![backtop](/template/images/ic-backtop.png)
Sampling là gì? Tại sao cần áp dụng Sampling cho doanh nghiệp?
Thu hút khách hàng mới mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ luôn là một trong những nhiệm vụ khó nhằn của các doanh nghiệp hiện nay. Đứng trước bài toán nan giải đó, Sampling ra đời và trở thành một giải pháp hữu hiệu trong việc chuyển đổi khách hàng mới. Vậy Sampling là gì? Tại sao cần áp dụng Sampling cho doanh nghiệp? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau của PharMarketing!
Sampling là gì?
Sampling – “Mẫu để dùng thử” là thuật ngữ dùng để chỉ những mẫu sản phẩm thường được thiết kế với kích thước nhỏ nhằm mục đích dùng thử. Đây là một trong những hình thức hữu ích để đưa sản phẩm trực tiếp tới khách hàng, mang lại cho họ sự trải nghiệm một cách chân thực, khách quan nhất...
![Sampling là thuật ngữ dùng để chỉ sản phẩm thường được thiết kế với kích thước nhỏ nhằm mục đích dùng thử](/upload/photos/shares/Sampling/sampling laf gif.png)
Mẫu thử là một biện pháp hiệu quả giúp sản phẩm của bạn có cơ hội tiếp cận và thuyết phục khách hàng ra quyết định mua. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu được những đánh giá chân thật nhất của người tiêu dùng. Từ những phản hồi này các đơn vị kinh doanh có thể bổ sung, thay đổi, hoàn thiện kịp thời sản phẩm của mình một cách hoàn hảo và phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.
Sampling có những hình thức nào?
Có rất nhiều hình thức triển khai Sampling tùy thuộc vào loại hình sản phẩm và mục tiêu của từng chiến dịch. Cùng PharMarketing tìm hiểu những loại hình Sampling được ứng dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay nhé!
Face to Face
Giống như cái tên của nó “mặt đối mặt”. Với hình thức này, chúng ta sẽ tiếp cận trực tiếp với khách hàng thông qua những địa điểm tập trung đông người như siêu thị, trường học, bệnh viện… Hầu hết nhân viên đứng tại một điểm chỉ định, trao mẫu khi có người đi qua, giải đáp những thắc mắc, tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng nếu có.
![Hình thức Face to Face được thực hiện cá nhân hóa giữa doanh nghiệp và khách hàng](/upload/photos/shares/Sampling/Face to Face Sampling.png)
Sampling Face to Face giúp doanh nghiệp tiếp cận và quảng bá sản phẩm tới một lượng lớn khách hàng và thu về phản hồi ngay lập tức. Ngoài ra, hình thức này cũng rất dễ tạo nên hiệu ứng đám đông, từ đó giúp doanh nghiệp thu hút càng đông đảo hơn khách hàng mới.
Door to Door
Hình thức này được thực hiện thông qua việc chào mời sản phẩm đến tận “cửa”, “tận tay” khách hàng. Vì vậy, người tiếp thị cần phải có khả năng giao tiếp, và trải qua đào tạo nhiều hơn.
Nhân viên sẽ tới tận nhà, hoặc tới quán cafe để giới thiệu sản phẩm với khách hàng tặng họ những mẫu dùng thử… Nhờ đó, phương pháp này cho phép bạn tiếp cận tới đúng nhóm khách hàng mục tiêu và thường được sử dụng để thuyết phục những hợp đồng mua bán giá trị cao.
Tuy vậy, Sampling Door to Door được đánh giá là tiếp cận được ít khách hàng hơn, đồng thời tốn nhiều chi phí, nhiều nhân lực, công sức.
Tại sao cần áp dụng Sampling cho doanh nghiệp?
Sampling đang là một trong những công cụ tiếp thị được ưa chuộng hàng đầu. Các doanh nghiệp hiện nay đa số đều không thể bỏ qua hình thức marketing này. Vậy, điều gì đã khiến Sampling được ưu ái đến vậy?
Tiếp cận được số lượng khách hàng lớn
Sampling giúp doanh nghiệp tiếp cận được một số lượng lớn khách hàng. Bởi lẽ, những mẫu thử miễn phí này sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, đánh vào tâm lý người tiêu dùng, thích được tặng miễn phí, sử dụng sản phẩm mới.
Đặc điểm chung trong hình thức Sampling này là được tổ chức tại các địa điểm đông đúc như siêu thị, bệnh viện, trường học, công viên… Đây là nơi tập trung số lượng lớn khách hàng đến mua sắm, tiêu dùng sản phẩm.
Tạo cơ hội cho khách hàng được trải nghiệm
Người ta nói: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thử”. Khi được thử nghiệm trực tiếp, khách hàng sẽ cảm nhận được thực tế chất lượng sản phẩm như thế nào, có phù hợp với mình hay không. Người dùng sẽ được đánh giá một cách chân thực nhất và ý kiến của họ cũng sẽ được tiếp nhận một cách vui vẻ.
Xây dựng được nguồn khách hàng tiềm năng.
Sau khi sử dụng những mẫu thử, chưa chắc khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn ngay. Tuy nhiên đây sẽ là cơ hội hiệu quả để doanh nghiệp xây dựng tập khách hàng tiềm năng của mình. Với một sản phẩm tốt, bạn không chỉ thu hút được một khách hàng mà nhiều hơn thế nữa là người thân, bạn bè thông qua việc giới thiệu sản phẩm của họ.
Cơ hội hoàn thiện và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng
Sau khi được trải nghiệm trực tiếp, nhân viên giới thiệu sản phẩm, giải đáp thắc mắc của khách hàng, qua sự tương tác, họ sẽ phản hồi lại và nhân viên tiếp nhận ý kiến. Từ đó doanh nghiệp nhận được những đánh giá khách quan để bổ sung, hoàn thiện sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
![Sampling có vai trò tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và giúp hoàn thiện sản phẩm hơn](/upload/photos/shares/Sampling/Vai trò sampling.png)
Truyền thông hiệu quả.
Khi thực hiện Sampling, bạn sẽ thu được nhiều hình ảnh để truyền thông. Đồng thời, quá trình gửi Sampling đến khách hàng không chỉ mang lại những trải nghiệm cho họ mà còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng.
Dễ dàng thực hiện
Hầu như doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được Sampling. Vì nó đơn giản, không cần quá nhiều nhân lực, không tốn kém lại có thể mang lại hiệu quả cao.
Tiết kiệm chi phí
Như chúng ta đã biết thì các hình thức Marketing có chi phí quảng cáo thường cao hơn so với Sampling. Với Sampling, thì chỉ cần đầu tư chủ yếu cho sản xuất các mẫu thử và đội ngũ nhân viên với chi phí hợp lý hơn.
Những lưu ý khi thực hiện sampling cho doanh nghiệp.
Khi thực hiện Sampling, các doanh nghiệp cần chú ý một số điều sau.
- Kiểm tra chất lượng mẫu
Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường để quảng cáo cần phải kiểm tra, rà soát lại xem mẫu đã đảm bảo hay chưa, tránh để lọt những lỗi không đang có tới khách hàng.
- Thống kê số lượng mẫu
Phải quản lý tốt số lượng mẫu đưa ra và số lượng mẫu tới tay của khách hàng. Thường xuyên cập nhật quá trình thực hiện Sampling, để thống kê một cách chính xác, minh bạch.
- Lựa chọn địa điểm phù hợp
Để đưa sản phẩm mẫu tới đúng khách hàng mục tiêu, thì việc lựa chọn địa điểm phù hợp là vô cùng quan trọng. Nó quyết định tới kết quả tiếp cận nguồn khách hàng của Sampling.
- Chất lượng nhân viên tiếp thị
Họ chính là người tương tác trực tiếp và đưa sản phẩm tới khách hàng. Ngoài chất lượng của sản phẩm mẫu ra thì họ quyết định phần lớn tới sự thành công của chiến dịch Sampling. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kỹ năng, kiến thức để có thể thực hiện hiệu quả Sampling một cách tối đa.
![Tổ chức sampling hiệu quả với nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp](/upload/photos/shares/Sampling/Chất lượng nhân viên tiếp thị.png)
- Luôn sẵn sàng để xử lý “Biến”
Phải chuẩn bị tốt cho những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Sampling, ví dụ như quản lý thị trường, hoặc có người gây rối, đối thủ cạnh tranh… Để làm tốt điều này doanh nghiệp cần dự trù phương án cho mọi tình huống và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành chiến dịch.
Địa điểm để thực hiện sampling lý tưởng
Để có một Sampling hiệu quả thì chọn địa điểm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy xem ngay những gợi ý dưới đây nhé.
- Siêu thị
Đây là địa điểm thuận lợi cho việc đưa sản phẩm mẫu tới khách hàng. Vì số lượng người khá đông đúc, đa dạng khách hàng, nên có thể áp dụng thực hiện Sampling cho nhiều loại hình sản phẩm. Đây được xem là địa điểm được ưa chuộng nhất hiện nay bởi số lượng người tập trung đông đảo với nhu cầu mua sắm cao.
- Chợ
Chợ cũng gần giống siêu thị về số lượng và nhu cầu của khách hàng, nhưng lứa tuổi sẽ ít đa dạng hơn. Vì vậy cần lựa chọn sản phẩm mẫu phù hợp ví dụ như: Đồ gia dụng, nước giặt, xà phòng....
- Cổng trường học
Ở đây đối tượng chủ yếu là học sinh. Phù hợp với các sản phẩm như đồ ăn vặt, đồ uống, đồ dùng học tập… Nhưng cần phải lựa chọn chỗ trưng bày sao cho hợp lý.
- Khu tòa nhà văn phòng
Café, đồ ăn nhanh là sản phẩm thích hợp với địa điểm này.
- Bệnh viện, trung tâm thể dục thể thao
Tại đây bạn có thể Sampling sản phẩm như sữa, thực phẩm chức năng…
- Quán ăn, nhà hàng
Địa điểm này có thể áp dụng cho các sản phẩm như bia, nước ngọt, thuốc lá. Nhưng tại đây, bạn cần xin sự chấp thuận của chủ cửa hàng, vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
- Triển lãm
Đây là địa điểm khá lý tưởng để triển khai mẫu thử cho các sản phẩm có liên quan đến chủ đề triển lãm. Người xem cũng là những đối tượng khách hàng rất tiềm năng bởi lẽ họ thực sự quan tâm và mong muốn tìm hiểu về một lĩnh vực cụ thể. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và thuyết phục trải nghiệm.
KẾT LUẬN
Sampling là trong những công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh thu. Hi vọng thông qua bài viết này bạn sẽ biết cách ứng dụng Sampling một cách hiệu quả nhất để mang lại thành công cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả cho doanh nghiệp chỉ với 5 bước
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn