backtop

Mô hình B2B2C là gì? Xu hướng chuyển dịch sang mô hình B2B2C

Trong kinh doanh, khái niệm B2B (Business to Business), B2C (Business to Customer) hay C2C (Consumer To Consumer) được nhắc đến khá phổ biến. Thời gian gần đây xuất hiện thêm một thuật ngữ mới B2B2C được đánh giá là mô hình kinh doanh hiệu quả so với B2B. Vậy mô hình B2B2C là gì? Tại sao các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang mô hình này. Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Mô hình B2B2C là gì?

Mô hình B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình kinh doanh với sự hợp tác của 2 chủ thể chính là doanh nghiệp cùng chung mục tiêu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Mô hình B2B2C là gì
Mô hình B2B2C là gì?

Mô hình B2B2C được xem là phiên bản nâng cấp tận dụng những ưu điểm vượt trội của 2 mô hình B2B và mô hình C2C để tạo nên mô hình kinh doanh mang nhiều tố đặc biệt. Từ đó, mô hình này có khả năng tối ưu hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả tốt nhất. Các doanh nghiệp áp dụng mô hình B2B2C thành công có thể kể đến là: Shopee, Lazada, Sendo,... .

Lợi ích của mô hình B2B2C

Như đã đề cập ở trên, mô hình B2B2C là phiên bản nâng cấp của 2 mô hình B2B và C2C. Vì vậy, những lợi ích của mô hình B2B2C đó là:

1. Tăng doanh thu, lợi nhuận

Lý do mà các doanh nghiệp tham gia vào mô hình B2B2C là mở rộng tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận bằng cách sử dụng dịch vụ, cơ sở khách hàng, hậu cần và uy tín của doanh nghiệp đối tác để cải thiện khả năng tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ của mình. 

Ví dụ như doanh nghiệp bạn là một đơn vị giao hàng hợp tác với mội chuỗi nhà hàng để cung cấp dịch vụ giao hàng cho khách hàng của doanh nghiệp đối tác. Sự hợp tác này sẽ giúp tăng doanh thu cho cả 2 doanh nghiệp tham gia vào mô hình B2B2C này. 

2. Tăng mức độ thuận tiện 

Phần lớn nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng xuất phát từ sự thuận tiện. Khi tham gia vào mô hình B2B2C, doanh nghiệp sẽ vừa tăng mức độ thuận tiện vừa có được khách hàng tiềm năng và trung thành. 

Lợi ích của mô hình B2B2C
Lợi ích của mô hình B2B2C là tăng mức độ thuận tiện cho khách hàng 

3. Kết hợp đa dạng nhiều ngành

Các doanh nghiệp thường kinh doanh trong một ngành, một lĩnh vực cụ thể và họ sẽ dành thời gian, tài chính để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, với mô hình B2B2C cho phép 2 doanh nghiệp với 2 ngành khác nhau hợp tác, cùng cấp các sản phẩm/ dịch vụ có giá trị trong cả 2 ngành. 

Ví dụ một doanh nghiệp kinh doanh một cửa hàng bán lẻ kết hợp với một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng. Khi đó, mô hình B2B2C cho phép 2 doanh nghiệp kết hợp với nhau để cùng sinh lời. 

4. Tăng khả năng kết nối khách hàng 

Các doanh nghiệp thường sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình B2B2C, cả 2 doanh nghiệp có thể tăng cơ sở khách hàng dựa vào cơ sở khách hàng của đối tác. 

Ví dụ một doanh nghiệp kinh doanh một cửa hàng bán lẻ thường xuyên sử dụng dịch vụ giao hàng của một doanh nghiệp và ngược lại. Việc 2 doanh nghiệp tham gia vào mô hình B2B2C sẽ giúp họ tiếp cận được cơ sở khách hàng của đối phương.

5. Giảm chi phí Overhead

Khi doanh nghiệp tham gia vào mô hình B2B2C có thể giảm chi phí chung bằng cách loại bỏ chi phí liên quan đến hậu cần như: chi phí phân phối và chi phí lưu trữ sản phẩm. 

Thách thức đặt ra cho mô hình B2B2C

Mô hình B2B2C đem đến những lợi ích và giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Nhưng khi tham gia vào mô hình B2B2C này, các doanh nghiệp cũng phải chịu một số thách thức như: 

6. Uy tín thương hiệu

Tham gia vào mô hình B2B2C và hợp tác với một thương hiệu lâu đời, thương hiệu của bạn sẽ thừa hưởng sự uy tín cũng như sai lầm của họ. Vì vậy, trước khi hợp tác với một doanh nghiệp nào đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu, nghiên cứu về kế hoạch cải thiện trải nghiệm khách hàng của họ và có những giải pháp mà bạn có thể đóng góp cho công ty họ. 

7. Khả năng tương thích công nghệ 

Mô hình kinh doanh B2B2C tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, vì vậy khi tham gia vào mô hình này yêu cầu bạn phải có kiến thức sâu sắc về các nền tảng web cũng như các hình thức bán hàng khác nhau mà dịch vụ bạn sẽ được liên kết. 

Khả năng tương thích công nghệ là thách thức khi tham gia vào mô hình B2B2C

8. Thỏa thuận pháp lý

Điều đặc biệt khi các doanh nghiệp tham gia vào mô hình kinh doanh này là hai bên sẽ phải trao đổi thông tin với nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện việc này với sự hỗ trợ của đại diện pháp lý để đảm bảo quyền lợi của 2 bên tham gia. 

Xem thêm: Mô hình kinh doanh B2C: Lợi ích và cách thực hiện mô hình kinh doanh hiệu quả

Xu hướng chuyển dịch sang mô hình B2B2C

Có 3 xu hướng chuyển dịch sang mô hình B2B2C đó là: 

  • Khách hàng là trọng tâm: Doanh nghiệp cần nắm bắt nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của khách hàng, để lên kế hoạch sản xuất, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với khách hàng.
  • Thương mại điện tử: Nhà sản xuất có thể sản xuất và cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng. Xu hướng này đem đến nhiều lợi ích cho khách hàng khi mua sắm. Đặc biệt, xu hướng này giúp doanh nghiệp thu thập thông tin, đánh giá của khách hàng về sản phẩm.
  • Phát triển công nghệ: Để hỗ trợ xây dựng mô hình B2B2C cần thúc đẩy công nghệ phát triển mạnh mẽ (Big Data, tối ưu hóa dữ liệu, IoT, trí tuệ nhân tạo và chuỗi khối Blockchain).

 KẾT LUẬN: 

Tóm lại, Mô hình B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình có sự kết hợp của 2 chủ thể là doanh nghiệp có chung mục tiêu là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mô hình này là phiên bản nâng cấp của 2 mô hình kinh doanh cơ bản trước đó là B2B và C2C. B2B2C được xây dựng và phát triển trên cơ sở thừa hưởng những ưu điểm của 2 mô hình này. Vì vậy, khi mô hình này ra đời đã được rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn. 

Trên đây là bài viết chia sẻ về mô hình B2B2C và xu hướng chuyển dịch sang mô hình B2B2C của PharMarketing. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về mô hình này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn áp dụng thành công!

Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Những loại mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn