backtop

Hiệu ứng cánh bướm là gì? Con người học được gì từ quy luật này!

Được xem là một hiệu ứng tâm lý khá phổ biến và có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực cuộc sống, “Hiệu ứng cánh bướm” nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng và thu hút tới hơn 50.000 lượt tìm kiếm trên trang keywordtool.io. Vậy hiệu ứng cánh bướm là gì? hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng PharMarketing nhé!

Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) là một cụm từ được dùng để miêu tả một hiệu ứng tâm lý, phân tích về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc. Ban đầu, thuật ngữ này được sử dụng như một khái niệm khoa học đơn thuần. Nhưng sau đó, con người ứng dụng nhiều nó vào nền văn hóa đương đại với các tác phẩm tiêu biểu đề cập đến nghịch lý thời gian, quan hệ nhân quả,…

Hiệu ứng cánh bướm là gì?
Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Nhiều người cho rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do và không phải là ngẫu nhiên. Có rất ít điều không đáng lưu tâm đang diễn ra trước mắt, hoặc những sự kiện dường như không ảnh hưởng nhiều đến tương lai nhưng lại có thể thay đổi lịch sử và tạo ra những số phận mới.

Nguồn gốc của học thuyết hiệu ứng cánh bướm

Cha đẻ của học thuyết Hiệu ứng cánh bướm chính là nhà khí tượng học, chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz. Ông là người đặt nền móng đầu tiên về xây dựng và phát triển học thuyết này. Năm 1972, lần đầu tiên nhà khoa học này đã trình bày với Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ bài diễn thuyết có tựa đề: “Tính dự đoán được: “Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?”.

Năm 1961, trong một dự án mô phỏng dự báo thời tiết trên máy tính, nhà toán học Lorenz đã làm tròn kết quả trong lúc nhập liệu, số 0,506127 thành 0,506 để nhập nhanh hơn. Ông hoàn toàn bất ngờ khi máy tính đưa ra những dự đoán khác hoàn toàn với dữ liệu ban đầu, cho dù những con số được làm tròn hoàn toàn không đáng kể. Từ sự sai lầm trong nhập liệu này, Lorenz đã nhấn mạnh về sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài thuyết trình của mình. 

Nguồn gốc của học thuyết hiệu ứng cánh bướm
Nguồn gốc của học thuyết hiệu ứng cánh bướm

Ông cũng đưa ra một ví dụ khác liên quan đến hiệu ứng cánh bướm. Cụ thể nhà khoa học này cho rằng, một cái đập cánh của con bướm có thể tạo ra sự thay đổi trong điều kiện gốc của hệ vật lý. Kèm theo đó là những thay đổi về thời tiết thậm chí là xuất hiện những cơn lốc lớn khách địa điểm nơi con bướm đập cánh hàng vạn km.

Lorenz đưa ra các dẫn chứng cho thấy, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của bướm với con lốc là quá nhỏ. Do đó vai trò của con bướm là không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn trong hệ vật lý. Hiểu đơn giản hơn là, nếu một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra những cơn lốc thì những cái đập cánh khác có thể dập tắt những cơn lốc này. 

Ngoài ví dụ về cái đập cánh của con bướm thì còn tồn tại vô vàn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn và có thể ảnh hưởng đến thời tiết. Tổng hợp những thông tin này, đến năm 1969 Edward Norton Lorenz công bố khái niệm Hiệu ứng cánh bướm với câu nói rất phổ biến: "Một cánh bướm ở Brazil có thể gây ra lốc xoáy ở Texas".

Đối với bạn, câu nói có thể khó tin nhưng nó lại có ý nghĩa sâu xa hơn, nó nhắc nhở chúng ta rằng đôi khi những quyết định nhỏ nhặt của chúng ta tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng nó lại là nguồn lực tiềm tàng có thể thay đổi thế giới.

Hiệu ứng cánh bướm trong Khoa học

Hiệu ứng cánh bướm là một trong các khái niệm quan trọng trong hệ thống khoa học mới - cơ học phi tuyến tính vào cuối thế kỷ 20.

Thời điểm này, dự báo thời tiết còn mang tính chất phỏng đoán, chưa chính xác hoàn toàn. Chất lượng của dự báo thất thường do không thể tính toán được những biến động xảy ra với tất cả các tác nhân nhỏ và tác động của chúng đến quá trình thu thập thông tin. Từ đó, cho thấy những sai sót dù rất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả thực tế.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Tương tự như câu chuyện con bướm đập cánh có thể truyền tác động đến nhiều con bướm khác để đập cánh và tạo ra lốc xoáy. Sự ra đời của 1 thương hiệu cũng vậy, đây không chỉ là điểm xuất phát mà còn là điểm tựa để các thương hiệu khác tự tin, tạo bước đệm cho sự phát triển.

Lấy ví dụ như Toyota, thương hiệu này nổi tiếng với các dòng xe bình dân, nhưng cha đẻ của Toyota là Sakichi Toyoda lại xuất thân từ ngành chế biến gỗ. Trong thời gian ở Mỹ, Toyoda nhận thấy nước này có nền công nghiệp ô tô rất tiên tiến, trong khi Nhật Bản hoàn toàn không có thương hiệu ô tô nào và đã nhập khẩu gần 800 xe. Từ đó ông quyết định sản xuất một chiếc ô tô của riêng mình. Vào thời điểm đó, không ai tin Toyoda sẽ làm được điều này, nhưng cuối cùng ông đã làm được.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Cùng đó là Morita, người sáng lập của Sony Electronics cũng từng bị chế nhạo ở Nhật và Mỹ khi cùng các đồng nghiệp xây dựng thương hiệu. Lúc này, tất cả sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản đều được coi là chất lượng thấp trong suy nghĩ của hầu hết mọi người và chúng không được chấp nhận ở thị trường Mỹ hoặc Âu.

Toyoda và Morita đã đặt nền móng cho ngành công nghệ Nhật Bản bằng sự chăm chỉ và kiên trì của họ. Dần dần thay đổi tư duy toàn cầu bởi chất lượng tốt nên sản phẩm “Made in Japan” không còn bị đánh giá thấp. Có thể nói, thương hiệu Toyota hay Sony chính là “cánh bướm” của nền kinh tế Nhật Bản, nó không chỉ là khởi đầu, mà còn là nền tảng, là bước đệm để nhiều thương hiệu khác không ngừng vươn lên.

Xem Thêm: Hiệu ứng lan truyền là gì?

Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống

Qua lăng kính của quan hệ nhân quả hiệu ứng cánh bướm được diễn giải gần giống với thuật ngữ “gieo nhân nào gặp quả ấy” . Nếu trong cuộc sống, khi bạn làm một việc tốt, dù là việc lớn hay việc nhỏ thì đều mang lại lợi ích cho ai đó hoặc cho nhiều người.

Cũng có nhiều câu tục ngữ tương ứng với học thuyết này như: "Sai một li, đi một dặm" ​​hoặc "Một ngọn lửa có thể thiêu rụi một cánh đồng”. Chúng đều có nghĩa là một sự thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn.

Tài xế đi nhầm đường dẫn đến Thế chiến Thứ nhất

Ngày 28/6/1914, kế hoạch ám sát thái tử nước Áo kinh hoàng Archduke Franz-Ferdinand đã không thành công. Một quả lựu đạn đã được ném vào xe của hoàng tử nhưng bị trượt, khiến hai người hầu bị thương.

Lẽ ra khi nhìn thấy dấu hiệu của sự nguy hiểm này, hoàng tử nên trở về khách sạn, nhưng ông lại cương quyết muốn đến trung tâm cấp cứu để thăm người bị thương. Trên đường đi, do không quen địa lý tài xế của ông đã lái xe lạc đường, cùng lúc này vô tình đoàn xe đã chạm trán với một trong những kẻ giết người trước đó - Gavrilo Princip. Không trần trừ, Princip nhắm thẳng khẩu súng của mình vào Thái tử Franz Ferdinand. Vụ ám sát này đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Người ta tin rằng do người lái xe nhầm đường, dẫn đến vụ ám sát hoàng tử. Kết quả là đế quốc Áo - Hung đã tuyên chiến với Serbia, dẫn đến việc Đức tuyên chiến với Nga, lôi kéo Bỉ, Pháp và Anh tuyên chiến với Đức.

Người thanh niên bị từ chối giấc mơ nghệ sĩ, trở thành nhà độc tài quân sự

Hiệu ứng cánh bướm được biết đến nhiều nhất đó là vào năm 1905, khi Adolf Hitler nộp đơn vào Học viện Mỹ thuật Vienna, tiếc là ông bị từ chối đến hai lần.

Sau khi bị từ chối, ông buộc phải sống trong khu ổ chuột của thành phố, cũng chính tại nơi này ông đã đưa ra chủ nghĩa chống Do Thái. Thay vì nghe theo ước mơ của mình là trở thành một nghệ sĩ, ông đã gia nhập quân đội Đức, trở thành một vị tướng chế độ Phát xít nổi tiếng với chế độ độc tài cùng tội ác diệt chủng tàn nhẫn. 

Người lính tốt bụng tha mạng cho kẻ địch, dẫn đến Thế chiến Thứ hai

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1918, khi quân đội Anh và Đức đang giao tranh tại làng Marcoing ở Pháp. Henry Tandey nhìn thấy một tên lính Đức đang chạy trốn. Nhưng nhận ra người này đang bị thương, anh đã không bắn và để người lính này bỏ chạy. 

Tuy nhiên quyết định này đã gây ra một thảm kịch mà không ai có thể tưởng tượng được. Người thoát chết chính là Adolf Hitler.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, sự kiện trở thành gánh nặng tâm lý cho Henry Tandey. Khi được hỏi lần tha chết cho Hitler, Henry Tandey tỏ ra ân hận: "Tôi không biết người lính này sau này sẽ như thế nào. Khi tôi nhìn thấy những người vô tội bị giết bởi hành động tàn bạo của Hitler, tôi đã cầu xin Chúa tha thứ cho tôi vì đã giữ cho hắn sống sót".

Quyết định tha mạng sống cho một người trên chiến trường của Thế chiến thứ nhất, dẫn đến cái chết của 60 triệu người trong Thế chiến thứ hai.

Một cuốn sách hư cấu làm mất 900 triệu đô la của nền kinh thế Mỹ

Năm 1907, một nhà môi giới chứng khoán đã viết cuốn sách tạo ra sự hoảng sợ trong giới môi giới chứng khoán ở Phố Wall có tên “Thứ Sáu ngày 13”. Cuốn sách của Thomas Lawson có gây ra tác động to lớn đến nền kinh tế Hoa Kỳ vào thời điểm đó, khi tất cả mọi người tin vào những triết lý được đưa ra trong cuốn sách này. Thay vì đi làm, đi du lịch nghỉ dưỡng mua sắm, con người lựa chọn ở nhà để giữ sự an toàn may mắn của bản thân. Điều này khiến nền kinh tế Hoa Kỳ thiệt hại khoảng 900 triệu đô la thời điểm bấy giờ. Và cho đến thời điểm hiện tại, Thứ Sáu ngày 13 hay Black Friday vẫn luôn trở thành một chủ đề được quan tâm mỗi năm, khi các thương hiệu đồng loạt có những chiến lược marketing giảm giá mạnh để thu hút khách hàng.

Bài học cho con người từ hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm tập trung vào các mối liên hệ giữa tư tưởng với hành động, lời nói, suy nghĩ của con người. Học thuyết này chính là biểu hiện cho quy luật toàn cầu “bất cứ điều gì đều có thể xảy ra”.

Nhiều người có xu hướng tự ti về bản thân, họ không tin rằng mình có tiềm năng thay đổi hoặc tạo ra ảnh hưởng đến thế giới.

Bài học cho con người từ hiệu ứng cánh bướm
Bài học cho con người từ hiệu ứng cánh bướm

Tuy nhiên, điều gì cũng có thể xảy ra, và chúng ta đang sống trong một thế giới liên kết chặt chẽ với nhau, vì vậy mọi hành động dù chỉ là nhỏ nhặt nhất vẫn có thể thay đổi thế giới.

Một bài học sâu sắc mà con người có thể rút ra từ hiệu ứng cánh bướm này chính là không nên xem nhẹ những chi tiết hoặc sự việc nhỏ. Bởi lẽ những điều nhỏ bé này nằm trong sự đồng nhất của thế giới tự nhiên. Và sự thay đổi nhỏ có thể gây ra những biến động lớn đối với thế giới xung quanh chúng ta.

Chúng ta đang làm một việc gì đó, dù đó là một hành động nhỏ thì nó cũng không hề vô nghĩa. Vì ở một góc độ nào đó, nó đóng góp một phần nhỏ của trong sự vận động chung của toàn xã hội.

Kết luận

Hiệu ứng cánh bướm được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực từ khoa học đến xã hội hay cuộc sống hằng ngày. Hiểu được học thuyết này sẽ giúp bạn có được nhiều góc nhìn mới trước vạn vật xung quanh. Hy vọng những thông tin mà PharMarketing cung cấp trong bài viết này có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn