Nghệ thuật kinh doanh là gì? Cách vận dụng để kinh doanh thành công
Mọi lĩnh vực, ngành nghề bao gồm cả kinh doanh đều cần những bí quyết, nghệ thuật để chinh phục thành công đỉnh cao, mục tiêu kỳ vọng. Nghệ thuật kinh doanh chính là tổ hợp của phong cách và ngôn ngữ giao tiếp nhằm thu hút, gây ấn tượng hiệu quả với khách hàng. Mời bạn đọc cùng PharMarketing tìm hiểu chi tiết hơn về loại nghệ thuật này nhé!
Khái niệm nghệ thuật kinh doanh
Nghệ thuật kinh doanh (Art of business) là những kiến thức, kỹ năng vận hành, quản lý hoạt động kinh doanh của thương hiệu đạt đến trình độ thượng thừa, chuyên nghiệp và linh hoạt hơn so với các hình thức thông thường. Khi bàn đến art of business là phân tích sâu vào nghệ thuật trong công việc, nghề nghiệp được hoạt động ở mức hoàn hảo, được tất cả mọi người thừa nhận và khâm phục.
Nghệ thuật kinh doanh được thực hiện trên phương diện nào
Nghệ thuật kinh doanh có thể diễn ra qua nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau nhưng tiêu biểu nhất sẽ gồm:
Nghệ thuật nắm bắt cơ hội
Chớp lấy thời cơ có thể giúp doanh nghiệp bứt phá, chạm đến nhiều thành tựu và lợi ích giá trị. Tuy nhiên, cơ hội kinh doanh thường không xuất hiện quá nhiều lần và một khi đã bỏ lỡ rất khó để tìm kiếm hoặc sửa chữa. Do đó, các nhà lãnh đạo tài giỏi đều phải có sự nhạy bén, tinh anh và khả năng phân tích, dự đoán thị trường chuẩn xác để nắm bắt mọi cơ hội thành công.
Nghệ thuật truyền cảm hứng
Khả năng truyền cảm hứng, gơi khợi sự đồng cảm, thúc đẩy nhân viên cống hiến, phát triển cũng là một loại nghệ thuật kinh doanh đặc sắc. Để thực hiện được điều đó, mỗi nhà quản trị phải đóng vai trò là người truyền động lực, cảm hứng để đội ngũ nhân lực có khát khao, tầm nhìn tích cực, tươi sáng hơn trong tương lai.
Nghệ thuật thuyết phục
Thuyết phục, đàm phán là một trong những nghệ thuật kinh doanh có tác động rất lớn đến khả năng phát triển và vươn mình của thương hiệu. Mọi thành phần tham gia hội nghị, đàm phán đều phải tuân thủ các quy tắc chung về xây dựng nhận thức ban đầu, nghiên cứu đối tác, phân tích hoạt động, theo sát mục tiêu đàm phán, v.v. Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh sẽ thể hiện tiêu biểu nhất qua những lập luận, câu hỏi, ngôn ngữ và phong thái khi lắng nghe và tranh luận với đối tác.
5 chú ý vàng trong nghệ thuật kinh doanh
Dưới đây là một số yếu tố quan trọng hình thành nên nghệ thuật kinh doanh như sau:
1. Nụ cười
Đối với nhân viên bán hàng, nụ cười niềm nở, thái độ nhiệt tình chính là công cụ giao tiếp cốt lõi giúp bạn tạo được ấn tượng tích cực cho khách hàng. Một người bán hàng chuyên nghiệp sẽ biết cách cười duyên dáng, giữ thái độ lịch thiệp, tinh tế trong suốt quá trình tư vấn, làm việc để giữ chân khách hàng lâu hơn và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tùy từng đối tượng người dùng khác nhau mà phải linh hoạt thay đổi phong cách phục vụ. Đối với khách hàng trẻ, nhân viên có thể nhiệt tình, thoải mái hơn trong việc bày tỏ cảm xúc. Nếu khách hàng là người lớn tuổi hoặc người tiêu dùng khó tính, người bán cần có sự điềm đạm, nhẹ nhàng để tránh gây khó chịu, bất mãn với họ.
2. Tính trung thực
Sự trung thực là yếu tố “vàng” để tạo nên nghệ thuật kinh doanh mà nhiều thương hiệu đang nắm giữ. Tâm lý người mua sắm luôn mong muốn nhận được các tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình, chân thật nhất của doanh nghiệp. Vì vậy, dù nhân viên có khôn khéo và biết quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến đâu thì vẫn phải đảm bảo yếu tố trung thực, ngay thẳng. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng trung thực không có nghĩa là quá thật thà, chỉ phản ánh nguyên trạng sản phẩm mà thiếu đi những lời khen thưởng tính năng, công dụng sản phẩm một cách thích hợp.
3. Cam kết an toàn
An toàn trong nghệ thuật kinh doanh chính là đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, giảm thiểu mọi rủi ro, sai phạm dẫn đến sự không hài lòng mà người dùng có thể gặp phải. Trong kinh doanh hiện nay, các thương hiệu thường phát triển theo hai hướng là đa dạng hóa hoặc đặc biệt hóa sản phẩm, dịch vụ của mình khi ra mắt thị trường. Dù tiến hành theo mô hình, cách thức nào thì doanh nghiệp vẫn phải xem xét đến những tồn đọng, tiêu cực có thể xảy ra. Từ đó, công ty sẽ tìm kiếm các giải pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa những trường hợp xấu, mang đến cảm giác an toàn cho người dùng.
4. Tiết kiệm
Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, thương hiệu có nghệ thuật kinh doanh sẽ biết cách nâng cao doanh số. Một trong những cách nhanh nhất để tối ưu hóa lợi nhuận là tiết kiệm, giảm chi phí hoạt động thấp nhất có thể nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến hiệu quả, lợi ích kinh doanh.
5. Tạo uy tín
“Chữ tín còn quý hơn vàng” là một trong những châm ngôn tạo nên nghệ thuật kinh doanh giúp thương hiệu khẳng định vị thế trong nhận thức khách hàng. Sự uy tín, chính là tiền để xây dựng niềm tin, sự hài lòng và ủng hộ của nhân viên, khách hàng. Để thiết lập chữ tín thành công, các công ty, tổ chức nên tập trung vào bộ phận truyền thông, tiếp thị, đội ngũ chăm sóc khách hàng. Đây đều là những nhân tố ảnh hưởng, quảng bá trực tiếp hình ảnh, tiếng nói thương hiệu trong cộng đồng người tiêu dùng.
Kết luận
Nghệ thuật kinh doanh chính là bí quyết tạo nên sự thành công, chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trong lòng khách hàng và thương trường. Trên đây là những kiến thức marketing, kinh doanh hữu ích mà Pharmarketing đã biên soạn, tổng hợp giúp bạn áp dụng hiệu quả trong công việc.
Xem thêm: Tổng hợp bí quyết kinh doanh giúp thương hiệu thành công
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn