backtop

Định giá sản phẩm là gì? Các tiêu chí định giá tối ưu nhất 

Việc định giá sản phẩm phù hợp sẽ đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp vừa đáp ứng khả năng tài chính, sức mua của khách hàng. Hiện nay, nhiều thương hiệu vẫn gặp khó khăn khi quyết định mức giá cho các sản phẩm mới hoặc bắt đầu tung ra thị trường. Để giải quyết vấn đề này, PharMarketing sẽ gửi đến bạn đọc một số cách định giá sản phẩm tối ưu, hợp lý nhất.

Định giá sản phẩm là gì 

Định giá sản phẩm là việc thiết lập mức giá sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng sẽ chi trả để sở hữu. Hoạt động này vô cùng quan trọng trong chiến lược bán hàng vì giá trị sản phẩm phải tương xứng với số tiền khách hàng mục tiêu sẵn lòng thanh toán. 

Để việc định giá diễn ra thuận lợi, thương hiệu phải xác định được chi phí vận hành bao gồm: thuê tài sản, vốn nợ vay, hàng tồn kho, tiền lương thưởng, v.v. Bên cạnh đó, không quên tính toán đến các khoản phí giảm giá, hàng hóa thất thoát, chiết khấu, giá vốn, lợi nhuận vào danh sách chi phí. 

Theo đó, một số loại chi phí sẽ cấu thành và quyết định đến mức giá sản phẩm như:

Chi phí cố định 

Đây là chi phí lặp đi lặp lại hàng tháng gồm tiền thuê mặt bằng, tiền thuế chấp, khấu hao tài sản cố định, tiền lương thưởng, phí bảo hiểm, tiện ích, v.v. Dù số lượng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu công ty biến động như thế nào thì các chi phí cố định đều không đổi.

Chi phí biến đổi 

Ngược với chi phí cố định, các khoản phí biến đổi sẽ thay đổi, dao động từng tháng và liên quan trực tiếp đến số lượng tiêu thụ cùng các yếu tố khác. Ví dụ như chi phí marketing, khuyến mãi, sự biến động giá vật tư, tiền hoa hồng, chi phí văn phòng phẩm, v.v đều được xem là chi phí biến đổi. Để dự tính loại chi phí này, bạn có thể sử dụng số liệu trung bình của tổng các năm trước. 

Giá vốn bán hàng 

Đây là chi phí nhập sản phẩm để kinh doanh hoặc chi phí để sản xuất sản phẩm. Các loại phí vận chuyển và giao hàng cũng sẽ được tính vào giá vốn bán hàng. Trong báo cáo tài chính, loại chi phí này là tiêu chí đo lường tỷ suất lợi nhuận gộp để so sánh với doanh thu. Thông qua kết quả tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu, thương hiệu có thể xác định khả năng sinh lời của mình. 

Định giá sản phẩm là gì 
Định giá sản phẩm cần căn cứ trên các khoản chi phí sản xuất và giá vốn bán hàng 

Thời điểm nào thích hợp đánh giá sản phẩm 

Trên thực tế nhiều chủ doanh nghiệp mong muốn thu hút tối đa khách hàng nền định giá sản phẩm thấp nhất gây ra những rủi ro về lợi nhuận. Việc định giá sản phẩm cần dựa trên các nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng cũng như trong các trường hợp sau:

  • Ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới đến với thị trường
  • Các loại chi phí biến động, thay đổi
  • Tham gia vào thị trường mới
  • Đối thủ cạnh tranh tạo sức ép về giá
  • Nền kinh tế biến động gây lạm phát hoặc suy thoái
  • Kế hoạch kinh doanh thay đổi
  • Giá trị sản phẩm mang lại cao hơn số tiền khách hàng chi trả

Các phương pháp định giá sản phẩm hiện nay

Định giá sản phẩm phù hợp lợi nhuận mong muốn và khả năng chi trả của khách hàng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho thương hiệu. Dưới đây là một số cách định giá hiệu quả mà bạn nên tham khảo:

Định giá trên điểm hòa vốn

Dựa trên điểm hòa vốn là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất có thể kiểm soát tốt chi phí cùng lượng lớn hàng hóa. Theo đó, nhà cung cấp sẽ tính toán giá thành dựa trên 3 yếu tố là điểm hòa vốn, định phí và chi phí biến đổi. Với cách thức trên, doanh nghiệp có hai hướng lựa chọn như sau:

  • Phương án 1: Thiết lập điểm hòa vốn, xác định các chi phí sản xuất, dự đoán chi phí biến đổi và tính theo công thức: Giá sản phẩm = (Định phí/Điểm hòa vốn)/Chi phí biến đổi.
  • Phương án 2: Ước chừng giá bán, sau đó tính toán chi phí sản xuất, mức biến phí, điều chỉnh mục tiêu điểm hòa vốn cho phù hợp với tình trạng, chiến lược bán hàng của thương hiệu và áp dụng công thức: Giá sản phẩm = Định phí/(Giá sản phẩm – Biến phí)
Các phương pháp định giá sản phẩm hiện nay
Một số gợi ý cách định giá sản phẩm tạo ra lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp

Định giá theo giá trị bổ sung

Cơ chế hoạt động của phương pháp giá trị bổ sung là so sánh, đối chiếu giá trị sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ. Đây là phương pháp thích hợp cho các chiến lược cạnh tranh sản phẩm của thương hiệu với đối thủ trực tiếp nhằm chiếm lĩnh thị phần và khẳng định vị thế trên thị trường

Định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ

Bằng cách định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tính toán dựa trên các giá trị sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng nhận được chứ không phụ thuộc vào chi phí sản xuất hoặc bỏ ra. 

Với phương pháp định giá sản phẩm này, nhà cung cấp sẽ quyết định mức giá bán dựa trên các tiêu chí như:

  • Chất lượng và thiết kế bao bì của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh
  • Các chức năng, thuộc tính đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ
  • Những trải nghiệm tích cực, giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm, dịch vụ
  • Giá trị thương hiệu và mức độ khan hiếm của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường

Định giá theo Markup

Markup là cách thức định giá sản phẩm quen thuộc trong kinh doanh, đặc biệt phù hợp cho các cửa hàng có quy mô vừa và nhỏ ở đa dạng lĩnh vực, ngành nghề. Ưu điểm của định giá theo markup là đơn giản, dễ sử dụng, dễ tính toán và điều chỉnh nhanh chóng dựa trên chiến lược bán hàng và bối cảnh thị trường. Thông qua cách này, doanh nghiệp có thể quyết định mức giá bằng cách cộng các chi phí sản xuất và khoảng lợi nhuận mong muốn từ mỗi sản phẩm, dịch vụ. 

Kết luận 

Định giá sản phẩm được đánh giá là một trong những hoạt động cần thiết trong kế hoạch bán hàng của mọi thương hiệu. Dù không có quá nhiều yêu cầu nghiêm ngặt nhưng việc định giá chính xác, hiệu quả không hề dễ dàng. Mong rằng qua những chia sẻ về phương pháp định giá từ Pharmarketing đã giúp bạn áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở nhiều bài viết hấp dẫn khác tại Pharmarketing!

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả cho doanh nghiệp chỉ với 5 bước

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn