OKR và KPI: Sự khác biệt và cách sử dụng tối ưu nhất
OKR và KPI đều là những chỉ số đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên và quy trình kinh doanh của thương hiệu. Vậy giữa OKR và KPI thì phương pháp nào đánh giá tốt hơn và nên sử dụng nhất? Mời các bạn cùng theo chân PharMarketing tìm hiểu câu trả lời chi tiết ngay sau đây!
Khái niệm OKR và KPI
OKR và KPI là hai khái niệm sử dụng phổ biến trong các cuộc đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt như sau:
Định nghĩa OKR
OKR (Objectives and Key Results) là các tiêu chuẩn dùng để đánh giá mục tiêu quan trọng mà nhân viên hoặc phòng ban trong công ty đặt ra. OKR thường để đo lường các chỉ tiêu ngắn hạn như sau:
- Cải thiện mức độ hài lòng của người dùng
- Tăng lợi nhuận định kỳ
- Quy mô hiệu suất làm việc của nhân viên
- Tăng lượng người dùng
- Giảm số lượng dữ liệu lỗi trong hệ thống
- …
Định nghĩa KPI
KPI (Key Performance Indicators) là các tiêu chuẩn dùng để đánh giá hiệu suất và mức độ hiệu quả của các cá nhân hoặc tập thể khi thực hiện công việc cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, chỉ số này còn thể hiện được sự tiến bộ, so sánh thành tích giữa các nhân viên, bộ phận khác nhau để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. KPI thường để đo lường các kết quả như sau:
- Xác định chính xác yêu cầu chung của tổ chức
- Dựa vào yêu cầu chung của tổ chức để phân bổ yêu cầu chi tiết cho từng bộ phận
- Truyền thông nội bộ danh sách chỉ tiêu KPI
- …
So sánh OKR và KPI
Dưới đây là sự so sánh OKR và KPI một cách cụ thể, chi tiết nhất:
Điểm giống
OKR và KPI đều là những công cụ hỗ trợ đánh giá các tiêu chí, hiệu suất, khả năng hoàn thành công việc của cá nhân và tập thể trong doanh nghiệp một cách cụ thể và định lượng rõ ràng. Nhờ khả năng đo lường mục tiêu đặt ra trước đó giúp công ty có định hướng, cải tiến tối ưu để đạt được kết quả như mong muốn.
Điểm khác nhau
OKR và KPI đều tác động tích cực đến quá trình phát triển của thương hiệu nhưng vẫn có sự khác biệt rất lớn khi áp dụng vào thực tế:
Trọng điểm của 2 khái niệm
Trọng điểm của OKR là O (Objective) hướng đến việc xác định mục tiêu trước khi đặt ra các yêu cầu, kết quả chính. Với KPI, trọng tâm ở chỉ số I (Indicator) sẽ quan tâm đến những kết quả chính đã đặt ra trước đó.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể lấy ví dụ giữa OKR và KPI:
Mục tiêu OKR với O (Objective) là thúc đẩy hoạt động kinh doanh của thương hiệu trong quý I/2023. Kết quả chính (Key Result) gồm:
- KR1: Doanh thu đạt 20 tỷ
- KR2: Số người dùng mới tăng trưởng hơn 20% so cùng kỳ năm ngoái
- KR3: Số khách hàng trung thành tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái
Trong khí đó, ví dụ về các chỉ số KPI thường là:
- Lợi nhuận từ khách hàng mới đạt 10 tỷ
- Lợi nhuận từ khách hàng mua lại đạt 20 tỷ
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ là 20.000 sản phẩm
- …
Mục đích sử dụng
KPI thường được khuyến khích áp dụng tại các doanh nghiệp có tổ chức ổn định nhằm tập trung đánh giá hiệu suất, năng lực làm việc của nhân viên. Nhờ có các chỉ số thiết lập tường minh mà việc đo lường diễn ra công bằng, hiệu quả hơn.
OKR là công cụ để thương hiệu xây dựng mục tiêu và kết quả then chốt cho những mục tiêu đó, từ đó, đề xuất những hạng mục, công việc nào nên ưu tiên hàng đầu. Chỉ số OKR được sử dụng để hoạch định chiến lược trong một khoảng thời gian nhất định.
Thời gian đo lường
OKR sẽ đo lường trong một hạn mức thời gian cụ thể như theo tháng, quý, năm, v.v và thay đổi mục tiêu theo từng thời điểm, hoàn cảnh khác nhau. Còn với KPI, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh, kiểm soát liên tục. Nếu trong ngày hôm đó nhân viên chưa đạt KPI thì sẽ dồn KPI cho ngày tiếp theo và giám sát cho đến khi hoàn thành KR đã đặt ra.
Doanh nghiệp nên sử dụng OKR hay KPI
“OKR hay KPI mới là giải pháp tối ưu nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp” chính là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu tổ chức của bạn có mục tiêu phát triển ổn định, bền vững hơn là tăng trưởng thì KPI sẽ phù hợp hơn, đảm bảo bạn có thể kiểm soát tốt những chỉ số, mục tiêu đã thiết lập. Ngược lại, với những lĩnh vực công nghệ, dược phẩm hoặc các thương hiệu cần sự cải tiến tổng thể, ra mắt sản phẩm thì nên ưu tiên áp dụng OKR ngắn hạn. Bởi đây là những ngành nghề đòi hỏi R&D rất cao và luôn cập nhật, thay đổi để đáp ứng với xu hướng thị trường. Bên cạnh đó, tùy vào tình hình và định hướng phát triển mà nhiều doanh nghiệp còn kết hợp đánh giá cả OKR và KPI.
Lưu ý khi xây dựng OKR và KPI
Để thiết lập các chỉ số KPI hợp lý nhất cần tìm hiểu và xác định mục tiêu, yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp như sự tăng trưởng theo quý, lợi nhuận theo tháng, v.v. Các mục tiêu này cần có đối tượng để so sánh, đối chiếu như cùng kỳ năm ngoái, quý trước, tháng trước để đánh giá được mức độ hiệu quả, khả thi. Quan trọng hơn, các tiêu chí KPI phải nhận được sự đồng ý, công nhận và hài lòng từ mọi thành viên công ty mới có thể tiến hành và phát huy giá trị.
Tương tự, OKR cũng nên xây dựng từ ý kiến của tất cả nhân viên, bộ phận trong công ty. Bởi hơn ai hết, họ là những người làm việc, xử lý vấn đề phát sinh trực tiếp, có thể đánh giá được mức độ khả thi trong mỗi mục tiêu. Một OKR lý tưởng sẽ có cấu trúc hình kim tự tháp với cấp bậc lần lượt là nhân viên – người quản trị - trưởng bộ phận cùng nhau hướng về mục tiêu chung.
Kết luận
Có thể thấy, OKR và KPI đều là những thước đo quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp sớm đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tùy thuộc với quy mô, định hướng phát triển mà bạn có thể lựa chọn các giải pháp đánh giá khác nhau. Hy vọng bài viết trên của Pharmarketing đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc quản lý mục tiêu doanh nghiệp. Chúc bạn luôn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn