backtop

Top 10 xu hướng marketing ngành chăm sóc sức khỏe năm 2025 hiệu quả nhất

16:31- 07/11/2024

Trong năm 2025, ngành marketing y tế tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt, nhờ vào các tiến bộ công nghệ, sự thay đổi kỳ vọng của bệnh nhân và những quy định mới. Dưới đây là 10 xu hướng quan trọng mà các doanh nghiệp y tế cần chú ý để duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh kinh doanh mới.

1. Chiến lược cá nhân hóa và marketing lấy khách hàng làm trung tâm

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng mong muốn các trải nghiệm được cá nhân hóa, ngành y tế cũng không nằm ngoài xu hướng này. Theo nghiên cứu từ Accenture, 91% người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mang lại dịch vụ và sản phẩm phù hợp với từng cá nhân. Cleveland Clinic đã nhanh chóng triển khai chiến dịch email cá nhân hóa dựa trên lịch sử bệnh lý của bệnh nhân, qua đó tăng tỷ lệ phản hồi lên đến 60%.

Ngày nay, bệnh nhân cũng mong muốn những trải nghiệm cá nhân hóa tương tự như những lĩnh vực khác. Nhờ vào việc phân tích dữ liệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), các marketer y tế có thể xây dựng nội dung và dịch vụ hướng tới từng bệnh nhân cụ thể. Đó có thể là các email tiếp thị được cá nhân hóa, các quảng cáo mạng xã hội nhắm mục tiêu hoặc những gợi ý về sức khỏe dựa trên thói quen, lịch sử bệnh lý của từng cá nhân.

Cá nhân hóa trải nghiệm y tế bằng AI, mang đến dịch vụ chăm sóc phù hợp từng bệnh nhân

2. Chăm sóc sức khỏe từ xa và ứng dụng kỹ thuật số

Việc chăm sóc sức khỏe từ xa đã tăng trưởng "chóng mặt", nhất là từ sau đại dịch COVID-19. Theo báo cáo của McKinsey năm 2021, có đến 76% người tiêu dùng quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ y tế từ xa, trong khi trước đại dịch con số này chỉ dừng lại ở mức 11%. 

Sự phát triển của y tế từ xa đang trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chiến lược marketing y tế hiện nay cần tập trung nhấn mạnh những lợi ích của dịch vụ này như tính tiện lợi, an toàn cho bệnh nhân cùng khả năng tiếp cận nhanh chóng. Ngoài ra, các chiến dịch quảng bá công cụ sức khỏe kỹ thuật số như ứng dụng chăm sóc sức khỏe di động hay các thiết bị đeo thông minh sẽ thu hút được những bệnh nhân yêu thích công nghệ và muốn chủ động theo dõi sức khỏe cá nhân.

Y tế từ xa ngày càng lên “ngôi” bởi tính an toàn, tiện lợi, dễ tiếp cận mọi lúc, mọi nơi

3. Marketing giáo dục và xây dựng nội dung giá trị

Nội dung giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và uy tín trong lĩnh vực y tế. Bằng cách cung cấp những kiến thức hữu ích thông qua các blog, hội thảo trực tuyến, video,... doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân bệnh nhân lâu dài. Các nội dung này nên tập trung vào việc giải quyết những mối lo ngại phổ biến của bệnh nhân về sức khỏe, các biện pháp chăm sóc phòng ngừa hay các phương pháp điều trị hiện có.

4. Tối ưu công cụ tìm kiếm SEO

SEO đã dần trở thành yếu tố không thể thiếu trong tiếp thị y tế hiện đại khi có đến 77% bệnh nhân có xu hướng tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến trước khi đặt lịch hẹn với bác sĩ (theo Geonetric). Một ví dụ điển hình là WebMD - trang web y tế hàng đầu thế giới, đã ghi nhận hơn 100 triệu lượt truy cập mỗi tháng nhờ việc tối ưu hóa nội dung liên quan đến các từ khóa về sức khỏe và các tình trạng bệnh lý cụ thể.

Để thành công trong bối cảnh ngày càng nhiều bệnh nhân tìm kiếm thông tin y tế qua các công cụ tìm kiếm, các tổ chức y tế cần đảm bảo rằng website của mình được tối ưu hóa tốt về SEO. Các doanh nghiệp cần quan đếm đến vấn đề sử dụng từ khóa phù hợp, cung cấp nội dung chất lượng cao, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Bên cạnh đó, SEO địa phương cũng đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút bệnh nhân trong khu vực hiệu quả hơn.

SEO y tế là xu hướng marketing giúp nâng cao trải nghiệm tìm kiếm, thu hút bệnh nhân hiệu quả

5. Tương tác tích cực trên các nền tảng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội đang trở thành công cụ mạnh mẽ giúp các tổ chức y tế tiếp cận và kết nối với bệnh nhân. Việc chia sẻ những câu chuyện thành công, mẹo chăm sóc sức khỏe hay cập nhật thông tin dịch vụ đều là những cách hiệu quả để tăng cường sự tương tác với khách hàng. Ngoài ra, tương tác qua bình luận và tin nhắn cũng là cách xây dựng mối quan hệ và nâng cao sự tin tưởng, trung thành của bệnh nhân đối với thương hiệu.

Johns Hopkins Medicine đã tận dụng hiệu quả các nền tảng như Facebook và Twitter để chia sẻ câu chuyện của bệnh nhân, cung cấp lời khuyên về chăm sóc sức khỏe, tổ chức các buổi tọa đàm sức khỏe. Kết quả là họ đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt theo dõi và tương tác. Một bài đăng về mẹo bảo vệ sức khỏe tim mạch của họ đã ghi nhận hơn 1 triệu lượt xem và 10.000 lượt tương tác.

6. Hợp tác cùng influencers

Hợp tác với các influencer trong lĩnh vực y tế có thể giúp thương hiệu mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng cường uy tín. Họ có khả năng thu hút sự quan tâm của khán giả cũng như giới thiệu các dịch vụ y tế đến nhiều người hơn. Để đạt hiệu quả cao, hãy chọn những influencer có tệp người theo dõi và quan điểm tương đồng với thương hiệu.

7. Ứng dụng AI và các giải pháp tự động hóa

AI và tự động hóa đang thay đổi cách thức hoạt động của marketing y tế, tạo ra sự tối ưu hóa từ quy trình tương tác đến các chiến dịch. Theo Accenture, AI có thể mang lại giá trị kinh tế toàn cầu lên đến 150 tỷ USD trong ngành y tế vào năm 2026. Những công cụ như chatbot hoặc các chiến dịch email tự động sẽ duy trì kết nối với bệnh nhân một cách hiệu quả. Ngoài ra, AI và tự động hóa không chỉ cải thiện hiệu suất mà còn đảm bảo bệnh nhân luôn nhận được thông tin kịp thời, tối ưu trải nghiệm người bệnh. Mặt khác, AI cũng được sử dụng để phân tích dữ liệu, đưa ra những dự báo thống kê giúp các doanh nghiệp Dược xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Tại Việt Nam, FPT Long Châu cũng là một trong những thương hiệu tiêu biểu ứng dụng AI. Nhờ việc sử dụng AI trong quá trình phân tích dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm, Long Châu đã giảm tỷ lệ Stockout từ 13% về dưới 5%.

8. Nhận ý kiến phản hồi và đánh giá từ bệnh nhân

Những đánh giá và trải nghiệm thực tế từ bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Theo BrightLocal, 84% người tiêu dùng tin tưởng các đánh giá trực tuyến giống như lời khuyên cá nhân. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp y tế đã khuyến khích người bệnh để lại các đánh giá tích cực trên các nền tảng như Google, Yelp,... Việc hiển thị hoặc ghim những đánh giá này trên website hay các trang mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu xây dựng lòng tin và tạo ấn tượng tốt cho những người đang cân nhắc lựa chọn dịch vụ.

9. Marketing đa kênh

Chiến lược tiếp cận đa kênh hướng đến mục tiêu mang lại những trải nghiệm đồng bộ và liền mạch cho bệnh nhân. Khi kết hợp giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến như email marketing, mạng xã hội, thư trực tiếp, sự kiện,... sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và tương tác với bệnh nhân ở mọi nơi. 

Nguồn: Tổng hợp
Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn