backtop

Traffic là gì? 5 yếu tố quan trọng làm tăng Traffic cho website

Thuật ngữ Traffic rất hay được sử dụng trong lĩnh vực SEO nói riêng và Marketing Online nói chung. Khi traffic hay lưu lượng truy cập tăng, điều đó có nghĩa là nhiều người vào trong website để tìm hiểu thông tin, sản phẩm và nội dung triển khai đã bắt đầu mang đến hiệu quả nhất định. Vậy traffic là gì và doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ số này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây của PharMarketing nhé!

Định nghĩa Traffic? Traffic tiềm năng là gì?

Traffic là gì?

Traffic là một thuật ngữ dùng để mô tả tổng số lượt truy cập và hoạt động của người dùng trên website. Mỗi một trang đích sẽ có lượng traffic khác nhau, số lượt truy cập vào website càng cao sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội tiếp cận và thu hút những khách hàng tiềm năng. 

Traffic là gì?
Traffic là gì?

Do vậy, traffic là một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả của nội dung truyền thông mà doanh nghiệp triển khai, đồng thời đánh giá các hoạt động marketing, phát triển thương hiệu.

Traffic tiềm năng là gì?

Khác với Traffic thông thường, traffic tiềm năng là lưu lượng truy cập ước tính mà một từ khóa có thể mang lại cho website, trong đó mỗi từ khóa khác nhau sẽ có khả năng đem lại lượng traffic khác nhau.

Hầu hết những người làm công việc SEO thường đặt ra mục tiêu nhất định về lưu lượng traffic website mà từ khóa mang lại trước khi bắt đầu công việc SEO cho từ khóa đó. 

Traffic tiềm năng là một trong những chỉ số quan trọng trong việc xây dựng website, chỉ số này giúp bạn đánh giá và xây dựng chiến lược gia tăng lưu lượng truy cập cho website - điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được trong mọi chiến dịch Marketing Online. 

Các kênh Traffic phổ biến

Để hiểu rõ traffic (lưu lượng truy cập website), chúng ta cần hiểu rõ các kênh lưu lượng truy cập. Dựa trên tiêu chí phân loại theo kênh trên Google Analytics thì traffic website được phân loại theo 5 kênh chính gồm có:

Social traffic

Social traffic được hiểu là lưu lượng truy cập thông qua các trang mạng xã hội, bao gồm những người dùng đến với trang web của bạn thông qua liên kết trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,… 

Số lượng Social traffic phụ thuộc vào mức độ tương tác và hoạt động của doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội. Một giải pháp hiệu quả để tăng traffic trong hình thức này là xây dựng các nhóm, cộng đồng với độ tương tác cao.

Organic Search traffic

Organic Search traffic dùng để nói đến lưu lượng người dùng truy cập vào trang web từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trên bảng xếp hạng của Google thông qua các truy vấn cụ thể. 

Để tối ưu Organic Traffic, doanh nghiệp cần ưu tiên sản xuất bài viết có nội dung hấp dẫn, chất lượng. Người đọc thường có xu hướng tìm kiếm và đọc những nội dung ấn tượng, hữu ích, cung cấp thông tin mới lạ xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Nếu website của doanh nghiệp là một nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy thì sẽ giữ chân được người dùng trong các lần tiếp theo. 

Direct traffic

Direct traffic là thuật ngữ chỉ lượng truy cập trực tiếp vào website mà không thông qua bất kỳ website trung gian nào khác. Người dùng có thể click vào dấu trang đã lưu trước đó hoặc gõ URL của trang web trên thanh địa chỉ.

Tuy số lượng Direct traffic thường rất nhỏ nhưng doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến chỉ số này vì điều này thể hiện sự tin tưởng và mức độ trung thành của người dùng trên website . Để tăng lượng Direct traffic, nhiều doanh nghiệp chọn cách quảng bá website thông qua hình thức online và offline. 

Referral traffic

Referral traffic có được khi người dùng thông qua link liên kết từ website khác để truy cập vào website của bạn mà không phải qua công cụ tìm kiếm như Google.

Để tăng Referral traffic, có thể đặt backlink trong nội dung bài viết, comment hay chữ ký người dùng,…và chắc chắn rằng đó là những backlink chất lượng, đảm bảo không vi phạm vào các thuật toán của công cụ tìm kiếm.

Paid traffic

Paid traffic có được khi người dùng truy cập vào trang web thông qua các quảng cáo trả phí. Chẳng hạn như khách hàng truy cập website từ quảng cáo trên Facebook hay Google AdWords.

Hình thức này giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát lưu lượng khách hàng truy cập, tuy nhiên nhược điểm của Paid traffic là tốn nhiều chi phí. 

Tầm quan trọng của Traffic

Traffic là một trong các chỉ số quan trọng hàng đầu trong SEO và cũng là mục tiêu hướng tới của rất nhiều website trong các chiến dịch marketing online hiện nay.

Tầm quan trọng của Traffic
Tầm quan trọng của Traffic

Lưu lượng truy cập vào website càng nhiều đồng nghĩa với khách hàng đang quan tâm hơn đến website hoặc sản phẩm/dịch vụ của website đó. Chính vì vậy, traffic đánh dấu sự thành công cho việc phát triển thương hiệu cũng như gia tăng cơ hội bán hàng.

Tầm quan trọng của traffic có thể tóm gọn trong các yếu tố sau:

  • Gia tăng mức độ phổ biến của website.
  • Góp phần xây dựng độ tin cậy của trang web.
  • Là công cụ đo lường, đánh giá mức độ quan tâm của người dùng đối với website.
  • Giúp gia tăng khách hàng mới.
  • Là tiêu chí đánh giá website trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.    

Những công cụ hỗ trợ kiểm tra Traffic Website

Công cụ kiểm tra traffic trên website bạn sở hữu

Chủ sở hữu của một website có thể sử dụng 2 công cụ miễn phí dưới đây để kiểm tra và theo dõi, đánh giá lượng traffic trên website.

Google Analytic

Google Analytic là một công cụ trực tuyến cho phép người dùng có thể theo dõi được các số liệu trên website. Công cụ này cung cấp các dữ liệu về traffic, kiểm soát kênh traffic, nguồn phương tiện….Ngoài ra, Google analytic giúp bạn phân tích hành vi cụ thể của người dùng trên website. 

Một số chức năng tiêu biểu của Google analytic

  • Báo cáo thời gian thực: Cho phép theo dõi hoạt động của người dùng đang hoạt động trên website. Dữ liệu được cập nhật và báo cáo liên tục ngay sau khi người dùng truy cập. Báo cáo thời gian thực cho biết số người đang trên website, họ đến từ nguồn backlink hay từ khóa? hoặc từ vị trí địa lý nào.
  • Theo dõi đối tượng: Công cụ này cũng cho phép theo dõi các đối tượng được phân loại theo nhân khẩu học, hành vi, công nghệ, luồng người dùng,… Nó giúp phân biệt được giới tính, độ tuổi và các danh mục về sở thích của những người truy cập website. Từ các báo cáo này có thể nhắm chính xác mục tiêu cho các chiến dịch quảng cáo tiếp theo.
  • Lưu lượng truy cập: Analytic cũng thống kê chi tiết lưu lượng truy cập website theo ngày, tháng, năm. Bao gồm: người dùng đến từ đâu,  người dùng mới chiếm bao nhiêu %, số phiên (Phiên là một nhóm các tương tác của người dùng trên website trong một khoảng thời gian nhất định), tỷ lệ thoát, thời gian trung bình của phiên,...
  • Hành vi: Đặc biệt Analytic còn cho phép bạn kiểm tra được luồng hành vi của người dùng. Chức năng này cho phép biết được số lần xem trang, tỷ lệ thoát, thời gian trung bình trên web. Từ đó chủ sở hữu biết cần thay đổi phần nào, hay cần tập trung cho nội dung gì của website.

Google Search Console

Google Search Console là một công cụ miễn phí của Google cung cấp để  theo dõi, duy trì và khắc phục sự cố liên quan đến sự hiện diện của website trong trang kết quả tìm kiếm.

Google Search Console chuyên tiếp nhận các nguồn traffic tự nhiên và phân tích kết quả. Công cụ này cho phép chủ sở hữu theo dõi traffic người dùng bằng chỉ số “tổng số lần click chuột của người dùng” vào trang web. Người dùng có thể kiểm tra được traffic vào website cụ thể với từng trang, quốc gia, thiết bị, ngày, tháng, năm,...

Cách theo dõi traffic từ công cụ Search Console:

  • Bước 1: Click vào link công cụ Search Console sau đó chọn hiệu suất.
  • Bước 2: Chọn phạm vi ngày cần kiểm tra traffic.
  • Bước 3: Kiểm tra lưu lượng truy cập của website trong phần tổng số lượng tìm kiếm.

Công cụ kiểm tra traffic trên website đối thủ

Công cụ Ahrefs

Là công cụ phân tích Backlink và những yếu tố SEO bao gồm việc theo dõi và kiểm tra traffic của website. Tuy nhiên cần trả phí để sử dụng công cụ này, chi phí bỏ ra sẽ tương đương với số tính năng được sử dụng.

Công cụ Ahrefs
Công cụ Ahrefs

3 chỉ số quan trọng trong công cụ Ahref

  • Organic Keywords: là những từ khóa đang mang đến lượt truy cập tự nhiên (Organic Traffic) cho website của bạn thông qua quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Organic Traffic: Chỉ số ước chừng lượng truy cập tự nhiên mang lại cho trang.
  • Traffic Value: Chi phí ước tính bạn cần trả cho lượng truy cập tự nhiên.

Công cụ SimilarWeb

Là công cụ kiểm tra traffic website khá đầy đủ. Công cụ này có bản trải nghiệm, có thể dùng thử trước khi mua gói trả phí chính thức.

Những thông số cho phép kiểm tra như sau: 

  • Nguồn traffic theo quốc gia và lĩnh vực.
  • Search traffic bao gồm 2 bộ phận: organic search và paid search.
  • Display advertising là nguồn traffic thu về từ quảng cáo hiển thị.
  • Số lượng người dùng truy cập vào trang.

Công cụ Alexa

Alexa là công cụ check traffic có trả phí. Công cụ này vô cùng hữu ích vì cung cấp  nhiều thông số để phân tích. Một số tính năng nổi bật của công cụ này cần kể đến như Traffic source (Nguồn gốc lưu lượng truy cập), Referral sites (Các trang web giới thiệu),  Audience overlap (Các yếu tố trùng lặp),...

Công cụ SEMRush

SEMRush hỗ trợ chủ sở hữu phân tích xu hướng tìm kiếm hiện tại của người dùng và từ khóa đó đem lại bao nhiêu traffic về cho website. Công cụ này cũng cho phép kiểm tra dữ liệu của đối thủ, từ khóa nào đang được đối thủ sử dụng.

Traffic Estimate

Traffic Estimate là công cụ cho phép kiểm tra traffic miễn phí ở bất kỳ tên miền nào, với ưu điểm này có thể theo dõi lưu lượng traffic của đối thủ mọi lúc mọi nơi, do đó có thể dễ dàng so sánh website của mình khi cần đưa ra những chiến lược để tăng traffic.

Những yếu tố quan trọng làm tăng Traffic cho Website

SEO website phù hợp với hệ thống tìm kiếm và nhu cầu khách truy cập

Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm có thể giúp website tăng thứ hạng, từ đó người dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy trang web của bạn khi tiến hành tìm kiếm và gia tăng khả năng truy cập vào website. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong SEO chính là từ khóa. Quá trình SEO từ khóa sẽ bắt đầu với việc SEO Onpage bao gồm việc xây dựng nội dung hữu ích và hấp dẫn, viết tiêu đề nổi bật, đảm bảo đúng mật độ từ khóa,…

yếu tố quan trọng làm tăng Traffic
Yếu tố quan trọng làm tăng Traffic

Sau đó là giai đoạn SEO Offpage, công việc chủ yếu trong giai đoạn này gồm có xây dựng social, viết báo, đi backlink, guest post,….

Cuối cùng để traffic tăng nhanh và bền vững thì nên chọn SEO tổng thể thay vì SEO từ khóa. SEO tổng thể triển khai toàn bộ nội dung, giúp nắm bắt toàn bộ cơ hội tăng traffic cho website.

 Xây dựng kênh media truyền thông xã hội

Trước khi bắt tay xây dựng hệ thống social cần liệt kê và chọn ra những trang social có lượng người sử dụng lớn và phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của website. Những bí quyết để có thể xây dựng mạng social hiệu quả gồm có:

  • Nhất quán trong truyền tải nội dung của tất cả các mạng social.
  • Sử dụng video và hình ảnh kích thích thị giác.
  • Luôn gắn hashtag từ khóa giúp bài viết dễ dàng được tìm thấy.
  • Copy link bài chia sẻ và submit.

Chạy quảng cáo trên các nền tảng lớn (facebook, google)

Chạy quảng cáo là một cách tăng traffic tự nhiên hiệu quả cho website. Chủ sở hữu có thể chạy quảng cáo trên các nền tảng lớn điển hình như Google, Facebook.

Bí quyết để chạy quảng cáo hiệu quả là tạo ra nội dung hấp dẫn, phù hợp với từng phân khúc đối tượng người dùng, sử dụng ngân sách, lựa chọn những khung giờ vàng và thời điểm thích hợp.

Xây dựng nội dung thu hút


Xây dựng nội dung hấp dẫn là một trong những chìa khoá để kéo chân khách hàng dừng lại ở quảng cáo. Bất kì một chi tiết nhỏ như tiêu đề, sapo, nội dung, hình ảnh, video... đều cần được chỉnh chu và thu hút khách hàng.

Chiến lược Email Marketing

Yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của một chiến lược email Marketing chính là danh sách dữ liệu khách hàng chất lượng. Khi có thông tin cụ thể từ khách hàng, bạn hãy xây dựng kịch bản gửi email theo nhu cầu, hành vi của họ và sử dụng các công cụ theo dõi, đánh giá để điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

Chiến thuật tiếp thị qua email gồm có:

  • Xây dựng một cuốn ebook miễn phí.
  • Sử dụng pop-up không gây phiền nhiễu xuất hiện sau 20-30s.
  • Sử dụng cửa sổ pop-up yêu cầu người dùng đăng ký.
  • Sử dụng hộp đăng ký ở cuối mỗi bài viết.
  • Cung cấp giá trị tuyệt vời trong nội dung bài viết.
  • Tạo một động lực thúc đẩy người dùng đăng ký.

KẾT LUẬN

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về traffic trong marketing cũng như cách tăng traffic hiệu quả cho website. Chúc bạn thành công trong quá trình chinh phục website triệu view!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn