Top 6 hình thức marketing truyền miệng có sức ảnh hưởng nhất 2022
Hiện nay, người tiêu dùng thường có xu hướng hoài nghi về tính chân thật của các loại hình quảng cáo vì nó xuất hiện quá tràn lan với nhiều thông tin không đúng với sự thật. Thay vì đó, họ thường tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm được mọi người xung quanh giới thiệu hoặc đánh giá tốt. Thấu hiểu tâm lý trên của người dùng, nhiều thương hiệu đã sử dụng hình thức marketing truyền miệng và nhận lại nhiều kết quả tích cực. Mời bạn đọc cùng theo chân PharMarketing khám phá cách xây dựng kế hoạch truyền thông, tiếp thị này nhé!
Marketing truyền miệng là gì
Marketing truyền miệng hay còn có tên gọi khác là Word of Mouth là một phương thức quảng bá thông qua sự thảo luận, đánh giá, giới thiệu của mọi người về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Về cơ bản, marketing truyền miệng cũng giống như các cuộc trò chuyện, tương tác bình thường diễn ra hằng ngày của chúng ta nhưng điểm khác biệt là nó sẽ đề cập đến một trải nghiệm mua sắm nào đó. Quá trình này hết sức tự nhiên nên nhiều người không hề biết mình đang thực hiện marketing truyền miệng.
Bản chất của marketing truyền miệng
Marketing truyền miệng có thể thực hiện thông qua giao tiếp hằng ngày giữa mọi người với nhau, nó có thể là thảo luận trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện trực tuyến. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao độ nhận diện với người dùng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Khi mới tìm hiểu về khái niệm marketing truyền miệng, chúng ta thường có suy nghĩ quá trình này diễn ra tự nhiên và không chịu chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào. Trên thực tế, điều này chưa đúng vì những người lan truyền, giới thiệu sản phẩm này phải là khách hàng cũ của thương hiệu, đã từng trải nghiệm, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng bởi các chiến lược quảng cáo mà doanh nghiệp triển khai. Vì vậy, hoạt động marketing truyền miệng không tự nhiên xảy ra mà có tác động từ nhiều khía cạnh và phương pháp khác nhau từ người bán như tổ chức chương trình tiếp cận, thu hút, tương tác với khách hàng trước đó. Đây cũng là một trong những lý do mà các nhà cung cấp luôn nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người dùng, tạo nền tảng quan trọng cho hoạt động marketing truyền miệng sau này.
Giá trị marketing truyền miệng
Marketing truyền miệng được xem là một trong những chiến lược tiếp thị tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. Nhờ mức độ lan truyền hiệu quả có thể giúp thương hiệu đạt được các mục tiêu marketing như sau:
Tối ưu chi phí truyền thông
Marketing là nhiệm vụ hàng đầu giúp các thương hiệu nâng cao độ nhận diện và sức ảnh hưởng trên thị trường. Với các doanh nghiệp chưa có nhiều ngân sách để đầu tư quảng cáo rầm rộ có thể sử dụng phương pháp marketing truyền miệng để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng và để họ trở thành kênh tiếp thị miễn phí cho bạn.
Mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng
Thay vì chọn mua các thương hiệu xa lạ, người dùng sẽ có tâm lý tin tưởng vào các sản phẩm, dịch vụ được bạn bè hoặc mọi người xung quanh đánh giá tốt. Vì vậy, nếu làm tốt công tác marketing truyền miệng, doanh nghiệp có thể gia tăng khách hàng của mình một cách nhanh chóng, tích cực.
Định vị thương hiệu thành công
Khi có được sự công nhận của người tiêu dùng và các phản hồi tốt liên tục lan truyền rộng rãi sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình tượng đơn vị uy tín, chất lượng trên thị trường.
Tăng trưởng doanh thu
Mục đích quan trọng nhất của mọi chiến lược marketing là tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số tiêu thụ. Hoạt động marketing truyền miệng không chỉ thu hút được nhiều sự quan tâm của người dùng mà còn tác động tích cực đến quyết định mua hàng của họ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao lợi nhuận bán hàng của mình.
Các hình thức marketing truyền miệng
Dưới đây là một số hình thức marketing truyền miệng phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:
Marketing truyền miệng bằng lời đồn – Buzz marketing
Hình thức này thường được xuất hiện trong các chương trình giải trí, tin tức dưới dưới thông tin rò rỉ, chưa có căn cứ chính xác về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu nào đó. Điều này sẽ tạo nên tâm lý tò mò, quan tâm và bàn tán của mọi người về doanh nghiệp.
Marketing lan truyền – Viral marketing
Các chiến lược viral campaign thành công sẽ tạo nên cơn sốt bình luận, đánh giá trong mạng lưới cộng đồng. Đây là phương thức marketing truyền miệng bằng cách sáng tạo các nội dung dưới dạng hình ảnh, video xu hướng trên các nền tảng trực tuyến.
Marketing truyền miệng cộng đồng – Community marketing
Các thương hiệu có thể phát triển hình thức marketing truyền miệng bằng cách xây dựng, tạo môi trường thuận lợi để người dùng dễ dàng trao đổi, chia sẻ thông tin sản phẩm, dịch vụ với nhau. Community marketing phổ biến nhất là các diễn đàn, hội nhóm, fanpage trên các nền tảng trực tuyến.
Marketing bình dân – Grassroots marketing
Đây là hình thức marketing truyền miệng khuyến khích những khách hàng có niềm yêu thích, quan tâm đặc biệt đến thương hiệu trở thành các cheerleader (người cổ vũ nhiệt tình). Họ sẽ là cầu nối đưa các thông tin sản phẩm, dịch vụ của bạn đến đông đảo người dùng một cách linh hoạt, nhanh chóng và tích cực nhất.
Marketing sắp đặt – Product seeding/ Celebrity product placement
Các nhãn hàng thường hợp tác với những người nổi tiếng để quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này không chỉ giúp nâng cao doanh số tiêu thụ mà khi người có sức ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm còn làm tăng độ uy tín cho thương hiệu.
Marketing truyền miệng trên trang cá nhân – Brand Blogging
Việc người dùng đăng tải các thông tin chia sẻ hoạt động, cuộc sống thường ngày của mình có kèm thêm một sản phẩm cụ thể sẽ có tính chân thật và độ tin cậy tốt hơn. Các nội dung có thể sáng tạo dưới nhiều hình thức như hình ảnh, bài viết, video, v.v và gắn kèm hashtag. Điều này sẽ giúp lan tỏa thông điệp, hình ảnh của thương hiệu đến đông đảo mọi người, tăng khả năng tiếp cận và chuyển đổi khách hàng thành công.
Quy tắc của marketing truyền miệng
Để thực hiện các chiến dịch marketing truyền miệng thành công, thương hiệu nên lưu ý 4 nguyên tắc quan trọng sau đây:
Nguyên tắc 1: Đơn giản hóa thông tin truyền tải
Người tiêu dùng thường ghi nhớ, có ấn tượng sâu đậm với các nội dung đơn giản, dễ nhớ, có trọng tâm rõ ràng. Do đó, thay vì sáng tạo nên các thông điệp, tin tức phức tạp, khó hiểu, thương hiệu hãy tối giản các nội dung phù hợp, dễ hiểu với số đông khách hàng.
Nguyên tắc 2: Đáp ứng sự kỳ vọng của mọi người dùng
Khách hàng là trọng tâm, mục tiêu cốt lõi của chiến lược kinh doanh, tiếp thị. Chỉ khi người tiêu dùng cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với các trải nghiệm mua hàng, họ mới sẵn lòng giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến đông đảo mọi người xung quanh.
Nguyên tắc 3: Tạo được lòng tin cho khách hàng
Lòng tin là yếu tố quan trọng giúp hình thành mối quan hệ tốt đẹp, bền vững giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khi người dùng có đủ sự tin tưởng với bạn, họ sẽ bằng lòng chia sẻ, truyền miệng những đánh giá tích cực đến bạn bè, người thân.
Nguyên tắc 4: Tạo ra sự khác biệt
Với sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hiện nay, nếu doanh nghiệp không thể tạo ra các giá trị, phân biệt mình với các đối thủ sẽ nhanh chóng bị khách hàng lãng quên. Do đó, để chiến lược marketing truyền miệng đạt được hiệu quả cao nhất, thương hiệu phải liên tục thay đổi, cải tiến sản phẩm, dịch vụ để gây ấn tượng cho người dùng.
Xây dựng marketing truyền miệng
Marketing truyền miệng sẽ chịu tác động, chi phối bởi nhiều yếu tố, công cụ bên ngoài như sau:
Người thể hiện
Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả của kế hoạch marketing truyền miệng. Họ phải là những khách hàng đã trải nghiệm qua sản phẩm, dịch vụ và có khả năng dùng lời nói, chia sẻ của mình để tác động đến hành vi mua hàng cho mọi người xung quanh.
Đề tài thảo luận
Marketing truyền miệng là hoạt động giao tiếp, thảo luận sản phẩm, dịch vụ một cách tự do nên thương hiệu không thể kiểm soát toàn bộ nội dung. Tuy nhiên, chúng ta có thể thiết lập các đề tài xu hướng, nổi bật, nhận được nhiều sự tâm của mọi người.
Nền tảng chia sẻ
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, marketing truyền miệng không chỉ diễn ra trực tiếp mà còn thông qua nhiều kênh giao tiếp, nền tảng trực tuyến. Điều này sẽ thúc đẩy các nội dung bàn luận được lan truyền rộng rãi và nhanh chóng hơn.
Tham gia tương tác
Dù mục tiêu của hình thức marketing truyền miệng là tạo nên các nội dung giới thiệu chân thật, tự nhiên nhưng thương hiệu cũng cần can thiệp đúng lúc, đặc biệt là trong các trường hợp nội dung lan truyền tiêu cực. Nếu không xử lý và phản hồi kịp thời, bạn có thể khiến các thông tin trên gây ảnh hưởng xấu và làm mất uy tín doanh nghiệp.
Kiểm soát, theo dõi
Doanh nghiệp cần có kế hoạch theo dõi, đánh giá tình hình marketing truyền miệng để nhanh chóng đưa ra các giải pháp phù hợp tùy vào các trường hợp.
Kết luận
Mong rằng những chia sẻ của Pharmarketing về “marketing truyền miệng” đã giúp bạn có thêm phương án truyền thông, tiếp thị hiệu quả, tiết kiệm. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại Pharmarketing nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn