backtop

8 xu hướng Marketing ngành chăm sóc sức khỏe 2024

09:00- 22/12/2023

Ngành Chăm sóc sức khỏe được ước tính sẽ đạt giá trị 665,37 tỷ đô la vào năm 2028 với động lực mạnh mẽ từ sự phát triển công nghệ, đổi mới và sự biến động về dân số. Điều này kéo theo Marketing trong ngành này cũng phát triển, thúc đẩy các doanh nghiệp y tế tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm cá nhân hóa và tăng cường tương tác với bệnh nhân. Trong bài viết này, Marketing AI sẽ đề cập đến tầm quan trọng của Marketing trong ngành y tế và chỉ ra 8 xu hướng trong năm 2024 có thể làm thay đổi cách ngành y tế hoạt động.

Cá nhân hoá trải nghiệm của bệnh nhân

Trong một cuộc khảo sát toàn cầu, ¾ số người tham gia đã tiết lộ rằng họ đang tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa. Các chuyên gia trong ngành y tế đang nỗ lực để cung cấp các chương trình chăm sóc có thể tùy chỉnh được cho từng bệnh nhân. Trong khi đó, các đơn vị Marketing ngành này đang tập trung mục tiêu khách hàng thông qua nội dung được cá nhân hóa và quảng cáo đặc trưng.

Theo nghiên cứu có tới 66% người sử dụng internet tìm kiếm thông tin về một bệnh lý hoặc vấn đề y tế cụ thể trực tuyến. Tuy nhiên, không có một chiến lược Marketing nào được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu khách hàng dẫn tới việc tiếp cận trở nên khó khăn. Hãy bắt đầu tối ưu cá nhân hoá trải nghiệm của bệnh nhân từ những điều nhỏ nhất như dùng tên của họ trong email marketing hay SMS Marketing. Đầu tư hơn một chút, hãy lập những hồ sơ online cho từng bệnh nhân, phát triển công cụ AI hỗ trợ tư vấn chăm sóc khách hàng nhằm tăng trải nghiệm trên hành trình sử dụng dịch vụ của họ.

Nâng cao chất lượng nội dung

Trong thời đại mà AI đang khẳng định vị thế của mình trong việc sản xuất nội dung, việc tạo một điểm nhấn trở thành một thách thức. Tạo ra một số lượng lớn nội dung giống nhau sẽ không có giá trị dưới góc độ SEO. Điều thực sự mang tới giá trị là nội dung gốc và chất lượng.

Nội dung trang web tuân theo mô hình E-E-A-T (Experience, Expertise, Authoritativeness, and Trustworthiness) sẽ được đánh giá cao trong xếp hạng của các công cụ tìm kiếm:

  • E - Experience: Trải nghiệm người dùng
  • E - Expertise: Tính chuyên môn của Website
  • A - Authoritativeness: Yếu tố thẩm quyền của Website
  • T - Trustworthiness: Độ tin cậy của Website

Mô hình nội dung này được Google đánh giá cao dựa trên các yếu tố như độ uy tín của trang web, tác giả và nội dung. Hãy cho khách hàng thấy trải nghiệm, chuyên môn độc đáo, danh tiếng và uy tín của bạn trong ngành y tế, và xây dựng niềm tin thông qua thông tin chính xác trên một nền tảng web kỹ thuật số an toàn để đạt được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm và tiếp cận gần hơn với tệp khách hàng mục tiêu.

Một chiến lược SEO chặt chẽ

Trong một vài trường hợp, xếp hạng của Website có thể đột ngột bị giảm ngay cả khi nội dung chất lượng và độ uy tín của Website ở mức cao. Tuy nhiên, với một chiến lược SEO mạnh mẽ và linh hoạt, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được việc này.

Một chiến lược SEO chặt chẽ cần kết hợp nhiều yếu tố sau:

  • Target Keyword trên các trang quan trọng của Website
  • Đánh giá trên mạng xã hội và Hồ sơ Doanh nghiệp Google
  • Blog về chăm sóc sức khỏe mang lại giá trị cho bệnh nhân
  • Các thẻ HTML trang web được tối ưu hóa
  • Liên kết nội bộ giữa các trang web để di chuyển lưu lượng trong trang web của bạn
  • Local SEO để xếp hạng cao hơn trong các tìm kiếm ở một khu vực cụ thể
  • Tập trung vào trải nghiệm người dùng (UX)
  • Theo dõi và phân tích đều đặn

Tìm kiếm bằng giọng nói

Theo nghiên cứu, một số thống kê đáng chú ý về tìm kiếm bằng giọng nói mà bạn nên biết:

  • 51% người sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói để tra cứu thông tin về sức khỏe và phong cách sống.
  • 48% tìm kiếm bằng giọng nói để tìm kiếm thông tin được cá nhân hóa.
  • 28% người sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói để tìm kiếm thông tin về bác sĩ, 24% để tìm thông tin về nha sĩ.
  • 27% người sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói trên thiết bị di động.
  • 63% người thuộc độ tuổi từ 35 đến 54 sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm bằng giọng nói.

Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói đang phát triển đặc biệt ở nhóm đối tượng Gen Z từ 18 đến 24 tuổi. Khi Gen Z lớn lên, sự quen thuộc của họ với tìm kiếm bằng giọng nói sẽ tăng lên. Do đó, doanh nghiệp y tế của bạn phải tối ưu hóa và áp dụng công nghệ “Voice Search" để có thể bắt kịp được xu hướng này.

Trước hết, Website y tế của bạn phải phù hợp với các câu tìm kiếm bằng ngôn ngữ tự nhiên. Thứ hai, Website của bạn nên được tối ưu hóa cho thiết bị di động vì hầu hết tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện trên thiết bị di động như điện thoại thông minh.

Tập trung vào Video Marketing và Mạng xã hội

Hãy đảm bảo doanh nghiệp y tế của bạn có một tài khoản Social Media hoạt động với số lượng người theo dõi và tương tác tích cực. Nội dung của tài khoản Social Media phải được chăm chút để dành được sự tin tưởng của cộng đồng mạng và thu hút sự tương tác.

Theo thống kê cho thấy có đến 72% người tiêu dùng có xu hướng tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ mới thông qua video review hoặc video giới thiệu sản phẩm. Do đó việc tập trung vào nội dung video cũng là rất quan trọng để có thể nâng cao hiệu quả của chiến dịch Marketing. Cùng với sự phát triển của Tiktok, Facebook Reel, Youtube Short,... Video ngắn có thể tạo nên sóng lớn trong chiến dịch Marketing của bạn. 

Giáo dục cho bệnh nhân thông qua công nghệ AR và VR.

Hiện nay, bệnh nhân thường tin tưởng vào những gì họ trải nghiệm. Với công nghệ AR và VR, bệnh nhân có thể được tìm hiểu về các tình trạng y tế và các liệu pháp, thủ tục liên quan để khiến họ yên tâm hơn về dịch vụ của cơ sở y tế. Việc sử dụng các công cụ tương tác để hiểu rõ về các chủ đề y tế phức tạp có thể mở rộng tâm trí của bệnh nhân và mang lại sự an tâm.

Chăm sóc y tế từ xa

Sau đại dịch Covid 19, tương tác ảo và chăm sóc y tế từ xa đã trở nên phổ biến. Điều này là tin tốt, vì nó giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng y tế, cho phép nhiều bệnh nhân thăm bác sĩ từ sự thoải mái của nhà mình, do đó giảm rủi ro lây nhiễm và tiết kiệm thời gian. Đã có rất nhiều công nghệ được phát triển để phục vụ việc chăm sóc y tế từ xa như XR - Extend Reality, Digital Twins, công nghệ mô phỏng,...

Trong tương lai, tương tác ảo và chăm sóc y tế từ xa được cho rằng sẽ trở nên phổ biến hơn. Tận dụng việc tư vấn online sẽ cải thiện quyền lợi của bệnh nhân đối với dịch vụ y tế và cho phép chẩn đoán và điều trị sớm.

AI Chatbots

AI Chatbots có thể xử lý đặt lịch hẹn trực tuyến, giải đáp thắc mắc của bệnh nhân đến việc cung cấp thông tin chung. Chatbot giảm thiểu sự tương tác con người trong các công việc hành chính đơn giản, giúp đội ngũ y tế tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn. Chatbot cũng có khả năng làm việc liên tục, giảm bớt gánh nặng công việc cho con người, loại bỏ sai sót và cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân. 

Chatbot cũng có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, mang lại thông tin sâu sắc về hành vi và ưa thích của khách hàng, từ đó củng cố chiến dịch Marketing của bạn.

Kết luận

Digital Marketing sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngành Y tế trong tương lai gần. Các xu hướng được Marketing AI tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp định hình lại ngành Y tế, đẩy mạnh sự đổi mới trong ngành. Marketing AI hy vọng qua bài viết, bạn đọc có góc nhìn mới và biết thêm những xu hướng Marketing trong ngành Y tế vào năm 2024.

Tuấn Linh - PharMarketing

Nguồn: Fresh Mind Ideas

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn