backtop

Thương mại điện tử B2B là gì? Các hình thức và vai trò quan trọng của mô hình 

Trải qua giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều xu hướng kinh doanh mới đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng, trong đó phải kể đến thương mại điện tử B2B. Theo báo cáo DHL Express, mô hình này dự kiến sẽ tăng hơn 70% vào 2027, đạt 20.9 tỷ USD. Vậy thương mại điện tử B2B là gì? Những ngành nghề, lĩnh vực nào có thể áp dụng thành công?

Khái niệm thương mại điện tử B2B 

Thương mại điện tử B2B (Business to Business)là mô hình kinh doanh trực tuyến mà ở đó cả người bán và người mua đều là doanh nghiệp. Các công ty sẽ cùng trao đổi, thỏa thuận mua bán để đi đến thống nhất, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên chứ không phải là hình thức kinh doanh giữa thương hiệu và người dùng cá nhân như mô hình B2C. 

Các mô hình thương mại điện tử B2B hiện nay 

Thương mại điện tử B2B được chia làm 2 hình thức chính gồm:

Sàn thương mại điện tử B2B

Đây là nền tảng được xây dựng bởi một doanh nghiệp là trung gian để các thương hiệu và người dùng cuối kết nối với nhau. Mô hình còn có tên gọi khác là B2B2c (doanh nghiệp với doanh nghiệp với khách hàng). Tại đây, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau với mức giá, chất lượng thỏa mãn mọi yêu cầu. Theo đó, doanh nghiệp cũng có thể nâng cao lượng khách hàng tiềm năng nhờ các sàn thương mại điện tử B2B này. 

Chẳng hạn như Thuocsi là một ví dụ điển hình cho mô hình B2B nổi bật hiện nay. Thay vì tập trung kinh doanh một loại sản phẩm nhất định, Thuocsi là nhà phát triển trung gian, kết nối  các nhà thuốc, bệnh viện với các bên phân phối dược phẩm đạt chuẩn. Qua đó giải quyết được bài toán khó khăn về gián đoạn nguồn cung ứng, hạn chế tình trạng dược phẩm giả, kém chất lượng. Hiện nay, Thuocsi đã liên kết với hơn 2000 doanh nghiệp Dược phẩm, cung cấp 3500 sản phẩm dược và có mặt ở nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Campuchia, Singapore, Thái Lan.

Các mô hình thương mại điện tử B2B hiện nay 
Thuocsi là một trong những mô hình B2B ngành dược phẩm nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Á

 

Website thương mại điện tử B2B

Mô hình thương mại điện tử B2B này sẽ dùng hệ thống website làm nền tảng trao đổi, mua bán và kết nối với các doanh nghiệp khác. Các lĩnh vực, ngành hàng về công nghệ, phần mềm hoặc bán sỉ số lượng lớn như đại lý, nhà phân phối, v.v sẽ thích hợp với loại hình này hơn vì giảm bớt được sự cạnh tranh với các đối thủ. 

Tuy nhiên, để thu hút được người dùng quan tâm và tăng lượng traffic tự nhiên, doanh nghiệp phải thiết kế website chuyên nghiệp, đẹp mắt, đảm bảo đầy đủ các yếu tố SEO, điều hướng hiệu quả. 

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình thương mại điện tử B2B 

Trước khi áp dụng mô hình thương mại điện tử B2B, các công ty phải xác định được những thuận lợi và khó khăn như sau:

Ưu điểm 

1. Tối ưu ngân sách

Các thương hiệu khi áp dụng thương mại điện tử B2B trong hoạt động kinh doanh có thể cắt giảm nhiều nhân lực, chi phí không đáng có như tiền thuê mặt bằng, điện nước, tiền lương, v.v. 

Các sàn hay website thương mại điện tử luôn vận hành 24/7 nên bất kỳ thời gian nào bạn cũng có thể tiếp nhận đơn hàng và thực hiện giao dịch. Đặc biệt, khách hàng cũng dễ dàng tìm hiểu sản phẩm và ra quyết định mua hàng mà không cần chờ tư vấn từ nhân viên. 

2. Phát triển kênh phân phối 

Bên cạnh những kênh bán hàng offline, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng tiếp cận và chuyển đổi người dùng trên toàn cầu nhờ các mô hình thương mại điện tử B2B với chi phí thấp hơn nhiều lần. 

Hiện nay, nhiều sàn thương mại quốc tế như Shopee, Lazada, Amazon, Alibaba, v.v sở hữu lượng người truy cập và hoạt động tích cực đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, các thương hiệu đều có tiềm năng mở rộng kênh phân phối, tiêu thị ra nhiều khu vực, thị trường quốc tế. 

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình thương mại điện tử B2B 
Doanh nghiệp có thêm nhiều kênh phân phối trực tuyến khi thực hiện thương mại điện tử B2B

3. Khai thác thông tin khách hàng 

Trên các hệ thống thương mại điện tử B2B đều có tính năng thu thập dữ liệu, lịch sử và hành vi mua sắm của người dùng một cách tự động, nhanh chóng. Mọi sở thích, thói quen, sự quan tâm về sản phẩm, dịch vụ đều được ghi nhận chi tiết. Từ cơ sở dữ liệu này, các nhà cung cấp có thể khai thác insight, nhu cầu để đưa ra các chiến lược thúc đẩy doanh thu hoặc chăm sóc khách hàng hiệu quả. 

4. Tối ưu trải nghiệm khách hàng

Ngày nay, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của mình nên ngoài chất lượng họ còn quan tâm đến trải nghiệm hài lòng, tích cực từ thương hiệu. Thậm chí, họ có thể sẵn lòng giới thiệu tốt về bạn đến mọi người xung quanh. 

Thương mại điện tử chính là công cụ đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt các dịch vụ khách hàng. Thông qua các sàn hoặc website thương mại điện tử, người dùng sẽ trải nghiệm quá trình mua hàng liền mạch, nhanh chóng và vô cùng tiện lợi. 

5. Cá nhân hóa

Hiện nay, người dùng đều hướng đến việc cá nhân hóa trong mọi hoạt động mua hàng và trải nghiệm. Họ thường chỉ tiếp nhận những thông tin, vấn đề phù hợp và liên quan đến bản thân. Các hình thức thương mại điện tử B2B cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận người dùng theo hướng đi này. Chẳng hạn, khách hàng của bạn là những đại lý thường mua sản phẩm X qua website thương mại điện tử, họ sẽ được nhận tự động các thông tin giới thiệu sản phẩm X1, X2 có liên quan đến sản phẩm chính. Tại đây, người dùng sẽ có thêm lựa chọn và cân nhắc mua thêm, tăng giá trị đơn hàng. 

Ưu điểm cá nhân hóa trong thương mại điện tử b2b
Người dùng cảm thấy hài lòng hơn với các dịch vụ chăm sóc khách hàng được cá nhân hóa

Nhược điểm 

Chi phí vận hành thương mại điện tử cao

Để xây dựng một website thương mại điện tử hoàn thiện đòi hỏi bạn phải có năng lực công nghệ thông tin nhất định. Nếu công ty không có đội ngũ kỹ sư, lập trình viên chuyên nghiệp buộc phải thuê ngoài. Chi phí sẽ dao động tùy thuộc vào yêu cầu, tính năng quy mô của website. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải dành một khoảng ngân sách cho việc duy trì, quản trị website thường xuyên. 

Hạn chế ra quyết định mua hàng 

Đây là khó khăn chung của ngành thương mại điện tử B2B bởi vì chi tiêu của doanh nghiệp lớn thường phải suy xét, cân nhắc cẩn thận hơn so với người tiêu dùng cá nhân. Đặc biệt, khi bán hàng online, rất khó để khiến các công ty tin tưởng chỉ với những thông tin, nội dung trên một website chưa có cơ hội tiếp xúc trực tiếp. 

Hiện nay có nên xây dựng website thương mại điện tử

Liệu có nên áp dụng mô hình thương mại điện tử B2B vào kinh doanh hay không phụ thuộc vào đặc điểm ngành hàng, sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu như công ty có nhu cầu phục vụ đối tác, khách hàng của mình trên đa dạng nền tảng, kênh phân phối có thể lựa chọn phát triển thêm website. Hoặc mặt hàng của bạn là sản phẩm vô hình như giải pháp công nghệ, hệ thống, phần mềm thì đây cũng là sự lựa chọn hợp lý. 

Ngoài ra, yếu tố chi phí cũng là cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp. Việc xây dựng và duy trì các nền tảng thương mại điện chuyên nghiệp sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian, công sức mà bạn không nên đánh giá thấp. 

Kết luận 

Mọi mô hình kinh doanh đều chứa đựng các điểm mạnh và hạn chế khác nhau, bao gồm cả thương mại điện tử B2B. Mong rằng với những chia sẻ của PharMarketing về “thương mại điện tử B2B là gì” sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để đưa ra quyết định hiệu quả nhất. 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn