backtop

Truyền thông Marketing là gì? 5 bước xây dựng chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả!

Truyền thông Marketing là một phần không thể thiếu trong những nỗ lực tiếp thị, quảng bá của doanh nghiệp. Vậy truyền thông Marketing là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để có được một chiến lược  truyền thông Marketing hiệu quả ? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu khái niệm này ngay trong bài viết dưới đây. 

Truyền thông Marketing là gì?

Truyền thông Marketing (Marketing Communication) là hoạt động tích hợp, sử dụng phương thức truyền thông đa dạng (Quảng cáo, PR,...) nhằm truyền tải một thông điệp, nội dung nhất định. 

Hiểu đơn giản hơn, truyền thông trong Marketing bao gồm các thông điệp phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp có thể triển khai để tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình.

Truyền thông marketing là một trong những công cụ tiếp thị không thể thiếu
Truyền thông marketing là một trong những công cụ tiếp thị không thể thiếu

Truyền thông marketing có vai trò là những công cụ sử dụng nhằm thông báo, thuyết phục hay nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, thương hiệu theo cách trực tiếp và gián tiếp. Do đó, truyền thông marketing đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp và giúp họ có thể giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Các hình thức truyền thông Marketing chính:

Trên thực tế có nhiều hình thức truyền thông đến khách hàng, nhưng vẫn có thể phân biệt được thành hai loại chính:

Có nhiều hình thức truyền thông marketing đa dạng
Có nhiều hình thức truyền thông marketing đa dạng

Truyền thông phi cá thể

Truyền thông phi cá thể có thể kể đến như các hoạt động thúc đẩy thương mại, quảng cáo, truyền thông điện tử hay trưng bày tại điểm bán. Một số loại hình quảng cáo truyền thống qua báo chí, truyền hình, biển quảng cáo, tờ rơi cũng thuộc vào hình thức này. . 

Truyền thông Marketing cá thể (trực tiếp đối mặt)

Đây là hình thức liên kết trực tiếp giữa nhân viên bán hàng với từng khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng qua các phương tiện như điện thoại, thư điện tử, tặng phiếu quà tặng giao tận nhà. Từ đó, thúc đẩy việc tiếp nhận phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng. 

Có khá nhiều hình thức truyền thông để doanh nghiệp lựa chọn, bạn có thể sử dụng một, hoặc nhiều phương thức Marketing tích hợp để đạt được hiệu quả cao tùy theo ngân sách, điều kiện và những mục tiêu của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, cần phải xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định cho các hình thức truyền thông. Một số ý kiến cho rằng  truyền thông phi cá thể là lãng phí, không mang lại hiệu quả cao như truyền thông cá thể. Thực tế, truyền thông phi cá thể cũng mang lại rất nhiều lợi ích trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng. 

Mục tiêu của việc làm truyền thông Marketing

Một số mục tiêu chính của hoạt động truyền thông Marketing bao gồm:

Xây dựng sự nhận biết (Awareness building)

Sản phẩm mới hay thương hiệu mới thường ít nhận được sự chú ý của người dùng, họ cần tập trung vào việc xây dựng sự nhận biết với các nhiệm vụ sau: 

  • Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và chọn kênh truyền thông phù hợp.
  • Truyền thông cho thị trường biết vị trí của doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ có thể cung cấp.      

Truyền tải thông tin (Informational)

  • Truyền tải đến khách hàng trên thị trường thông tin về sản phẩm mới.
  • Thông báo về việc thay đổi, điều chỉnh giá sản phẩm.
  • Giới thiệu về các dịch vụ có sẵn.
  • Thay đổi những hiểu lầm, nhận thức chưa đúng đắn về sản phẩm .
  • Xây dựng một hình ảnh đặc biệt, thương hiệu mang tính cách riêng đặc trưng cho doanh nghiệp
     

Mục tiêu thuyết phục (Persuasive):

  • Thay đổi suy nghĩ, quan điểm về đặc tính của sản phẩm
  • Điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng
  • Kích thích hành động mua hàng ngay
  • Thuyết phục khách hàng tiềm năng tiếp nhận thêm thông tin

 

Truyền thông Marketing giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều mục tiêu cụ thể
Truyền thông Marketing giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều mục tiêu cụ thể

 Mục tiêu nhắc nhở (Reminding):

  • Nhắc khách hàng rằng những sản phẩm này có thể sẽ giúp ích cho họ trong tương lai. 
  • Ghi dấu với  khách hàng địa điểm họ có thể mua sản phẩm. 
  • Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức độ cao nhất

Mục tiêu xây dựng thương hiệu (Brand building):

Đối với những doanh nghiệp mới, truyền thông marketing thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu giúp bạn tạo dựng tên tuổi, hình ảnh và kí hiệu đặc trưng, đồng thời giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết được doanh nghiệp. Còn đối với những tên tuổi lớn  thì mục tiêu của xây dựng thương hiệu là là tạo nên những điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh để tạo dấu ấn vững chắc trên thị trường.       

Mục tiêu thay đổi nhận thức (Change perception)

Mục tiêu truyền thông này có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp. 

Ví dụ: Lúc trước, khi khách hàng nghe đến thương hiệu BlueStone họ sẽ chỉ nghĩ đến những sản phẩm gia dụng chăm sóc nhà bếp. Nhưng hiện nay, công ty LASSEN INNOVATION PTE.LTD - chủ sở hữu của thương hiệu này mong muốn cho khách hàng thấy BlueStone là một thương hiệu cung cấp đa dạng sản phẩm. Họ tung ra thị trường nhiều sản phẩm hơn, từ chăm sóc môi trường (Máy hút bụi, máy lọc không khí,...) hay chăm sóc sắc đẹp, trang phục (máy sấy tóc, bàn là,...). Sau khi truyền thông thành công, khách hàng đã dần thay đổi nhận thức về BlueStone cũng như lựa chọn tìm kiếm đa dạng sản phẩm của nhãn hàng này hơn, từ đó giúp tăng nhận diện thương hiệu.

Mục tiêu bán hàng (Sell a product)

Mục tiêu này gắn liền với nhiều hoạt động kinh doanh và các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng nhằm bán được nhiều nhất sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (comparing competition)

Mục tiêu truyền thông này được sử dụng rộng rãi trong những ngành nghề, lĩnh vực,…mà khách hàng dễ bị tác động bởi các đặc điểm và tính năng nổi bật của sản phẩm.

Dù là mục tiêu truyền thông nào, bạn cũng cần đảm bảo quảng cáo các thông tin đúng sự thật của sản phẩm để tránh dẫn đến phản tác dụng. 

Các bước xây dựng chiến lược Truyền thông Marketing

Để có được một chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả, doanh nghiệp nên thực hiện theo những bước sau:

Các bước cần thiết cho một chiến lược truyền thông marketing hiệu quả
Các bước cần thiết cho một chiến lược truyền thông marketing hiệu quả

Xác định trước đối tượng khách hàng tiềm năng

Trước khi bắt đầu xây dựng một chiến lược truyền thông, doanh nghiệp phải xác định rõ đối tượng cần truyền thông là ai để phân loại rõ ràng 2 phân khúc khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Vì với từng phân khúc đối tượng, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau.

Doanh nghiệp cũng cần xem xét đến những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa những nhóm khách hàng hiện tại như nhân khẩu học, tâm lý, sở thích hay lối sống. Việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền thông sẽ càng có tính thuyết phục cao hơn.

Xác định được mục tiêu mà Truyền thông Marketing muốn hướng tới

Sau khi xác định được đối tượng cho chiến lược truyền thông Marketing của mình, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu cần đạt được thông qua chiến lược này.

Mục tiêu truyền thông của một doanh nghiệp hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu, gia tăng sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm cụ thể,…Từ đó sẽ giúp bạn có cơ sở để xây dựng và đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.

Xây dựng thông điệp Truyền thông trong Marketing

Thông điệp truyền thông (Media Message) là những nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải hoặc hướng người tiêu dùng biết đến tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Tuy nhiên việc thông điệp này có đáng tin và được chấp nhận hay không một phần do cách truyền tải của doanh nghiệp phần còn lại là quyền của người tiêu dùng.

Dưới góc nhìn của những người làm Marketing, thông điệp truyền thông là biểu hiện mà những nhà quản trị Marketing muốn đối tượng mục tiêu ghi nhớ trong tâm trí làm tác động đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của họ, từ đó đóng góp vào giá trị thương hiệu.

Xây dựng chiến lược và chiến dịch tiếp cận

Xây dựng chiến lược truyền thông marketing bao gồm những hoạt động truyền tải thông tin, lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp nhằm xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm vào tâm trí khách hàng. Từ đó thúc đẩy hành động mua hàng và cải thiện doanh số.

Khi có được sự thấu hiểu về thị trường và đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp mới có thể xây dựng chiến lược tiếp cận một cách hiệu quả. Bên cạnh đó bạn cũng cần xác định thông điệp muốn truyền tải, thông điệp đó phải phản ánh được những nỗ lực của doanh nghiệp với mong muốn người dùng sẽ quan tâm và ghi nhớ. 

Có thể truyền tải nội dung đến khách hàng bằng phương tiện tự xây dựng như Email, website, blog,... hay Viral thông qua bài đăng từ các website khác, SEO, báo chí,..và tiếp thị trả phí trên nền tảng Google Ads, Facebook Ads...tuỳ vào khả năng của doanh nghiệp cũng như đặc điểm người dùng và thị trường tiêu thụ.

Đo lường, giám sát và hiệu chỉnh

Để đo lường các hoạt động chính xác và hiệu quả thì bạn cần sử dụng các  công cụ giám sát truyền thông. Điều này sẽ giúp theo dõi chặt chẽ các KPI quan trọng và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông marketing.

Việc giám sát thường xuyên giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt những vấn đề xảy ra trong quá trình thực thi chiến lược. Qua đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chiến lược truyền thông của mình một cách phù hợp với mục tiêu truyền thông theo từng giai đoạn cụ thể. 

Một số công cụ giám sát truyền thông trên các kênh Social Media:

  • Brand24: Công cụ giám sát xã hội cho phép quản lý danh tiếng của doanh nghiệp trên Internet. Khi phát hiện các vấn đề tích cực, tiêu cực hoặc trung tính, công cụ này sẽ thông báo cho người dùng. Qua đó, Brand 24giúp doanh nghiệp nắm bắt được đánh giá của khách hàng và kịp thời phát hiện các vấn đề khủng hoảng truyền thông, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp. .
  • Agorapulse là công cụ quản lý phương tiện truyền thông xã hội độc đáo, giúp bạn đăng đúng nội dung vào thời điểm thích hợp.
  • Social Bakers: Đây là một công cụ tập trung chủ yếu vào phân tích cảm nhận,đánh giá của khách hàng, giúp theo dõi các cuộc hội thoại của thương hiệu trên internet. Nó được trang bị rất nhiều chức năng miễn phí mà bạn có thể dễ dàng theo dõi những người có ảnh hưởng, từ đó lập bản đồ khách hàng cụ thể

Một số công cụ truyền thông Marketing hiệu quả

Dưới đây, là các kênh truyền thông phổ biến giúp doanh nghiệp tiếp cận đến gần hơn với người tiêu dùng.

Các công cụ truyền thông Marketing đa dạng hiện nay
Các công cụ truyền thông Marketing đa dạng hiện nay

Quảng cáo trên mạng xã hội

Là một phương thức quảng cáo trên các kênh mạng xã hội như: Facebook, Youtube, TikTok, Instagram...người dùng tạo ra các sản phẩm truyền thông như: bài viết, hình ảnh, video,…sau đó đăng tải và chia sẻ trên các nền tảng này. Tại đây doanh nghiệp sẽ mất phí quảng cáo nhưng khả năng tiếp cận các nhóm đối tượng khách hàng lớn. 

Ưu điểm nổi bật của quảng cáo trên mạng xã hội là khả năng lan truyền rộng khắp và phổ biến. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ mà không có rào cản về mặt địa lý.

Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM)

SEM là một tổ hợp gồm có SEO-Search Engine Optimization và PPC-Pay Per Click Ads. SEM là tổng hợp tất cả các hành động nhằm nâng cao thứ hạng của một website, thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing, Yahoo,…Trong đó:

 

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO): Là tập hợp các phương pháp làm tăng thứ hạng của một website trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Trả tiền theo cú nhấp chuột (Pay Per Click Ads – PPC): có nghĩa là trả tiền cho mỗi lần click chuột, PPC là hình thức quảng cáo trực tuyến có mất phí. Khi đó nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi lần click chuột vào liên kết quảng cáo khi vào landing page (trang đích) hoặc website của họ. Một số nhà cung cấp dịch vụ PPC như: Google Adword, Facebook,….

Tối ưu hóa các mạng xã hội (Social Media Optimization – SMO): Đây là cách tối ưu hóa trang web bằng cách xây dựng các liên kết giữa trang web với mạng xã hội. Phương thức này sử dụng để gắn kết khách hàng và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về sản phẩm, dịch vụ mới.

Marketing thông qua kết quả search video (Video Search Marketing – VSM): Phương thức này tiếp thị thông qua hình thức tối ưu các video clip ngắn được chia sẻ trên các website để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm. Youtube là một trang đang đứng đầu về dịch vụ này.

KẾT LUẬN

Ngoài việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt đáp ứng được mong muốn của người dùng thì việc doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tạo dấu ấn đối với khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết này, PharMarketing cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích về truyền thông marketing, giúp bạn áp dụng thành công vào doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn