backtop

Thị trường là gì? Những kiến thức doanh nghiệp cần hiểu rõ để kinh doanh thành công 

Thị trường là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và marketing. Hiểu rõ về thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng để từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh. Vậy thị trường là gì? Doanh nghiệp cần quan tâm đến những đặc điểm nào khi phân tích thị trường? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thị trường là gì?

Thị trường (market) là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ… nhằm mục đích tạo giá trị cho các bên tham gia. Theo kinh tế học thì thị trường là tổng thể của tất cả các mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán, bao gồm: lượng cung - cầu, xác định giá cả, sản lượng hàng hóa tiêu thụ, sự cạnh tranh…

Thị trường là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán
Thị trường là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ

Thị trường có thể phân chia dựa trên các yếu tố cơ bản sau:

  • Đối tượng giao dịch: Thị trường tài chính, thị trường bất động sản…
  • Phạm vi và quy mô giao dịch: Thị trường quốc tế, thị trường trong nước…

Đặc điểm của thị trường

Thị trường được phân chia thành 3 loại chính: Cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền và cạnh tranh không hoàn hảo. Mỗi loại sẽ mang những đặc điểm riêng biệt, cụ thể như sau:

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Đây là dạng thị trường mà ở đó không có doanh nghiệp hay người mua nào có khả năng chi phối hay tác động đến giá cả. Ngoài ra, đây được coi là một thị trường lý tưởng khi doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rời bỏ thị trường mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo là một thị trường lý tưởng mà mọi doanh nghiệp đều muốn tham gia

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được đặc trưng bởi:

  • Thị trường lớn, người bán và mua hoạt động độc lập với nhau.
  • Các sản phẩm trên thị trường có thể thay thế lẫn nhau.
  • Sự công bằng về giá cả.
  • Người mua và người bán đều được cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường.
  • Doanh nghiệp có thể tự do tham gia thị trường hoặc rút lui. 

Thị trường độc quyền

Trong thị trường độc quyền, doanh nghiệp sẽ cung ứng một loại sản phẩm duy nhất và không có mặt hàng thay thế. Ví dụ: Trước đây, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) từng độc quyền mua bán điện tại  thị trường Việt Nam.

Đặc điểm của thị trường độc quyền:

  • Doanh nghiệp phải sở hữu bằng sáng chế để chứng minh sự độc quyền.
  • Doanh nghiệp độc quyền thường có quyền lực lớn do không có đối thủ cạnh tranh.
  • Giá thành có thể thay đổi khi người mua chuyển nhượng hàng hóa cho người khác.

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Thị trường này sẽ bao gồm:

Cạnh trạnh độc quyền

Là thị trường gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động nhưng họ chỉ có khả năng kiểm soát giá cả sản phẩm/dịch vụ của mình. 

Đặc trưng của cạnh tranh độc quyền là:

  • Có thể dễ dàng gia nhập hoặc rút khỏi thị trường khi kinh doanh không có lãi.
  • Doanh nghiệp cạnh tranh bằng chiến lược giá, sự khác biệt về thành phần, thiết kế… Tuy nhiên, các sản phẩm trên thị trường có thể thay thế cho nhau.

Độc quyền tập đoàn

Là thị trường mà trong đó chỉ có một vài doanh nghiệp có khả năng sản xuất một loại sản phẩm/dịch vụ cụ thể nhưng lại đáp ứng hầu hết nhu cầu của thị trường.

Đặc trưng của độc quyền tập đoàn có thể kể đến là:

  • Rào cản khi gia nhập hoặc rút khỏi thị trường.
  • Các doanh nghiệp có sự phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi một doanh nghiệp thay đổi giá thì sẽ dẫn đến sự thay đổi giá của các đối thủ trên thị trường.

Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu 2023

Các hình thái của thị trường

Thị trường bao gồm các hình thái phổ biến sau đây:

Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa là nơi diễn ra hoạt động mua bán và trao đổi nguyên liệu phục vụ cuộc sống hàng ngày. Hàng hóa được chia thành hai loại chính là: 

  • Nguyên liệu thô: Là những nguyên liệu được khai thác hoặc chiết xuất như: vàng, dầu thô, gas, năng lượng điện…
  • Hàng hóa mềm: Là các sản phẩm gạo, ngô, cà phê, đường, thịt…
Thị trường hàng hóa
Siêu thị và chợ là ví dụ điển hình của thị trường hàng hóa 

Thị trường tự do

Là thị trường bao gồm tất cả các giao dịch tự do giữa người mua và người bán mà không có sự can thiệp kinh tế của Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ điều tiết khi xảy ra tình trạng tiêu cực trong kinh doanh. Ngoài ra, trong thị trường tự do, tình trạng độc quyền hay cạnh tranh về giá diễn ra khá thường xuyên. 

Thị trường tiền tệ

Đây là thị trường lớn nhất trên thế giới, là nơi diễn ra giao dịch giữa các chủ thể tham gia là: Nhà nước, ngân hàng, nhà đầu tư… Trong thị trường tiền tệ, các hoạt động giao dịch chủ yếu là: Vay ngân hàng, mua bán chứng khoán… Tuy nhiên, các hoạt này thường diễn ra khá phức tạp và khó kiểm soát.

Thị trường chứng khoán

Đây là nơi diễn ra những hoạt động mua bán, trao đổi các loại cổ phiếu đã được niêm yết thông qua nền tảng công nghệ số. Hiện nay, thị trường chứng khoán có thể được coi là thị trường hoạt động sôi nổi nhất. Tuy nhiên, các hoạt động giao dịch này mang tính rủi ro khá cao nên cần chú ý trang bị những kiến thức cần thiết trước khi tham gia vào thị trường này.

Xem thêm: 

Yếu tố tạo nên thị trường

Một thị trường sẽ được cấu thành từ 3 yếu tố cơ bản: chủ thể, khách thể và giá thành sản phẩm/dịch vụ. Cụ thể như sau:

  • Chủ thể tham gia thị trường: Là toàn bộ các cá nhân, tổ chức có năng lực thực hiện các giao dịch, trao đổi mua bán như: người mua, người bán, trung gian môi giới, cơ quan quản lý thị trường.
  • Khách thể: Là những quyền lợi hay tài sản mà các chủ thể mong muốn đạt được sau khi thực hiện các giao dịch trên thị trường. Những tài sản này có thể là các giá trị hữu hình như: tiền, hàng hóa, nhà đất … hay giá trị vô hình như bản quyền, danh tiếng thương hiệu…
  • Giá thành: Là giá trị được xác định dựa trên cung-cầu của số lượng sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Tức là, khi cung lớn hơn cầu thì giá thành sẽ có xu hướng giảm và ngược lại. 

Nhiệm vụ của thị trường

Dưới đây là những nhiệm vụ cơ bản của thị trường mà bạn cần hiểu rõ:

Địa điểm giao dịch, trao đổi mua bán hàng hóa

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể tham gia. Ngoài ra, còn là thước đo đánh giá một sản phẩm/dịch vụ có được chấp nhận hay không. Điều này có nghĩa là: Hàng hóa chỉ được thị trường công nhận nếu chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. 

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa
Thị trường là nền tảng cho các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra

Cung cấp thông tin

Bên cạnh nhiệm vụ là địa điểm diễn ra các hoạt động giao dịch thì thị trường còn là nơi cung cấp đầy đủ các thông tin về: cung-cầu của hàng hóa, yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, giá thành, các quy định hay yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ…

Thông tin trên thị trường sẽ cho doanh nghiệp biết được nên cung cấp sản phẩm có tính năng nào, số lượng bao nhiêu, khách hàng mục tiêu là ai… Còn đối với người mua, họ sẽ biết được sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, giá thành bao nhiêu, địa chỉ mua hàng ở đâu…

Kích thích và điều tiết sản xuất

Quan hệ cung-cầu trên thị trường sẽ điều tiết và kích thích hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như khả năng tiêu dùng. Nếu cung ít hơn cầu thì có nghĩa là hàng hóa trên thị trường không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng và cần kích thích hoạt động gia tăng sản xuất. Còn nếu cung lớn hơn cầu thì dẫn đến tình trạng hàng hóa dư thừa và cần phải điều chỉnh lại hoạt động sản xuất.

Kết luận

Hiểu rõ về các đặc điểm và những yếu tố tạo nên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu đúng đắn và xây dựng những kế hoạch chặt chẽ để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Từ đó, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả để phát triển bền vững hơn. PharMarketing hy vọng những kiến thức về thị trường được chia sẻ trong bài viết này đã giúp ích cho bạn có thể đưa ra những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn