backtop

Xu hướng Multichanel và Omnichannel trong ngành Chăm sóc sức khỏe

Ngày nay, các marketer đang phải đối mặt với những áp lực rất lớn từ việc các kênh tiếp thị ngày càng mở rộng, cho đến sự cạnh tranh mới từ các thương hiệu chăm sóc sức khỏe bán lẻ và cả những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi của người tiêu dùng.

Trước thực trạng đó, chiến lược tiếp thị Omnichannel được xem là một trong những giải pháp hàng đầu mà các doanh nghiệp trong ngành Chăm sóc sức khỏe có thể tận dụng nhằm tối ưu hóa hoạt động Marketing, nắm bắt những lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Sự khác biệt giữa Multichannel và Omnichannel là gì?

Multichannel và Omnichannel là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn và được gọi chung với cái tên - Chiến lược đa kênh. Tuy nhiên, trên thực tế, những thuật ngữ này lại mang những ý nghĩa hoàn toàn khác biệt:

Multichannel là một chiến lược tiếp thị trên đa nền tảng.

Omnichannel là một chiến lược trải nghiệm người tiêu dùng trên đa kênh.

Multichannel và Omnichannel

Multichannel và Omnichannel là hai chiến lược tiếp thị khác biệt 

Điểm tương đồng Multichannel và Omnichannel

Có thể thấy, điểm chung lớn nhất của hai chiến lược này chính là việc nỗ lực thu hút khách hàng bằng việc sử dụng đa dạng các kênh tiếp thị. Và đó cũng là điểm giống nhau duy nhất của hai khái niệm này. Như Hubspot từng chia sẻ: “Tất cả những trải nghiệm của Omnichannel đều sẽ được sử dụng trên MultiChannel - Đa kênh. Nhưng không phải tất cả chiến lược Multichannel đều là Omnichannel.”

Điểm khác biệt Multichannel và Omnichannel

Trung tâm của các chiến dịch Multichannel đó chính là các “kênh”, nghĩa là hình thức này tập trung vào việc phát triển các hoạt động tiếp thị trên từng kênh khác nhau. Ví dụ như: Cách tốt nhất để nhắm mục tiêu trên Facebook là gì? Bao lâu thì có thể thay đổi bản sao quảng cáo Google? Có nên đặt nhiều ngân sách hơn cho chiến dịch New Mover Marketing? Hay có nên thực hiện Direct Mail hoặc Digital Marketing Campaign không?

Nhưng với Omnichannel, nó không thực sự tập trung về từng kênh. Khái niệm này hướng đến trải nghiệm của người tiêu dùng trong mọi điểm chạm với thương hiệu. Có nghĩa là với Omnichannel, thương hiệu của bạn không chỉ đơn thuần là hiện diện trên các kênh - mà mà nó hướng đến việc tối ưu hóa mọi trải nghiệm của khách hàng từ đầu đến cuối hành trình mua hàng. Như vậy, Omnichannel cho phép các doanh nghiệp phối hợp trải nghiệm trên đa kênh, xây dựng và thúc đẩy tương tác với khách hàng trên toàn bộ điểm chạm.

Các chiến dịch Multichannel thường là tập hợp các kênh được thực hiện độc lập với nhau, được gắn kết với nhau bằng thông điệp và một mục tiêu tiếp thị chung. Còn với Omnichannel, hoạt động trên các kênh được phối hợp với nhau một cách liền mạch và được xây dựng dựa trên hành trình của người tiêu dùng. Bằng cách phát triển Omnichannel, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi toàn bộ hành trình của khách hàng, đồng thời cũng giúp người tiêu dùng nhận được chính xác thông tin khi họ cần.

Tại sao Omnichannel là một chiến lược tiếp thị quan trọng với ngành Chăm sóc sức khỏe?

Không khó để thấy được những giá trị vượt trội mà Omnichannel mang lại cho hoạt động Marketing của ngành Chăm sóc sức khỏe:

Tăng cường trải nghiệm của khách hàng và bệnh nhân

Nhu cầu về sức khỏe cộng đồng biến đổi mạnh mẽ cùng sự tham gia của rất nhiều nhãn hàng mới trong những năm gần đây đã tạo nên những áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp trong ngành. 

Có thể thấy rằng các doanh nghiệp trong ngành Chăm sóc sức khỏe đang cần nỗ lực rất nhiều để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, trải nghiệm khách hàng được xem là một trong những yếu tố cần được quan tâm nhiều nhất. Bởi lẽ nó tác động trực tiếp đến hành trình mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các loại hình dịch vụ Y Tế và Chăm sóc sức khỏe.

Với Omnichannel, hoạt động tiếp thị sẽ không chỉ đơn thuần là việc phát triển các website, xây dựng các nội dung trên mạng xã hội,... Doanh nghiệp sẽ bắt đầu tăng cường tương tác hai chiều với người tiêu dùng thông qua những điểm chạm công nghệ như chatbots, wearables hay các trợ lý ảo như Amazon Alexa,...

Cải thiện hiệu suất chiến dịch

Các chiến dịch Omnichannel giúp doanh nghiệp kết nối mạnh mẽ hơn rất nhiều với khách hàng bệnh nhân. Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn trong một lĩnh vực đặc thù như Chăm sóc sức khỏe - Nơi khách hàng luôn rất cần sự đồng hành của các chuyên gia, bác sĩ cũng như sự tư vấn, quan tâm từ phía nhãn hàng.

Một ví dụ từ Trung tâm Y tế Providence Holy Cross, sau khi hợp tác với Mercury Healthcare để tạo ra các chiến dịch Omnichannel, họ đã thu được hơn 10.000 bệnh nhân mới, chiếm tỷ suất lợi nhuận đóng góp là 825.247 đô la. Thành công của họ đã cho thấy một minh chứng rõ ràng: Khi nó được thực hiện đúng, Omnichannel sẽ mang lại kết quả rất tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành Chăm sóc sức khỏe.

Cách ứng dụng Omnichannel trong ngành Y Dược

Omnichannel là một trong những xu hướng tiếp thị hàng đầu hiện nay

Cách bắt đầu triển khai Omnichannel trong ngành Chăm sóc sức khỏe

Các chiến dịch Omnichannel có tiềm năng tạo ra những hiệu quả tiếp thị vượt trội cho ngành Chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc xây dựng một chiến lược tiếp thị đa kênh thành công là điều không dễ đạt được. 

Một số điều cần lưu ý để triển khai thành công Omnichannel trong Marketing ngành Chăm sóc sức khỏe như sau:

Đặt mục tiêu với KPI cụ thể

Các chiến dịch Omnichannel có đặc điểm rất sâu rộng và phức tạp với sự kết hợp của nhiều phương tiện marketing đa dạng. Vì lý do đó, để đảm bảo thực hiện chính xác định hướng ban đầu, bạn cần phải đặt mục tiêu rõ ràng trước khi thực hiện chiến dịch. Ví dụ: Bạn có muốn tăng lượng khách hàng tuyến dịch vụ tim mạch của mình lên 33% Hoặc bạn muốn tăng mức sử dụng cho các bệnh nhân hiện tại lên 10%.

Tổ chức và chuẩn hóa dữ liệu đa kênh

Dữ liệu từ cả kênh trực tuyến và ngoại tuyến cần được hợp nhất vào một nơi để đảm bảo quá trình phân tích, đo lường và đánh giá được diễn ra một cách toàn diện hơn.

Tiếp cận đúng người tiêu dùng

Hiệu quả của Omnichannel chỉ được phát huy khi chiến dịch của bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Lựa chọn các kênh tiếp cận phù hợp với khách hàng

Sau khi xác định những khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận, hãy gia tăng điểm chạm trên những kênh ưa thích của họ. Trong đó, có thể bao gồm một mạng lưới các kênh tiếp thị rộng lớn từ trực tuyến đến ngoại tuyến như: thư trực tiếp, tiếp thị trên mạng xã hội, các kênh truyền thông đại chúng,... 

Mang lại những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa

Gia tăng trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cho khách hàng là một trong những cách thức quan trọng giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang thực hiện một chiến dịch cung cấp dịch vụ chỉnh hình trong đó phần lớn khách hàng là vận động viên trẻ tuổi bị chấn thương cấp tính hoặc người trung niên bị đau khớp mãn tính. Như vậy, khi áp dụng cùng một thông điệp cho cả hai nhóm đối tượng này chắc chắn bạn sẽ khó lòng chinh phục một trong hai nhóm đối tượng hay thậm chí là bỏ lỡ cả hai.

Quản lý các chiến dịch của bạn một cách hiệu quả

Số lượng các kênh truyền thông gia tăng, trong khi mức ngân sách còn hạn chế, rất khó bạn có thể để quản lý chiến dịch Omnichannel. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành Chăm sóc sức khỏe nên cẩn trọng trong việc lựa chọn và đầu tư vào các kênh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm một đối tác tiếp thị chuyên nghiệp giúp quản lý và tối ưu hóa chiến dịch.

KẾT LUẬN

Có thể thấy Omnichannel và Multichannel đang là những xu hướng tiếp thị hàng đầu trong ngành Dược Phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng các chiến lược đa kênh chưa bao giờ là điều dễ dàng, các doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm bắt chính xác các kênh truyền thông phù hợp từ đó tạo nên mạng lưới tiếp thị tối ưu nhất.

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn