backtop

Tháp nhu cầu Maslow là gì? 5 Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Một trong những công cụ quen thuộc giúp các Marketer phân tích hành vi người tiêu dùng chính là sử dụng Tháp nhu cầu Maslow. Vậy Tháp nhu cầu Maslow là gì? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình phân tích về tâm lý khách hàng, do nhà tâm lý học Abraham Maslow nghiên cứu và phát triển mô hình này bắt đầu từ vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation. Tháp được chia là 5 phần chính ứng với 5 nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Với thiết kế trông giống 1 kim tự tháp, sơ đồ này phản ánh trực tiếp nhu cầu của con người, càng lên cao nhu cầu  sẽ lớn dần hơn.

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng phổ biến hiện nay
Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng phổ biến hiện nay

Thứ bậc các cấp nhu cầu của Maslow thường được hiển thị dưới dạng kim tự tháp với năm cấp độ. Trong cuộc sống hiện đại, các cấp độ của tháp nhu cầu ngày càng gia tăng và theo một số nghiên cứu đã lên bảy hoặc tám cấp độ. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là được hình thành từ nhu cầu cơ bản ở cấp thấp nhất, phát triển lên các nhu cầu cầu phức tạp hơn và cuối cùng là nhu cầu cao cấp nhất được đặt ở đỉnh của kim tự tháp.

Bốn mức thấp hơn của tất cả các kim tự tháp được coi là nhu cầu sinh lý hoặc nhu cầu thiếu hụt, trong khi các mức trên cùng liên quan đến nhu cầu tăng trưởng. Maslow tin rằng nhu cầu cấp thấp hơn phải được thỏa mãn trước khi hình thành nhu cầu cao hơn.

Các cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow được phát triển dựa trên 5 cấp bậc theo thứ tự từ dưới lên trên tương ứng với nhu cầu khách hàng từ thấp đến cao. 

Tháp nhu cầu Maslow cơ bản bao gồm 5 cấp bậc
Tháp nhu cầu Maslow cơ bản bao gồm 5 cấp bậc

Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý bao gồm những nhu cầu cơ bản nhất giúp con người tồn tại, chẳng hạn như nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt (Nhu cầu thiết yếu cơ bản). Nếu không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản này, con người không thể hoạt động bình thường và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển.

Nhu cầu An toàn (Safety Needs)

Khi nhu cầu về thể chất được đáp ứng đầy đủ, những nhu cầu về sự an toàn của sẽ là ưu tiên tiếp theo. Các nhu cầu an toàn gồm:

An toàn về sức khỏe.
An toàn về tài chính.
An toàn thân thể, tính mạng.
Ứng dụng trong doanh nghiệp: Yếu tố an toàn được thể hiện bằng việc đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho nhân viên, môi trường làm việc với trang thiết bị tốt… 

Nhu cầu an toàn cùng với nhu cầu sinh lý, giúp con người đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt để có thể tồn tại lâu dài.

Nhu cầu xã hội

Nếu hai nhu cầu trên hướng về thể chất, thì bắt đầu từ nhu cầu thứ ba này trở đi kỳ vọng của khách hàng sẽ nhiều hơn.

Mỗi con người là một cá thể độc lập nhưng luôn cần được hòa đồng trong một tập thể lớn - Xã hội, sau khi được đáp ứng nhu cầu sinh lý và an toàn. Trong phần nhu cầu này, chúng ta muốn được hòa nhập vào cộng đồng, mong có một gia đình và những mối quan hệ bạn bè xung quanh. Có các mối quan hệ và cộng đồng xung quanh giúp mỗi người cảm thấy được thỏa mãn  về mặt tinh thần, tình cảm thông qua sự quan tâm, chia sẻ và không bị cô lập.

Nhu cầu xã hội
Nhu cầu xã hội

Nhu cầu được kính trọng

Sau khi hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội, mọi người mong muốn mình được đánh giá cao và công nhận những gì họ làm (Nhu cầu công nhận). Tự trọng được xem là điểm quan trọng trong loại nhu cầu này. Khi những nhu cầu bên trên được đáp ứng, con người sẽ mong muốn có được sự quý trọng, công nhận và tôn trọng của người khác.

Tại doanh nghiệp, nhu cầu được kính trọng được thể hiện: Các nhà quản lý doanh nghiệp thúc đẩy động lực cho nhân viên của họ cố gắng. Ngoài mức lương cao, có những yếu tố khác có thể thúc đẩy nhân viên như những lời khen, sự tin tưởng và trao quyền cho nhân viên trở thành động lực quan trọng thúc đẩy họ.

Nhu cầu thể hiện bản thân (Self – Actualization Needs)

Sau khi tất cả các nhu cầu trước đó được đáp ứng một cách thỏa đáng, mọi người bắt đầu tập trung vào việc nhận ra tiềm năng đầy đủ. Tháp nhu cầu của Maslow mô tả mức độ này là “Con người luôn có mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang sở hữu”.

Ví dụ, với vai trò là một nhà quản lý, mỗi người sẽ mong muốn mình trở thành một người sếp mẫu mực, thúc đẩy nhân viên phát triển và tạo ra thành tựu cho công ty. Hoặc khi trở thành vận động viên, mọi người muốn mình dành được nhiều thành tích trong thi đấu, đây cũng là một dấu mốc ghi nhận.

Maslow tin rằng để hiểu mức độ của nhu cầu này, việc đạt được các nhu cầu cấp thấp hơn là chưa đủ, mà bản thân mỗi người cần phải làm chủ được những nhu cầu đó mới có thể tiến đến việc thể hiện bản thân. Thực chất, mục đích con người luôn muốn thỏa mãn những nhu cầu ở mức cao hơn là để bảo vệ, duy trì hoàn thiện những nhu cầu bên dưới.

Những lưu ý trong tháp nhu cầu Maslow

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow cần nắm được một số lưu ý

  • Không dập khuôn nhu cầu của con người giống tháp Maslow

Học thuyết Maslow đã được nghiên cứu và xây dựng dựa trên nhu cầu cần thiết của con người, tuy nhiên nguyên lý này không phải tuyệt đối. Tất cả các nhu cầu trên đây đều là mong muốn của nhiều người nhưng nó sẽ chịu sự chi phối của các yếu tố như hoàn cảnh và trạng thái của mỗi cá nhân. Trong tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu sinh lý là giai đoạn chung của mọi con người, càng lên cao mỗi người sẽ ở một mức nhu cầu khác nhau.

  • Không phải lúc nào nhu cầu cũng tăng

Hầu hết con người theo thời gian đều muốn nâng cao nhu cầu của mình lên từ chân tháp lên đỉnh tháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu của con người cũng sẽ diễn ra theo trình tự này. Các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài hoặc những biến cố trong cuộc sống đều có thể làm cho các nhu cầu này bị đảo lộn. 

Ví dụ các vấn đề như: thất nghiệp, nợ nần, tai nạn, phá sản,… đều là tác nhân gây ra sự gián đoạn. Sau khi gián đoạn thì trình tự của các nhu cầu trên có thể được thiết lập lại từ đầu thay vì tăng lên. 

Nhu cầu dưới không nhất thiết phải đáp ứng thì nhu cầu trên mới xuất hiện
Theo nghiên cứu của Maslow, một cấp độ nhu cầu của con người không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ 100% thì mới được chuyển sang các nhu cầu sau. Thay vào đó, con người chỉ cần cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của mình tại mức độ nào đó thì đã có thể xuất hiện nhu cầu mới.

  • Tháp nhu cầu Maslow có thể mở rộng

Bên cạnh 5 cấp bậc đã đề ra như trên thì tháp nhu cầu Maslow còn được phát triển thêm ba nhu cầu mở rộng đó là: nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ và nhu cầu về tự tôn bản ngã. 

Trong đó, cấp độ của các nhu cầu được mở rộng sẽ có thứ tự như sau:

  • Nhu cầu sinh học
  • Nhu cầu an toàn
  • Nhu cầu xã hội
  • Nhu cầu được tôn trọng
  • Nhu cầu nhận thức
  • Nhu cầu thẩm mỹ
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân
  • Nhu cầu về tự tôn bản ngã.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Các nhà quản lý sẽ sử dụng tháp nhu cầu để khai thác và quản lý nhân lực hiệu quả nhất có thể. Có thể bạn chưa biết, những 67% nhân viên trung thành cho rằng họ chọn gắn bó với doanh nghiệp vì người sếp thấu hiểu và tạo động lực cho nhân viên phát triển.

Tháp nhu cầu Maslow được rất nhiều nhà tiếp thị ưa chuộng sử dụng
Tháp nhu cầu Maslow được rất nhiều nhà tiếp thị ưa chuộng sử dụng

Ngoài ra, trong Marketing tháp nhu cầu Maslow cũng hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiến hành tìm hiểu Insight của khách hàng để hiểu rõ hơn về những điểm khiến họ thích hoặc không thích sản phẩm, từ đó đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp với insight hay hành vi tiêu dùng.

Do đó, tháp nhu cầu của Maslow được ứng dụng trong Marketing với những mục đích sau:

  • Định vị phân khúc khách hàng: Khách hàng được chia thành các nhóm đa dạng, sử dụng tháp nhu cầu giúp doanh nghiệp nghiên cứu được nhu cầu khác nhau giữa các nhóm từ đó đưa ra các phương án tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
  • Nghiên cứu hành vi khách hàng để truyền tải thông điệp: Sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, nhiệm vụ tiếp theo chính là nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Bạn cần biết được ở phân khúc này yếu tố nào sẽ tác động đến quyết định mua hàng như: sở thích, giá cả, địa vị xã hội, tính tiện dụng… Một khi làm được điều này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu thông điệp sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người dùng.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị

Ứng dụng tháp nhu cầu của Maslow trong quản lý doanh nghiệp có thể giúp hạn chế sự biến động về nhân sự đồng thời đưa công ty thành nơi có môi trường làm việc lý tưởng, nhanh chóng thu hút nhân tài. 

Tìm hiểu nhu cầu của nhân viên tại các doanh nghiệp Việt hiện nay

Theo các nghiên cứu chỉ ra, các hoạt động tìm hiểu nhu cầu của nhân viên tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Từ đó dẫn đến việc thiếu sự gắn kết, thấu hiểu giữa nhân viên và quản lý, người lao động cảm thấy nhiều khúc mắc, không được đáp ứng một trong số các nhu cầu của tháp Maslow có thể dẫn đến việc rời bỏ công ty.

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực quản trị
Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực quản trị

Đối với những nhân viên mới khi bắt đầu một lĩnh vực mới hoặc một công ty mới. Với họ nhu cầu 1 và 2 là những nhu cầu quan trọng nhất cần được đáp ứng. Bạn cần mang lại cho họ mức lương xứng đáng và đảm bảo môi trường làm việc thân thiện, công bằng để những nhân viên này có thể quyết định gắn bó lâu dài. Trong khi đó, đối với những nhân viên có thâm niên tại công ty thì con đường phát triển sự nghiệp và tăng cấp bậc, sự ảnh hưởng trong công ty mới thực sự là vấn đề họ quan tâm. Vì vậy, doanh nghiệp cần đưa ra định hướng vào thế mạnh và các nhiệm vụ quan trọng là cần thiết với những nhóm này.

Các giải pháp để ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị

Để ứng dụng tháp nhu cầu vào quản trị thành công, các doanh nghiệp nên tiến hành khảo sát lấy các đánh giá thường xuyên của nhân viên để nắm được nhân viên của mình cần gì? Những chính sách hiện tại của công ty có đáp ứng nhu cầu của họ không? Điều này sẽ giải quyết kịp thời các vấn đề đang phát sinh trong công ty để giữ chân được nhân sự làm việc hiệu quả.

Thực hiện khảo sát nhân viên khi họ xin nghỉ việc là một phương pháp hữu ích để doanh nghiệp nhận ra các vấn đề trong chính sách. Tuy nhiên việc này mang tính chất tham khảo và góc nhìn khách quan nhiều hơn trong việc điều chỉnh chính sách chung toàn công ty.

KẾT LUẬN

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tháp nhu cầu Maslow là gì? Và cách ứng dụng nó hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu được hành vi của khách hàng luôn là điều mọi doanh nghiệp tìm kiếm. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán này thì đừng hãy cân nhắc áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào doanh nghiệp của mình nhé!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn