backtop

SBU là gì? 4 lưu ý khi phân tích SBU Trong ma trận Boston

Nếu bạn đang có ý định startup hay thành lập một doanh nghiệp cho riêng mình, chắc chắn bạn không thể bỏ qua khái niệm SBU - Đơn vị kinh doanh chiến lược. Vậy SBU là gì? Vì sao thuật ngữ này lại có tầm quan trọng đến vậy? Trong bài viết này PharMarketing sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về SBU và cách sử dụng tối ưu công cụ này.

SBU là gì? Đặc điểm của SBU

SBU viết tắt của cụm “Strategic Business Unit”, được dịch theo thuật ngữ chuyên môn là “Đơn vị kinh doanh chiến lược” -  là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của công ty. SBU được xác định nhằm phục vụ một phân khúc thị trường sản phẩm riêng biệt hoặc một nhóm khách hàng được xác định rõ ràng. SBU được trao quyền đưa ra các quyết định chiến lược của riêng mình theo các hướng dẫn của công ty miễn là nó đáp ứng các mục tiêu của công ty.

SBU là gì? Đặc điểm của SBU
SBU là đơn vị kinh doanh chiến lược

Nói một cách đơn giản, SBU là một nhóm các đơn vị kinh doanh liên kết được đầu tư bằng nguồn vốn từ công ty mẹ. SBU thường hoạt động như một đơn vị riêng biệt, nhưng nó cũng là một phần quan trọng của công ty. Đơn vị kinh doanh chiến lược vẫn phải báo cáo cho trụ sở về tình trạng hoạt động của nó. 

Ví dụ: Tập đoàn Samsung có 18 đơn vị kinh doanh để sản xuất các sản phẩm về thiết bị di động, hàng điện tử tiêu dùng, CNTT & Truyền thông di động. Giải pháp thiết bị Trung tâm nghiên cứu & phát triển...

Đặc điểm của SBU

Một SBU thường có các đặc điểm sau:

  • SBU được biết đến như một đơn vị kinh doanh độc lập, có tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược riêng.
  • Các đơn vị kinh doanh chiến lược này hoạt động độc lập và tập trung vào một thị trường mục tiêu nhất định.
  • Mức doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận của mỗi SBU sẽ được theo dõi độc lập.
  • SBU sở hữu khối lượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh riêng. Đồng thời có khả năng tự đưa ra quyết định về đầu tư, hay ngân sách thực hiện chiến lược...
  • Do tính đặc thù, các SBU khác nhau sẽ có người quản lý riêng và chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh chiến lược.

Tầm quan trọng của SBU đối với doanh nghiệp

Khi một đơn vị được cấp trạng thái SBU, những đơn vị này sẽ tự mình đưa ra quyết định về đầu tư, ngân sách hoạt động, nguồn lực quản trị của riêng mình. Ngoài ra, SBU còn được biết đến với vai trò giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những biến động của thị trường hiện nay.

SBU là giải pháp hiệu quả cho việc tổ chức công ty

Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, khi quy mô công ty càng lớn, các lĩnh vực càng đa dạng thì việc quản lý và tổ chức doanh nghiệp lại càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, việc phân chia tổ chức thành những đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân quyền điều hành, thuận tiện cho việc quản lý riêng biệt trên từng SBU.

Mỗi SBU sẽ có một nhiệm vụ khác nhau, đối với các SBU về sản phẩm, sẽ có những những người đứng ra chịu trách nhiệm chính về sản phẩm, tương tư với các bộ phận khác cũng như vậy. Mỗi đơn vị chiến lược nhỏ trong SBU như kế toán, sale, marketing sẽ cùng cộng hưởng để tạo ra hiệu quả tối ưu nhất. Do SBU có quy mô nhỏ hơn so với doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ thuận tiện hơn trong quá trình quản lý, từ đó thúc đẩy việc tổ chức công ty mẹ trở nên hiệu quả hơn.

Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý 

Để trả lời cho câu hỏi đầu tư bao nhiêu tài chính vào mỗi SBU là hợp lý? Bạn hãy cân nhắc sử dụng ma trận BCG để phân tích và tìm ra đáp án chính xác. Trong ma trận này, các SBU trong doanh nghiệp sẽ được phân chia theo thị phần và tỷ lệ tăng trưởng của thị phần, từ đó người quản lý sẽ có một cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm cần đầu tư.

Giúp doanh nghiệp đánh giá tỷ lệ lợi nhuận sản phẩm chính xác

Bằng cách chia sản phẩm thành các SBU chúng ta sẽ đánh giá toàn diện về tổ chức và theo dõi chính xác các khoản đầu tư, lợi nhuận thu về từ mỗi SBU. Không những thế, mỗi sản phẩm được nhắm đúng khách hàng và phân khúc sẽ mang lại khả năng sinh lợi lớn nhất.

Hoàn thiện STP 

SBU đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của STP - Segmentation Targeting Positioning” - được hiểu là chiến lược “Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm trên thị trường”.  Thành công hay thất bại của một sản phẩm trong công ty phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có nắm đúng mục tiêu và phân khúc thị trường hay không, hay phụ thuộc vào STP Marketing. Với việc phân chia doanh nghiệp thành các đơn vị kinh doanh chiến lược, mỗi SBU sẽ phụ trách những dòng sản phẩm nhất định và tập trung vào vùng những vùng thị trường tiềm năng nhất cho sản phẩm đó, định vị chính xác vị thế của sản phẩm trên thị trường. 

Xem thêm: SWOT là gì? Phân tích ma trận SWOT trong kinh doanh

Sử dụng SBU hiệu quả trong ma trận Boston

Ma trận Boston Là gì?

Ma trận BCG hay ma trận Boston Consulting Group là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập các kế hoạch kinh doanh hoặc giúp các công ty hiểu rõ hơn về những sản phẩm nào tốt nhất, từ đó tận dụng cơ hội tăng trưởng thị phần.

Mục đích của Ma trận BCG (hay ma trận chia sẻ tăng trưởng) là cho phép các công ty đảm bảo doanh thu dài hạn bằng cách cân bằng các sản phẩm cần đầu tư với các sản phẩm cần được quản lý để thu tối đa lợi nhuận.

Phân tích SBU trong ma trận Boston 

Phân tích ma trận BCG của từng SBU có thể giúp doanh nghiệp tìm ra sự khác biệt của các SBU từ đó nhận biết mức độ phát triển của toàn thị trường hiện nay:

Góc phần tư thứ nhất: Ngôi sao 

Vị trí “Ngôi sao” được xem là danh mục đầu tư hay SBU tốt nhất dành cho các doanh nghiệp. Các sản phẩm ngôi sao được đánh giá có mức tăng trưởng tốt, chiếm thị phần cao và tạo ra được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Các sản phẩm thuộc bộ phận này thường là những sản phẩm độc quyền hoặc mới ra mắt thị trường, thu hút và nhận được sự yêu thích, đánh giá cao từ phía khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải đầu tư một khoản vốn lớn vào phát triển những sản phẩm này.

Phân tích SBU trong ma trận Boston 
Phân tích SBU trong ma trận Boston 

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư và đẩy mạnh phát triển các chiến lược marketing, tiếp thị sản phẩm để tăng doanh thu và tăng cơ hội tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này sẽ là tiền đề cho quá trình phát triển tiếp theo - góc phần tư “Bò sữa”.

Góc phần tư thứ hai: Bò sữa

Vị trí con bò sữa chứa những sản phẩm có mức tăng trưởng thị trường thấp nhưng lại chiếm thị phần cao. Lợi nhuận sinh ra từ những sản phẩm này được đánh giá là tương đối ổn định. Từ nguồn doanh thu này, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm ở ô “Dấu hỏi”.

Do đó, các công ty nên đầu tư nhiều vào các SBU ở góc phần tư bò sữa để duy trì mức năng suất và doanh thu hiện tại đồng thời gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

Góc phần tư thứ ba: Dấu hỏi

Tại phần “Dấu hỏi” là những sản phẩm vừa ra mắt thị trường, mặc dù chiếm được thị phần thấp nhưng cho thấy được mức tăng trưởng cao. Trong đầu tư, doanh nghiệp cần cân nhắc về những sản phẩm dấu hỏi này, đây là những sản phẩm phải đầu tư số vốn lớn nhưng lại thu về lợi nhuận ít không như mong đợi. 

Nếu được đánh giá phát triển tốt, những sản phẩm này sẽ có cơ hội phát triển thành các ngôi sao, tuy nhiên cũng không tránh khỏi tỷ lệ rơi vào ô “Con chó”. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý cho các sản phẩm thuộc nhóm này.

Góc phần tư thứ tư: Con chó

Ô “Con chó” được sử dụng để biểu thị những sản phẩm có mức độ tăng trưởng và thị trường thấp. Với các sản phẩm trong nhóm này, doanh nghiệp không cần tiến hành đầu tư nguồn lực bởi nó sẽ không có khả năng thu về lợi nhuận hay thị phần cho doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi phân tích SBU trong ma trận Boston

Mục tiêu dài hạn mà các doanh nghiệp hướng tới là củng cố vị trí của các SBU ngôi sao.
Những sản phẩm thuộc ô ngôi sao này thường được nuôi dưỡng từ dòng tiền thừa của ô con bò sữa.
Nhà quản lý nên cân nhắc sự xuất hiện của các sản phẩm nằm trong ô dấu hỏi để cân đối với các chiến lược triển vọng dài hạn của SBU.
Để làm danh mục đầu tư kinh doanh của công ty trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn, công ty mẹ nên đặt các mục tiêu biến SBU dấu hỏi ưa trở thành ngôi sao.
Công ty nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc loại bỏ SBU con chó.

Sử dụng SBU trong ma trận ADL

Được hình thành và phát triển bởi công ty Arthur D. Little vào năm 1978, ma trận ADL bao gồm hai nhân tố chính là vị thế cạnh tranh - Competitive Position và quá trình trưởng thành của ngành - Industry Maturity. Phương pháp này dùng để đánh giá các SBU về sức mạnh kinh doanh và những lợi thế từ môi trường. Trong đó, việc đánh giá về thế mạnh môi trường là cách thức để nhận biết về chu kỳ biến hóa của ngành. Trong khi đó, đánh giá sức mạnh kinh doanh giúp doanh nghiệp phân loại và sắp xếp những đơn vị kinh doanh chiến lược thành một trong sáu vị trí cạnh tranh khả thi.


Sự kết hợp giữa hai nhân tố trong ma trận này sẽ thúc đẩy quá trình ra quyết định chiến lược của Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường sử dụng ma trận này để phát triển các đơn vị kinh doanh chiến lược SBU. Các nhà quản lý sẽ tiến hành phân loại và đặt những sản phẩm/ hay dòng sản phẩm này vào từng vị trí tương ứng trên ma trận.

Ma trận ADL gồm 24 ô và chia những đơn vị kinh doanh chiến lược theo ba màu khác nhau: xanh lá cây, xanh dương và đỏ.

Những đơn vị kinh doanh chiến lược có nhiều thị phần trong một phân khúc thị trường hấp dẫn được phân loại là màu xanh lá cây (X), và những đơn vị kinh doanh chiến lược ở tầm trung là màu xanh dương(V). Những SBU có ít thị phần trong một thị trường có mức tăng trưởng kém sẽ được phân loại là màu đỏ (Đ).

Bằng cách phân loại này nhà hoạch định chiến lược có cơ sở để xúc tiến, đề nghị những kế hoạch thích hợp như tập trung, thâm nhập, loại trừ hay đa dạng hóa. 

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ kiến thức giúp bạn hiểu rõ SBU là gì? Và cách ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn xác định và điều hành các đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp mình một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn