệ gắn kết với họ. Ngoài ra, về phía website, những kiến thức này cũng sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đáng kể.
Để tăng thêm uy tín và sự chính xác cho những nội dung được chia sẻ, doanh nghiệp có thể kết hợp với các chuyên gia, bác sĩ, KOL trong ngành.
Video Marketing
Theo một nghiên cứu do Smaato thực hiện, CTR trung bình của quảng cáo video trong ứng dụng dành cho thiết bị di động cao hơn 7,5 lần so với quảng cáo hiển thị hình ảnh. Tương tự với quảng cáo video trên Facebook cũng có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn nhiều so với quảng cáo hình ảnh. Báo cáo Marketing 2023 của Hubspot cũng đã chỉ ra rằng, video marketing dạng ngắn đang là công cụ tiếp thị mang lại hiệu quả chuyển đổi lớn nhất hiện nay.
Đó chính là lý do khiến Video Marketing trở thành cách thức thu hút khách hàng ngành Dược rất được ưa chuộng hiện nay. So với các định quảng cáo thông thương, Video mang đến những góc nhìn chân thực, sống động và đặc biệt là có mức độ uy tín cao hơn.
Xem thêm: Top Video marketing ngành dược ấn tượng
Email Marketing
Theo Khảo sát từ Adobe, người tiêu dùng dành trung bình 2,5 giờ để kiểm tra email cá nhân mỗi ngày trong tuần. Đối với ngành Dược, những nghiên cứu từ MailChimp chỉ ra rằng: Cuối năm 2019, tỷ lệ mở và nhấp qua email trung bình của ngành Dược lần lượt là 18,58% và 2,25%. Đến giữa năm 2020, tỷ lệ mở lên đến 21%, trong khi tỷ lệ nhấp là 8,94%. Điều này cho thấy tỷ lệ mở của ngành Dược cao hơn tỷ lệ mở trung bình của tất cả các ngành. Và cho đến năm 2020, email đã trở thành phương thức hàng đầu ( với tỷ lệ 44% vào tháng 6, lên đến 60% vào tháng 7) trong tiếp thị ngành Y Dược. Điều này cho thấy, tiếp thị Email là một trong những cách thu hút khách hàng ngành Dược rất hiệu quả.
Với Email Marketing, doanh nghiệp có thể dần tiếp cận khách hàng bằng những nội dung chia sẻ kiến thức, trả lời những câu hỏi hoặc phân tích các vấn đề bệnh lý,... Từ đó khéo léo giới thiệu đến sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Kết luận
Trên đây là 10 cách thu hút khách hàng ngành Dược đang được các nhãn hàng trên toàn thế giới ưa chuộng sử dụng nhiều nhất. Doanh nghiệp cần thận trọng trong việc lựa chọn những phương pháp phù hợp với từng mục tiêu tiếp thị cũng như các nguồn lực để đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Hi vọng rằng với những kiến thức từ PharMarketing, bạn sẽ có được những chiến lược Marketing Dược thành công!
Xem thêm: Bật mí phương thức tìm kiếm khách hàng dược phẩm 2023
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn