backtop

Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu 2023

Xác định thị trường mục tiêu là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động bán hàng. Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược phát triển và mở rộng kinh doanh. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Cùng PharMarketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu (target market) là nhóm khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và có đặc điểm chung về: nhân khẩu học, tâm lý, thói quen, sở thích... Đây cũng là nơi doanh nghiệp dồn toàn bộ nguồn lực để tiếp thị nhằm mục đích gia tăng doanh thu. 

Thị trường mục tiêu là gì

Thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp 

Mặt khác, target market cũng được hiểu là phần thị trường tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là triển khai chiến lược tiếp thị phù hợp để thu hút họ trở thành khách hàng trung thành.

Ví dụ: Target Market của Starbucks là dân văn phòng đang sinh sống tại các thành phố lớn, thích uống coffee, thường là những người làm việc công sở với mức thu nhập từ trung bình đến cao. 

Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu?

Thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược tiếp thị hiệu quả để từ đó gia tăng lòng trung thành của khách hàng hiện tại và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, target market cũng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước hàng ngàn đối thủ trên thị trường hiện nay. 

Kiểm soát kỳ vọng dễ hơn

Phân loại thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu insight của khách hàng. Nếu doanh nghiệp không có thị trường mục tiêu, sẽ rất khó xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng, bởi lẽ có vô vàn nhóm người tiêu dùng trên thị trường lớn với những đặc điểm riêng biệt. Trong khi đó, việc tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể giúp doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt khách hàng đang gặp phải vấn đề gì và sản phẩm/dịch vụ của mình có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào. Điều này sẽ giúp nâng cao thiện cảm của khách hàng với thương hiệu và sẵn sàng quay trở lại vào lần sau. 

Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu

Xác định thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp thấu hiểu insight khách hàng

Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ

Khi thị trường mục tiêu được xác định một cách cụ thể, doanh nghiệp có thể nhận định chính xác hơn insight của khách hàng. Thông qua phản hồi, góp ý đó để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp nhất với những gì mà khách hàng đang mong muốn. 

Nâng cao hiệu quả và giảm chi phí quảng cáo

Việc xác định rõ khách hàng của mình là ai, họ thích gì, mong muốn điều gì, yếu tố nào khiến họ đưa ra quyết định mua hàng… sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng những thông điệp quảng cáo chạm đúng nhu cầu khách hàng. Từ đó, lựa chọn cho mình những kênh truyền thông phù hợp để truyền tải thông điệp nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu cho khách hàng.  

Các bước xác định thị trường mục tiêu

Dưới đây là 4 bước xác định thị trường mục tiêu mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên bạn cần thực hiện, để có được kết quả với độ chính xác cao, bạn sẽ cần: Phân tích sản phẩm/dịch vụ để phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu và nghiên cứu thị trường thông qua phỏng vấn hoặc khảo sát. Từ các dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các kế hoạch tiếp thị tốt hơn.


Các bước xác định thị trường mục tiêu 

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên cần thực hiện khi xác định thị trường mục tiêu

Bước 2: Nhắm đến từng phân khúc thị trường

Một doanh nghiệp có thể có nhiều thị trường mục tiêu, việc tiến hành phân khúc thị trường thành các nhóm khác nhau sẽ giúp các hoạt động marketing đạt được nhiều hiệu quả. Bạn có thể thu hẹp thị trường đối với nhóm khách hàng có chung đặc điểm nhân khẩu học như sau: giới tính, tuổi, vị trí địa lý, sở thích, thu nhập, hành vi mua sắm… Sau đó, doanh nghiệp có thể tiến hành nhiều hoạt động tiếp thị phù hợp với từng phân khúc. 

Bước 3: Xác định phân khúc thị trường mục tiêu

Tiến hành nghiên cứu nhân khẩu học và tâm lý khách hàng là cách giúp xác định phân khúc thị trường mục tiêu hiệu quả nhất. Hiện nay, với sự trợ giúp của công nghệ thì việc nghiên cứu đã trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thông qua:

Mạng xã hội: Bạn có thể tạo các bảng hỏi hoặc form khảo sát và đăng tải lên các trang mạng xã hội để thu thập thông tin.

Sử dụng email: Nếu có danh sách email của khách hàng, bạn có thể gửi email cho họ để yêu cầu điền thông tin và có thể kèm theo một voucher cho lần mua hàng tiếp theo.

Tận dụng dữ liệu sẵn có: Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin qua những dữ liệu có sẵn như: kiểm tra khách hàng mua gì và khi nào? tần suất trung bình khách hàng mua sản phẩm…

Hỏi khách hàng hiện tại: Bạn có thể gọi điện hoặc khảo sát trực tiếp khách hàng. 

Tìm kiếm kết quả khảo sát: Bạn có thể tìm kiếm kết quả của các nghiên cứu trước đó hoặc tham gia các cộng đồng - nơi khách hàng mục tiêu thể hiện quan điểm để lắng nghe nhu cầu của khách hàng là gì.

Từ những kết quả đã thu thập được, bạn có thể tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, đưa ra những lý do chứng minh sản phẩm, dịch vụ của bạn là phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bước 4: Triển khai các chiến lược marketing hướng tới thị trường mục tiêu

Các chiến lược marketing hướng tới thị trường mục tiêu có thể được chia thành bốn loại như sau:

Tiếp thị đa phân khúc: Là hoạt động marketing tập trung nhắm đến nhiều hơn một phân khúc thị trường. 

Tiếp thị tập trung: Là việc tất cả các hoạt động tiếp thị đều hướng đến một phân khúc thị trường xác định.

Tập trung mục tiêu vi mô: Là một chiến lược tập trung vào một phân khúc nhỏ.

Chuyên môn hóa sản phẩm: Doanh nghiệp có thể tiến hành định vị sản phẩm của mình để thu hút nhiều phân khúc hoặc tạo sản phẩm chỉ phục vụ cho một phân khúc nhất định.

Chiến lược marketing nhắm đến thị trường mục tiêu

Doanh nghiệp luôn cần dựa vào những đặc điểm của  thị trường mục tiêu để xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả. Trên thực tế, các công ty thường sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Về cơ bản sẽ có 4 chiến lược sau đây:

Chiến lược tiếp thị không phân biệt

Chiến lược tiếp thị không phân biệt hay tiếp thị đại chúng là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ thực hiện khi việc xác định phân khúc thị trường không hữu ích với chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược này thường tập trung vào những đặc điểm chung hơn là những điểm khác biệt và được các thương hiệu có danh tiếng áp dụng khi muốn đáp ứng nhiều nhu cầu của thị trường. 

Chiến lược tiếp thị không phân biệt phù hợp với doanh nghiệp cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm thiết yếu được tiêu thụ rộng rãi như: xăng dầu, thực phẩm…

Chiến lược tiếp thị phân biệt

Đây là hình thức tiếp thị phân đoạn, nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ có tính chuyên môn hóa phục vụ cho một thị trường mục tiêu nhất định. Mỗi phân khúc sẽ sử dụng một thông điệp được thiết kế riêng để thu hút khách hàng của thị trường đó. 

Các chiến lược nhắm đến thị trường mục tiêu

Chiến lược tiếp thị phân biệt nhắm vào một thị trường mục tiêu cụ thể

Chiến lược tiếp thị phân biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ có các phân khúc dễ nhận dạng và nhu cầu riêng biệt. Còn đối với các doanh nghiệp mới, chiến lược tiếp thị này sẽ đạt hiệu quả tốt nếu có thông tin đầy đủ về cơ sở khách hàng. 

Chiến lược tiếp thị tập trung

Chiến lược tiếp thị tập trung hay tiếp thị ngách là chiến lược mà doanh nghiệp tập trung vào phân khúc thị trường quan trọng nhất hay một phần thị trường nhỏ mà doanh nghiệp có vị thế vững chắc. 

Chiến lược này phù hợp nhất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, nếu muốn tạo độ phủ rộng doanh nghiệp cũng có thể áp dụng trong giai đoạn đầu tiên khi xâm nhập vào thị trường lớn.

Chiến lược tiếp thị vi mô

Đây là một loại hình tiếp thị tập trung nhắm đến một phân khúc nhỏ trong thị trường mục tiêu. Đơn giản hơn, chiến lược tiếp thị vi mô là một loại tiếp thị trong đó bạn có thể phân khúc thị trường dựa trên một số tiêu chí cụ thể để tập trung vào mọi nguồn lực vào đó.

Chiến lược này, sẽ phù hợp với các doanh nghiệp tham gia vào thị trường cạnh tranh cao. Thay vì tập trung vào một số lượng lớn, nhắm mục tiêu một nhóm nhỏ có thể tối ưu chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả. 

Ví dụ về thị trường mục tiêu

Để hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu, cùng tìm hiểu qua các ví dụ sau đây nhé!

Thị trường mục tiêu của Apple

Là một gã lớn khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ, Apple là một trong những thương hiệu có thị trường mục tiêu rộng lớn. Sản phẩm của Apple không chỉ có thiết kế đẹp mà còn được trang bị nhiều tính năng tuyệt vời. 

Apple đã xác định thị trường mục tiêu của mình là: những người đam mê công nghệ, có mức thu nhập cao và muốn thể hiện đẳng cấp cá nhân thông qua việc sở hữu sản phẩm của Apple. Ngoài ra, thương hiệu này cũng tạo một hệ sinh thái cho phép khả năng kết nối và tương tác tốt giữa các sản phẩm công nghệ của hãng nên tạo động lực mua cho khách hàng.

Thị trường mục tiêu của Starbucks

Starbucks là thương hiệu cà phê cao cấp với thị trường mục tiêu là những khách hàng có mức thu nhập cao và sinh sống tại thành phố lớn. Cụ thể:

Nam và nữ trong độ tuổi 25 - 44: Họ là những người có lối sống nhanh muốn thưởng thức những tách cà phê chất lượng tốt hoặc muốn có một không gian yên tĩnh để thư giãn sau một ngày bận rộn. Để nhắm tới nhóm khách hàng này Starbucks định vị mình là nơi thứ 3 giữa nhà và văn phòng - một nơi yên tĩnh để làm việc và thoải mái để nghỉ ngơi.

Thanh thiếu niên độ tuổi từ 18 - 24: Đây cũng là nhóm thị trường mục tiêu mà Starbucks hướng đến. Thương hiệu nổi tiếng này định vị mình là nơi học sinh, sinh viên có thể cùng nhau học tập, trao đổi… nên không gian đều khá rộng rãi và được trang trí với nhiều tiện ích.

Kết luận

Xác định thị trường mục tiêu là một việc đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, một khi đã biết được nhóm khách hàng mục tiêu là ai thì doanh nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược marketing thích hợp, tiết kiệm chi phí và có thể củng cố vị thế của mình trên thị trường. Với những kiến thức PharMarketing cung cấp, hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích và có thể áp dụng vào trong công việc của mình.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn