backtop

Brand Voice là gì? Cách xây dựng brand voice hiệu quả cho thương hiệu

Để định vị thành công trên thị trường, thương hiệu không chỉ cần có chất lượng sản phẩm tót, bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng mà còn cần xây dựng giọng nói thương hiệu đặc trưng. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, việc nhất quán brand voice sẽ khiến bạn trở nên đặc biệt và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Cùng PharMarketing khám phá “brand voice là gì” ngay sau đây nhé!

Brand voice là gì 

Giọng nói thương hiệu (brand voice) là những tính cách, đặc điểm riêng biệt mà thương hiệu thể hiện thông qua các hoạt động giao tiếp, truyền thông với công chúng. Chúng ta sẽ lấy một ví dụ minh họa để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm marketing này. Hãy tưởng tượng mình đang trong một buổi sinh hoạt tập thể với rất nhiều con người khác nhau. Người chủ trì rất nổi bật và thành công gây chú ý với tất cả mọi người nhờ cách nói chuyện rất cá tính, khác biệt. Phong cách, ngôn từ, văn phong của họ đã tạo nên dấu ấn sâu đậm trong tâm trí những người tham dự. 

Khách hàng có ấn tượng sâu đậm hơn với doanh nghiệp thông qua brand voice
Khách hàng có ấn tượng sâu đậm hơn với doanh nghiệp thông qua brand voice

Nếu giả sử người chủ trì đó là một brand voice thì bạn muốn xây dựng hình ảnh giọng nói thương hiệu của mình trên các nền tảng trực tuyến như thế nào? Những tính từ hoặc phong cách nào mà thương hiệu sẽ hướng đến trong tất cả chiến lược marketing? 

Việc trả lời được những câu hỏi trên sẽ giúp tìm ra brand voice cho doanh nghiệp và sử dụng chúng trên mọi phương tiện truyền thông bạn đang có như mạng xã hội, email, website, truyền thông nội bộ, v.v.

Vai trò của brand voice đối với doanh nghiệp 

Brand voice đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng và định vị thương hiệu thành công bởi những lợi ích hàng đầu như:

Mở rộng khả năng kết nối khách hàng 

Theo thống kê của Customer Thermometer, có 65% người tiêu dùng cho rằng bran voice giúp kết nối khách hàng và thương hiệu. Điều này cũng dễ hiểu khi việc thể hiện những màu sắc giọng nói đặc trưng trên các phương tiện truyền thông giúp tạo cảm giác thân quen, gắn kết cho người dùng. Từ những cảm xúc tốt đẹp này có thể thúc đẩy họ thường xuyên tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn, thậm chí là nghĩ về bạn khi có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.

Tăng doanh số bán hàng 

Sự đồng nhất về giọng nói thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp tăng thêm 23% doanh thu (theo khảo sát của Lucidpress). Việc brand voice được sử dụng nhất quán, không dễ thay đổi trong mọi chiến dịch truyền thông hoặc các tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh sẽ khiến người dùng cảm thấy doanh nghiệp rất uy tín, chuyên nghiệp. Khi đã có ấn tượng và nhận định tốt về thương hiệu, họ có thể ủng hộ và chọn mua các sản phẩm của bạn.

Ứng dụng brand voice mang đến cho thương hiệu nhiều cơ hội nâng cao doanh thu
Ứng dụng brand voice mang đến cho thương hiệu nhiều cơ hội nâng cao doanh thu

Tính năng nổi bật của brand voice 

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng xây dựng màu sắc giọng nói thương hiệu của mình bởi những tính năng tuyệt vời mà chúng sẽ mang lại cho bạn như:

Khẳng định cá tính thương hiệu

Nhìn vào phong cách giao tiếp có thể hình dung được tính cách của một người. Điều này cũng tương tự cho giọng nói thương hiệu, thông qua brand voice, khách hàng sẽ cảm nhận sâu sắc hình tượng mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Nếu những tính cách đó phù hợp và đúng với sở thích của người dùng thì chắc chắn bạn sẽ tạo ra được ấn tượng tốt và thành công chinh phục họ.  

Tạo dựng lòng tin cho khách hàng 

Bán hàng là kỹ thuật thuyết phục người tiêu dùng thông qua ngôn ngữ giao tiếp. Khi họ chấp nhận lắng nghe những tư vấn, chia sẻ thì thương hiệu mới có cơ hội để tiếp tục chuyển đổi khách hàng thành công. Ngày nay, người dùng có hàng trăm nghìn sự lựa chọn khác nhau cho cùng một nhu cầu nên chỉ lựa chọn những doanh nghiệp nào họ đủ sự tin tưởng. Nếu trong giọng nói thương hiệu thể hiện được 3 tiêu chí là nội dung giá trị, quan điểm rõ ràng, minh chứng xác thực thì chắc chắn sẽ khiến khách hàng có lòng tin vào bạn. 

Làm nổi bật thương hiệu 

Trong báo cáo của Sprout Social Index về những lý do giúp thương hiệu nổi bật hơn, có 40% đến từ nội dung ấn tượng, 33% vì tính cách riêng biệt và 32% do cách giao tiếp hấp dẫn. Như vậy, yếu tố giọng nói thương hiệu đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình xây dựng độ nhận diện với khách hàng. Bạn không thể trở nên nổi bật, đáng chú ý nếu không thể tạo lập brand voice riêng biệt, đặc trưng cho mình. 

Những tính năng vượt trội của brand voice có thể bạn chưa biết
Những tính năng vượt trội của brand voice có thể bạn chưa biết

Các bước triển khai brand voice 

Dưới đây là quy trình 7 bước giúp bạn thiết lập giọng nói thương hiệu phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình: 

Bước 1: Tập hợp các tuyên bố về văn hóa công ty 

Brand voice phải nhất quán với những giá trị tầm nhìn, sứ mệnh đã tuyên bố mới khiến khách hàng có niềm tin vào sự uy tín, bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, bước đầu tiên để tạo dựng giọng nói thương hiệu là cần tái hiện những thông điệp đã xây dựng trong quá khứ bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Lý do gì khiến bạn thành lập công ty của mình?
  • Những giá trị cốt lõi nào doanh nghiệp theo đuổi trong suốt quá trình hình thành và phát triển?

Bước 2: Xem xét toàn bộ nội dung đã đăng tải

Hãy kiểm tra lại tất cả những ấn phẩm truyền thông mà thương hiệu đã đăng tải trên mọi phương diện truyền thông như website, quảng cáo truyền hình, mạng xã hội, landing page, thông tin tại cửa hàng, v.v. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá lại những nội dung mình đã truyền tải, nhận ra những chủ đề, văn phong nào được sử dụng nhiều nhất hoặc những điểm tương đồng, khác biệt đặc sắc nào đó. 

Bước 3: Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là kim chỉ nam giúp bạn thành công trong bất kỳ hoạt động nào, bao gồm cả kinh doanh. Thương hiệu phải xác định được các đối thủ của mình đã giao tiếp với khách hàng bằng brand voice nào, hiệu quả đạt được ra sao. Khi tìm ra những đặc điểm giọng nói thương hiệu của họ, cần tiếp tục phân tích chúng có thích hợp với ngành nghề của bạn hay không? Chúng ta có nên áp dụng hay thay đổi các chi tiết nào để tạo nên phương thức giao tiếp mới lạ, ấn tượng hơn với khách hàng không? Một lưu ý quan trọng là thương hiệu không được bắt chước hoàn toàn tiếng nói của đối thủ vì nó sẽ khiến người tiêu dùng không thể phân biệt bạn với đối thủ, thậm chí là đánh giá thấp sự sáng tạo, khả năng phát triển của doanh nghiệp.  

Bước 4: Thấu hiểu chân dung khách hàng 

Một chiến lược brand voice chỉ thành công khi nó được người dùng đón nhận và yêu thích. Do đó, việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ có thói quen, tính cách, sở thích ra sao sẽ giúp thương hiệu có cơ sở để xây dựng giọng nói phù hợp và hiệu quả nhất. Bạn có thể tạo ra một bảng khảo sát để lấy ý kiến người tiêu dùng với những câu hỏi như:

  • Mô tả tính cách thương hiệu trong 3 từ
  • Bạn nghĩ hình tượng thương hiệu giống với một người nổi tiếng nào?
  • Bạn có nhận xét gì về phong cách giao tiếp mà thương hiệu đang triển khai?
  • Bạn nghĩ phong cách đó có phù hợp với đặc điểm sản phẩm, dịch vụ không?
     

Bước 5: Định hình cá tính thương hiệu

Như đã đề cập phái trên, brand voice cũng là một khía cạnh thể hiện tính cách, đặc điểm riêng biệt của thương hiệu. Vì vậy, hãy chọn ra những tính từ mà bạn nghĩ rằng nó mô tả đúng nhất về doanh nghiệp. Tiếp theo, tiến hành phân tích ý nghĩa chi tiết của từng từ để biết những hành động nào sẽ thể hiện được rõ nét những đặc điểm đó.  

Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng brand voice phù hợp với cá tính thương hiệu
Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng brand voice phù hợp với cá tính thương hiệu

Bước 6: Thử nghiệm và đánh giá brand voice

Sau khi đã hoàn thành đặc điểm riêng biệt cho giọng nói, thương hiệu có thể kiểm nghiệm trên các phương tiện trực tuyến như bằng đăng ở website, mạng xã hội, v.v. Xuất bản một bài viết theo văn phong mới sau đó khảo sát ý kiến người dùng về sự thay đổi này. Nếu họ cảm thấy ấn tượng, thích thú thì brand voice của bạn đã đi đúng hướng, ngược lại nếu nhận được nhiều phản ứng trái chiều, doanh nghiệp cần xem xét cải thiện để phù hợp hơn.

Ngoài ra, cần quan tâm giọng nói thương hiệu có hài hòa với các yếu tố khác trong bộ nhận diện hay không. Đảm bảo rằng mọi thứ phải xây dựng nhất quán với nhau để khiến khách hàng nâng cao độ nhận diện và tin tưởng vào thương hiệu.

Bước 7: Thiết lập nguyên tắc bảo vệ sự đồng bộ của thương hiệu 

Khi đã hoàn chỉnh brand voice, bất kỳ nội dung tiếp thị hoặc chiến dịch marketing về sau phải đảm bảo phù hợp. đồng nhất với giọng nói thương hiệu. Điều này sẽ khiến khách hàng có ấn tượng riêng biệt về doanh nghiệp, chỉ cần khi nhìn thấy một đặc điểm hoặc hình ảnh tương tự nào đó họ sẽ liên tưởng ngay đến thương hiệu.  

Kết luận

Brand voice là một trong những yếu tố cốt lõi giúp các công ty định vị thương hiệu thành công trên thị trường và làm nổi bật mình trong tâm trí khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ về “brand voice là gì”của Pharmarketing đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức kinh doanh hữu ích cho mình. Đừng quên theo dõi và đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại Pharmarketing nhé!

Xem thêm: Thương hiệu (Brand) là gì? 4 lý do mọi doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng thương hiệu

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn