AI tác động như thế nào tới thị trường tiếp thị ngành chăm sóc sức khỏe
Thị trường AI trong ngành chăm sóc sức khỏe được đoán sẽ đạt 51,3 tỷ USD vào năm 2027. Sự tăng trưởng nhanh chóng này làm nổi bật tiềm năng to lớn của tiếp thị kỹ thuật số dựa trên AI để cách mạng hóa cách thức cung cấp và tiếp thị dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Pharmarketing sẽ chia sẻ với bạn ứng dụng hàng đầu của AI trong các chiến dịch Marketing ngành tiếp thị chăm sóc sức khỏe 2024
Tổng quan về thị trường và xu hướng trong năm 2024
Theo báo cáo “Trí tuệ nhân tạo (AI) trong Thị trường chăm sóc sức khỏe” của Markets and Markets, thị trường AI trong chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng từ 20,9 tỷ USD vào năm 2024 và ước tính đạt 148,4 tỷ USD vào năm 2029 với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 48,1% từ năm 2024 đến năm 2029. Sự phát triển của AI trong thị trường chăm sóc sức khỏe được thúc đẩy bởi việc tạo ra các bộ dữ liệu chăm sóc sức khỏe lớn và phức tạp, nhu cầu cấp thiết giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, cùng với đó là cải thiện sức mạnh tính toán và giảm chi phí phần cứng.
AI đóng vai trò quan trọng trong ứng dụng chăm sóc sức khỏe đa dạng từ phân tích dữ liệu bệnh nhân đến phát triển các loại thuốc mới nhờ vào việc triển khai các thuật toán phức tạp. Các ứng dụng của AI bao gồm chăm sóc bệnh nhân, phân tích rủi ro, quản lý lối sống, y học chính xác, hình ảnh y tế, v.v. Việc triển khai AI thành công phụ thuộc vào các dịch vụ toàn diện như thực hiện, tích hợp cũng như hỗ trợ và bảo trì liên tục.
Tác động của AI đến ngành Y tế
Chẩn đoán bệnh
Các thuật toán AI có thể phân tích hình ảnh và dữ liệu y tế với độ chính xác chưa từng có, giúp bệnh nhân có thể phát hiện và chẩn đoán sớm các bệnh như ung thư và Alzheimer. Một ví dụ về chăm sóc sức khỏe bằng AI là mô hình ứng dụng AI của Trường Y Harvard. Công cụ đột phá này có thể cải thiện hình ảnh MRI độ phân giải thấp thành hình ảnh độ phân giải cao, cho phép nghiên cứu kỹ lưỡng, bao gồm cả những bệnh hiếm gặp trước đây không được nghiên cứu do chất lượng quét kém.
Phát triển y học
AI có thể tăng tốc quá trình khám phá y học bằng cách phân tích lượng dữ liệu khổng lồ để xác định những ứng viên tiềm năng và dự đoán tính hiệu quả của chúng. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, quá trình phát triển thuốc mới tiêu tốn trung bình từ 1 tỷ USD đến 2 tỷ USD. Do đó, việc ứng dụng AI trong y tế có thể giúp quá trình nghiên cứu và phát triển có thể cắt giảm thời gian và giảm thiểu chi phí.
Lập kế hoạch điều trị
AI đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị cho bệnh nhân thông qua phân tích lượng lớn dữ liệu y tế. Bằng cách này, các bác sĩ có thể tạo ra các phương pháp cá nhân hóa phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Khả năng này giúp các bác sĩ thiết kế các phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả hơn dựa trên nhu cầu riêng của mỗi bệnh nhân.
Ngoài ra, AI cũng có khả năng dự đoán các phản ứng phản hồi của bệnh nhân đối với các phương pháp điều trị cụ thể. Từ đó tối ưu hóa kế hoạch điều trị và đề xuất các điều chỉnh để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn.
Chăm sóc bệnh nhân
Các công cụ AI sáng tạo như Chatbot và trợ lý ảo đã thay đổi quá trình tương tác của thương hiệu với bệnh nhân thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa và tư vấn sức khỏe 24/7. AI có thể giúp bệnh nhân trả lời các câu hỏi, đặt lịch hẹn và cung cấp thông tin sức khỏe cơ bản. Một ví dụ điển hình về chăm sóc sức khỏe bằng AI là Copilot. Đây là một công cụ có thể trả lời câu hỏi thông thường của bệnh nhân, tự động tạo ra đơn thuốc, thư xác nhận và tóm tắt tư vấn. Qua đó, Copilot sẽ giúp bác sĩ tiết kiệm thời gian chăm sóc bệnh nhân, đồng thời đảm bảo việc ghi chép chính xác và hiệu quả.
Những tiến bộ này trong lĩnh vực y tế không chỉ ảnh hưởng đến cách thức tương tác của bệnh nhân với nhà cung cấp dịch vụ y tế mà còn mở ra những cơ hội mới cho các chiến lược tiếp thị cá nhân hóa, tạo điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân.
Xu hướng sử dụng AI trong Healthcare Marketing
Ứng dụng của AI trong chăm sóc sức khỏe lan rộng trong một số lĩnh vực từ hỗ trợ quyết định lâm sàng đến hiệu quả hoạt động. Trong tiếp thị chăm sóc sức khỏe, vai trò của AI rất quan trọng trong việc tạo ra các chiến lược dựa trên dữ liệu không chỉ hiệu quả mà còn vô cùng hiệu quả.
Cá nhân hóa hành trình của bệnh nhân
Tiếp thị chăm sóc sức khỏe giờ đây có thể cá nhân hóa hành trình của bệnh trên tất cả các điểm tiếp xúc bằng cách cung cấp quảng cáo do AI tạo ra dựa trên nhu cầu, sở thích và hành vị trực tuyến của từng cá nhân. AI có thể phân tích các tập dữ liệu khổng lồ để phân khúc sở thích và thông tin liên lạc của bệnh nhân nhằm cải thiện mức độ liên quan. Các chiến dịch quảng cáo được hỗ trợ bởi AI có thể tạo những mối liên kết sâu sắc hơn với các tổ chức chăm sóc sức khỏe. Điều này không chỉ nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân mà còn củng cố lòng trung thành và niềm tin.
Machine learning
Machine learning (ML) hay máy học là một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép máy tính có khả năng cải thiện chính bản thân chúng dựa trên dữ liệu mẫu (training data) hoặc dựa vào kinh nghiệm (những gì đã được học). Machine learning có thể tự dự đoán hoặc đưa ra quyết định mà không cần được lập trình cụ thể.
Bằng cách phân tích hiệu suất của các chiến dịch trong quá khứ, thuật toán học máy có thể dự đoán kênh tiếp thị, thông điệp và thời gian nào có khả năng mang lại kết quả tốt nhất, đồng thời tối đa hóa ROI. Machine learning ngày nay đã và đang đóng một vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị.
Content và Social media
Các công cụ AI cũng đang cách mạng hóa chiến lược nội dung và truyền thông xã hội của các tổ chức chăm sóc sức khỏe. Thông qua công nghệ xử lý ngôn ngữ, AI có thể tạo ra nội dung hấp dẫn, theo dõi xu hướng truyền thông xã hội và thậm chí tương tác với người dùng.
Từ việc tiếp thị thông minh trên mạng xã hội, AI có thể giúp các tổ chức chăm sóc sức khỏe xác định và tương tác với các khách hàng tiềm năng, mở rộng phạm vi tiếp cận và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng. Ngoài ra, việc cung cấp cấp nội dung được cá nhân hóa và thông điệp tiếp thị có thể giúp website của thương hiệu tăng tỉ lệ nhấp và chuyển đổi.
Virtual Reality (VR) và Augmented Reality (AR)
Với các ứng dụng VR và AR, các tổ chức chăm sóc sức khỏe có thể tạo các chuyến tham quan bệnh viện tương tác, trực quan hóa tình trạng y tế cũng như các bài tập phục hồi chức năng tương tác và được ứng dụng để cải thiện sự tham gia của bệnh nhân. Ví dụ như một bệnh nhân được trải qua chuyến tham quan ảo đến bệnh viện trước khi phẫu thuật. Trải nghiệm này có thể làm giảm bớt sự lo lắng của họ và giúp họ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường hơn.
Gamification
Gamification có thể biến giáo dục và tương tác chăm sóc sức khỏe thành trải nghiệm thú vị và tương tác để thúc đẩy sự tham gia của bệnh nhân. Chẳng hạn, bệnh nhân có thể nhận được phần thưởng hoặc huy hiệu khi hoàn thành các nhiệm vụ như uống thuốc hoặc tập thể dục. Bên cạnh đó họ cũng có thể đặt ra các mục tiêu và sở thích sức khỏe cụ thể để làm cho trải nghiệm trở nên hấp dẫn hơn.
Lời kết
AI đã và đang tạo ra làn sóng mạnh mẽ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, từ chẩn đoán bệnh đến phát triển các phương pháp điều trị. Với sự phát triển này, các tổ chức chăm sóc sức khỏe có thể nắm bắt tiềm năng của AI để ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình. Hy vọng thông qua bài viết này, Pharmarketing sẽ mang lại cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về AI trong tiếp thị chăm sóc sức khỏe.
Vũ Lê - Pharmarketing
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn