backtop

Thị trường tiềm năng và các vấn đề quan trọng cần ghi nhớ

Thị trường tiềm năng là một trong những khái niệm quen thuộc của lĩnh vực marketing. Việc xác định và đánh giá thị trường chính xác giúp doanh nghiệp đầu tư hiệu quả vào nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Mời các bạn cùng theo chân PharMarketing giải đáp những vấn đề thường gặp khi bàn luận về thị trường tiềm năng ngay sau đây. 

Thị trường tiềm năng là gì? 

Thị trường tiềm năng (Potential Market) là định nghĩa về tập hợp những khách hàng có mức độ yêu thích, khả năng thu nhập phù hợp, có thể tiếp cận, chi trả cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định trên thị trường. Khi người tiêu dùng không thể đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí trên sẽ được xem là nhóm khách hàng phi tiềm năng. 

Việc dự đoán thị trường là một trong những yêu cầu nghiên cứu phổ biến của các công ty kinh doanh.  

Thị trường tiềm năng giúp bạn biết được mức độ khả thi để triển khai sản phẩm
Thị trường tiềm năng giúp bạn biết được mức độ khả thi để triển khai sản phẩm

Những tiêu chí xác định thị trường tiềm năng 

Trong quá trình phân tích thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp cần chú trọng vào 3 yếu tố đánh giá quan trọng sau:

Có thể đo lường 

Điều cơ bản đầu đầu tiên để đánh giá được thị trường tiềm năng là bạn cần phải xác định được thành phần quy mô, phạm vi của loại thị trường đó. Sau khi đã có các thông tin chi tiết, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về đặc điểm, thuộc tính riêng biệt của các phân khúc thị trường. 

Khi phân đoạn thị trường tiềm năng, bạn phải lưu ý về khả năng sinh lời và mức độ hiệu quả của nó đến với doanh nghiệp, phải biết được số lượng khách hàng có trong thị trường này, hành vi mua hàng, sức mua của họ. Từ đó, thương hiệu mới có cơ sở để dự đoán được tiềm năng mang lại lợi nhuận của từng phân khúc. 

Kích thước lớn 

Một thị trường được đánh giá là tiềm năng khi quy mô của nó đủ lớn để doanh nghiệp có thể khai thác và duy trì hoạt động kinh doanh dựa trên doanh số bán hàng thu về được. Kích thước thị trường tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng nên thị trường càng lớn, mức độ phát triển càng cao và ngược lại. 

Có thể thực hiện các chiến dịch marketing

Việc triển khai các kế hoạch truyền thông giúp thương hiệu tăng nhận thức người tiêu dùng, mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng và nâng cao độ nhận diện của doanh nghiệp. Vì vậy, một thị trường tiềm năng phải là nơi giúp bạn gắn kết, tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả nhất thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng như báo chí, truyền hình, mạng xã hội, website, v.v. 

Có 3 tiêu chí đo lường thị trường quan trọng bạn cần nắm
Có 3 tiêu chí đo lường thị trường quan trọng bạn cần nắm

Lợi ích khi đánh giá thị trường tiềm năng

Các sản phẩm, dịch vụ đều không thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng trên các phân khúc khác nhau. Song song đó, có rất nhiều thị trường có thể thỏa mãn được 3 tiêu chí đánh giá trên nhưng các thương hiệu không đủ sức để tham gia tất cả mọi thị trường tiềm năng. 

Vì vậy, việc tìm kiếm và lựa chọn một phân khúc thị trường phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các lợi ích tốt nhất. 

Quy trình lựa chọn thị trường tiềm năng hiệu quả 

Trên thực tế, có rất nhiều phân khúc thỏa mãn 3 yếu tố cho một thị trường tiềm năng. Do đó, bạn có thể lựa chọn thị trường mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình thông qua trình tự sau:

  • Bước 1: Quyết định các tiêu chí đo lường, đánh giá ưu điểm của từng đoạn thị trường tiềm năng.
  • Bước 2: Rà soát, phân tích lợi thế, năng lực của doanh nghiệp trên thị trường ở giai đoạn hiện tại và ước lượng khả năng phát triển trong tương lai với từng phân khúc thị trường.
  • Bước 3: Đưa ra các yếu tố quan trọng trong những tiêu chí đo lường đã xác định ở bước 1.
  • Bước 4: Định vị thương hiệu ở giai đoạn hiện tại.
  • Bước 5: Cân nhắc lựa chọn thị trường tiềm năng thích hợp nhất
     

Những câu hỏi để xác định đúng thị trường tiềm năng 

Việc xác định sai thị trường tiềm năng có thể khiến bạn lãng phí nhiều thời gian, công sức, chi phí đầu tư mà không mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp. Bạn có thể hạn chế những sai lầm trên thông qua việc trả lời chi tiết những câu hỏi dưới đây:

Khách hàng nào đã từng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Theo giám đốc Memotext, Amos Adler – người sáng tạo ứng dụng về phương pháp sử dụng thuốc ở Bethesda cho biết, để cân bằng giữa thị trường mục tiêu và chính sách giá cả hợp lý, bạn nên dựa trên lịch sử khách hàng đã mua sản phẩm. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích hành vi mua hàng của người tiêu dùng, bạn sẽ biết họ sẵn lòng chi trả bao nhiêu để sở hữu các sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

Liệu bạn có đang ngộ nhận về mức độ tiếp cận khách hàng của mình không?

Thay vì đặt giả thiết mọi khách hàng đều yêu thích và có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của mình một cách vô căn cứ, bạn nên tiến hành các khảo sát, phỏng vấn sâu người dùng để hiểu hơn về xu hướng tiêu dùng của họ. Các thông tin, dữ liệu thu thập được sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về thị phần khách hàng mình đang có. 

Trả lời những câu hỏi trên giúp bạn dễ dàng xác định thị trường tiềm năng chính xác
Trả lời những câu hỏi trên giúp bạn dễ dàng xác định thị trường tiềm năng chính xác

Khách hàng của bạn đang nghĩ gì?

Rất khó để có thể hiểu chính xác những insight, tâm tư của khách hàng cũng như xu thế thị trường hiện nay nếu như chỉ thông qua các cuộc điều tra, thăm dò trên các phương tiện truyền thống như email, SMS, gọi điện, v.v. Khách hàng có thể cảm thấy bất tiện, không thoải mái khi các thông báo được gửi đến không đúng lúc, đúng thời điểm. Thay vào đó, bạn có thể thay đổi cách thức khảo sát trên các nền tảng mạng xã hội để nâng cao khả năng nhận được phản hồi hơn.  

Có nên áp dụng quan điểm của bạn để đưa ra ý kiến cuối cùng không?

Rất nhiều người kinh doanh cho rằng với những kiến thức, trải nghiệm cá nhân của mình hoàn toàn có thể hiểu rõ về các thị trường tiềm năng mà không cần thông qua một cuộc khảo sát hoặc điều tra nào. Ví dụ nếu như bạn là một người đam mê thời trang và sắp bắt đầu các công việc kinh doanh liên quan đến lĩnh vực này, bạn thường cho rằng mình hiểu được tất cả nhu cầu thời trang của mọi người. Tuy nhiên, sự thật là chưa hẳn bạn đã biết hết khách hàng mục tiêu của mình đang nghĩ gì. Vì vậy, đừng nên đưa ra đánh giá chủ quan mà cần tiến hành nghiên cứu, phân tích khách quan hơn. 

Bạn phải triển khai chiến lược bán hàng của mình như thế nào?

Việc lựa chọn các kênh phân phối, bán hàng phù hợp quyết định quan trọng đến doanh số tiêu thụ sản phẩm của bạn. Tùy thuộc vào đặc tính sản phẩm và nhu cầu phát triển mà bạn sẽ chọn các hình thức bán hàng trực tiếp hay trực tuyến hoặc kết hợp cả hai. Bên cạnh đó, các thương hiệu cũng nên cân nhắc vấn đề có nên mở rộng chi nhánh ra nước ngoài hay không? 

Đối thủ của bạn đang thực hiện các chiến dịch marketing nào?

Từ việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả các kế hoạch truyền thông, kinh doanh mà đối thủ đã triển khai, bạn có thể rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm hữu ích. Bạn có thể tham khảo và phát triển những chiến lược mà họ đã thực hiện thành công hoặc tìm hiểu các kế hoạch thất bại để tránh mắc phải các sai lầm tương tự. 

Bạn có thể tìm thấy khách hàng bằng cách nào?

Khách hàng không thể tự nhiên tìm đến bạn mà không cần thông qua bất kỳ phương án hay kế hoạch tiếp cận, tương tác nào. Các thương hiệu cần tiến hành những khảo sát về thị trường, khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của mình để hiểu rõ các đặc điểm nhân khẩu học, hành vi mua sắm của người dùng. Từ những kết quả thu thập được, bạn mới có cơ sở để nhận định đâu là nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng của mình. 

Kết luận 

Thông qua quá trình xác định và lựa chọn đúng đắn các thị trường tiềm năng giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn trong việc phát triển và nâng cao vị thế thương hiệu. Hy vọng với những chia sẻ về “thị trường tiềm năng là gì” của Pharmarketing đã giúp bạn ứng dụng thành công vào tìm kiếm phân khúc thị trường phù hợp với mình. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết marketing thú vị khác của Pharmarketing. 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn