backtop

BMC là gì? Khái niệm và cách triển khai mô hình BMC hiệu quả

Bạn có biết những thương hiệu lớn hàng đầu thế giới như: Google, Apple, Meta… đều sử dụng mô hình kinh doanh Business Model Canvas (BMC) để quản lý, xây dựng những chiến lược và thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là mô hình đã từng gây tiếng vang rất lớn và được công nhận bởi nhiều CEO của các thương hiệu lớn vì những ưu điểm vượt trội của nó. Vậy mô hình kinh doanh BMC là gì? Những yếu tố quan trọng của mô hình này? Tất cả đã được PharMarketing tổng hợp trong bài viết dưới đây!

Mô hình kinh doanh BMC là gì

Mô hình kinh doanh Business Model Canvas được viết tắt là BMC hay còn được gọi là mô hình Canvas là một mô hình hiện đại, cung cấp những thông tin tổng quan về tình hình kinh doanh cho doanh nghiệp. Những dữ liệu này rất hữu ích trong việc phân tích, so sánh, dự đoán các tác động có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.

Mô hình BMC cung cấp những thông tin tổng quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Mô hình BMC cung cấp những thông tin tổng quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh BMC bao gồm 9 yếu tố chính tương ứng với 9 nhân tố cốt lõi hình thành một doanh nghiệp: Customer segments, Customer relations, Channels, Value proposition, Key activities, Key resources, Key partners, Cost structure, Revenue streams.

Ngoài ra, mô hình BMC còn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phân tích tình hình nội bộ và tìm ra những giải pháp tối ưu lợi nhuận.

Ưu điểm của mô hình kinh doanh BMC cho doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh BMC được coi là chiếc chìa khóa mở ra thành công trong kinh doanh cho các doanh nghiệp với những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Ngắn gọn và trực quan: Thay vì phải thiết lập một bản kế hoạch dàn trải qua nhiều trang và khó nhìn tổng quan thì với mô hình kinh doanh BMC, mọi yếu tố sẽ được thể hiện thật rõ ràng trên một trang giấy. 
  • Linh hoạt: Mô hình BMC cung cấp những phân tích ngắn gọn về những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và được thể hiện trên một trang giấy nên mọi thành viên có thể nhận ra những điểm không hợp lý và dễ dàng chỉnh sửa.
  • Dễ áp dụng: Chỉ với một tờ giấy A4, bất cứ ai cũng đều có thể bắt đầu với mô hình BMC..

Những yếu tố của mô hình kinh doanh BMC

Như đã nói ở trên, mô hình kinh doanh BMC phân loại quy trình và hoạt động của doanh nghiệp thành 9 yếu tố chính, cụ thể:

Yếu tố tạo ra mô hình kinh doanh BMC
Yếu tố tạo ra mô hình kinh doanh BMC

Phân khúc khách hàng - Customer Segments

Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp phân chia khách hàng thành các nhóm có chung đặc điểm về: sở thích, thu nhập, vị trí địa lý, thói quen mua sắm… sau đó đánh giá các nhóm khách hàng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có lợi cho doanh nghiệp để tập trung vào họ.

Những điều cần lưu ý khi phân khúc khách hàng:

  • Sản phẩm/dịch vụ giải quyết vấn đề của ai?
  • Họ có những đặc điểm gì?
  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn hấp dẫn đối tượng khách hàng nào?
  • Khách hàng mong muốn gì hay đang tìm kiếm điều gì ở sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp?

Giá trị cam kết - Value Propositions

Giá trị cam kết của một sản phẩm theo mô hình kinh doanh BMC là những lợi ích mà sản phẩm sẽ mang đến cho khách hàng. Đó không chỉ là những lợi ích lý tính mà còn là những đặc điểm khiến sản phẩm của bạn nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh. Do đó, để dễ dàng thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần tạo ra những giá trị cam kết độc đáo và khác biệt dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Kênh truyền thông - Channels

Kênh truyền thông trong mô hình kinh doanh BMC là những phương tiện mà doanh nghiệp dùng để kết nối với khách hàng mục tiêu của mình. Đó có thể là: kênh bán hàng trực tiếp (cửa hàng trực tiếp, chi nhánh, gian hàng trực tuyến…) và kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, nhà phân phối…). Tùy theo mục đích kinh doanh và nguồn lực mà doanh nghiệp có thể chọn một hoặc sử dụng kết hợp cả hai.

Quan hệ khách hàng - Customer Relationships

Quan hệ khách hàng là cách mà một doanh nghiệp tương tác và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình, bao gồm các dịch vụ khách hàng để thu hút khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ. Việc xây dựng và duy trì quan hệ khách hàng là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm vững để có thể thành công.

Dòng doanh thu - Revenue Stream

Dòng doanh thu trong mô hình kinh doanh BMC là yếu tố mô tả nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh. Để đạt được dòng doanh thu tốt nhất có thể điều quan trọng là bạn phải xác định một mức giá tối ưu cho sản phẩm/dịch vụ.

Nguồn lực chính - Key Resources

Nguồn lực chính là những nhân tố nội tại bên trong của doanh nghiệp: đội ngũ nhân sự, tài nguyên, tài chính. Đây cũng chính là yếu tố để doanh nghiệp duy trì việc kinh doanh bền vững. 

Hoạt động chính - Key Activities

Trong mô hình kinh doanh BMC, hoạt động chính là yếu tố mô tả các hoạt động mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng cũng như duy trì và phát triển kinh doanh. Hoạt động chính sẽ được thực hiện dựa trên nguồn lực chính của doanh nghiệp và từ đó tạo ra dòng doanh thu.

Đối tác chính - Key Partnerships

Là tất cả những bên có liên quan đến quá trình hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: đối tác chiến lược, nhà cung cấp, nhà phân phối, đơn vị quảng cáo, cơ quan báo chí truyền thông…

Cơ cấu chi phí - Cost Structure

Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp sử dụng để tạo giá trị cho khách hàng và lợi nhuận cho mình, gồm các khoản: lương nhân viên, chi phí sản xuất, chi phí cửa hàng, ngân sách quảng cáo… Ngoài ra, cơ cấu chi phí tốt cũng là yếu tố để thu hút các nhà đầu tư.

Ứng dụng của mô hình BMC

Dưới đây sẽ là những ứng dụng của mô hình kinh doanh BMC đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Xây dựng các kế hoạch kinh doanh 
  • Quản lý và đo lường hiệu quả của việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh
  • Vũ khí để gia tăng cạnh tranh với đối thủ
  • Xác định khách hàng mục tiêu và giữ chân khách hàng hiệu quả
  • Xây dựng chuỗi liên kết với đối tác
  • Tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp để tạo dòng doanh thu
  • Tổ chức và quản lý hệ thống vận hành
  • Tạo động lực cho nhân viên thảo luận và đóng góp các ý tưởng kinh doanh mới
  • Tối ưu chi phí để tạo lợi nhuận

Mẫu ví dụ về BMC

Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh BMC, hãy cùng PharMarketing tham khảo cách Meta - công ty sở hữu Facebook (nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới) áp dụng mô hình này nhé!

Meta hiện nay đang thống trị mạng xã hội toàn cầu với khoảng 7.5 tỷ người dùng hàng tháng trên 4 nền tảng: Facebook, Messenger, Whatsapp, Instagram. Trong đó số người dùng Facebook là khoảng 2.9 tỷ (theo số liệu của We are Social & Hootsuite).

Tổng quan về mô hình kinh doanh BMC của Facebook
Tổng quan về mô hình kinh doanh BMC của Facebook

Facebook tuyên bố sứ mệnh của mình là mạng xã hội kết nối mọi người gần nhau hơn, là nơi để người dùng khám phá và chia sẻ các chủ đề mà họ quan tâm. Đối tượng sử dụng Facebook là cá nhân trên 13 tuổi, người sử dụng internet, các tổ chức/doanh nghiệp, người làm quảng cáo, nhà phát triển…

Phân khúc khách hàng

Người dùng cá nhân: Là tất cả những người đăng ký tài khoản Facebook và không phải trả bất kỳ một khoản phí nào để sử dụng. 
Doanh nghiệp: Bao gồm tất cả các doanh nghiệp trả tiền để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của mình trên mạng xã hội. Đây cũng là nhóm khách hàng đem lại doanh thu cho Facebook.
Nhà phát triển: Bao gồm những người phát triển ứng dụng và trò chơi thông qua nền tảng của Facebook.
Kênh truyền thông
Khi triển khai mô hình kinh doanh BMC, Facebook xác định kênh phân phối chính của mình là trang web và ứng dụng. Bên cạnh đó, các kênh có thể được chia thành: nguồn cấp dữ liệu, thông báo, tin nhắn trực tiếp, các cửa hàng ứng dụng… và đặc biệt là sức mạnh truyền miệng.

Quan hệ khách hàng

Facebook xây dựng mối quan hệ với khách hàng dựa trên nền tảng của nó, ứng dụng thân thiện với người dùng. Ngoài ra, Facebook cũng cung cấp nhiều chính sách hỗ trợ để thu hút các nhà quảng cáo.

Dòng doanh thu

Dòng doanh thu chính của Facebook đến từ việc cho phép các thương hiệu, doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của mình.

Nguồn lực chính

Theo như mô hình kinh doanh BMC, nguồn lực chính của Facebook là nền tảng, cơ sở hạ tầng công nghệ. Ngoài ra các nguồn lực khác là người dùng và nội dung mà họ sản xuất. 

Hoạt động chính

Hoạt động chính của Facebook là phát triển và bảo trì nền tảng để đảm bảo mang đến những trải nghiệm tích cực cho người dùng mạng xã hội. 

Đối tác chính

Đối tác của Facebook là: nhà phát triển nội dung, nhà phát triển hệ điều hành/trình duyệt, các doanh nghiệp và thương hiệu quảng cáo hoặc bán trực tiếp trên nền tảng và các đại lý tiếp thị.

Cơ cấu chi phí 

Cơ cấu chi phí của Facebook xoay quanh việc bảo trì nền tảng và lưu trữ dữ liệu. Bên cạnh đó, còn có chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển, tiếp thị, quảng cáo và hỗ trợ khách hàng.

Kết luận

Có thể thấy, rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã ứng dụng thành công mô hình BMC trong hoạt động kinh doanh. Qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này, PharMarketing hy vọng rằng bạn đã có thể ứng dụng ngay mô hình BMC vào công việc của mình và đạt được nhiều thành công.

Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Những loại mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn