backtop

Có gì khác biệt giữa PR Truyền thống và Digital PR

Ứng dụng sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số và kế thừa những ưu điểm của PR Truyền thống, Digital PR được ra đời và nhanh chóng trở thành một trong những công cụ tiếp thị được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy PR Truyền thống và Digital PR có điểm gì giống và khác nhau? Cùng PharMarketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm PR truyền thống và Digital PR

Quan hệ công chúng là hoạt động doanh nghiệp chủ động thực hiện giao tiếp cộng đồng để tạo dựng, bảo vệ và giữ gìn hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu, sản phẩm trong mắt công chúng nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng.

Trong đó, các hình thức PR Truyền thống thường bao gồm một số hình thức như: Tổ chức sự kiện, hội nghị khách hàng, các chương trình tài trợ và các chiến dịch PR trên một vài kênh truyền thông đại chúng như truyền hình, truyền thanh,...

Khái niệm PR truyền thống và Digital PR
Khái niệm PR truyền thống và Digital PR

PR Truyền thống giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trong một phạm vi nhất định, bị giới hạn tương đối lớn về mặt phạm vi không gian và thời gian. Ngoài ra chi phí tổ chức các sự kiện, chương trình cộng đồng cũng tạo nên những áp lực không nhỏ đối với doanh nghiệp.

Ngày nay, trong xu hướng chuyển đổi số cùng sự bùng nổ của Internet, các hoạt động PR đã dần được phát triển mạnh mẽ hơn trên các nền tảng kỹ thuật số với tên gọi - Digital PR. Khác với các kênh truyền thống, Digital PR được thực hiện trên các nền tảng Digital, tận dụng lợi thế lan truyền thông tin mạnh mẽ của mạng Internet. Một số kênh truyền thông chính của Digital PR như: Mạng xã hội, Báo điện tử, Blog,... Với nền tảng mạng Internet, Digital PR cho phép doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu mọi lúc, mọi nơi mà không bị giới hạn về không gian, thời gian. 

Phân biệt PR truyền thống và Digital PR

Để giúp bạn hiểu hơn và có thể phân biệt rõ ràng được 2 hình thức PR truyền thống và Digital PR, cùng theo dõi ngay những điểm giống và khác nhau ngay dưới đây:

Điểm giống nhau giữa PR truyền thống và Digital PR

Dù được thực hiện bằng các hình thức truyền thống hay trên nền tảng Digital, PR vẫn luôn là bộ phận không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Cả hai công cụ này đều có những điểm chung trong việc xây dựng, bảo vệ và gìn giữ những hình ảnh tích của doanh nghiệp trong mắt công chúng, tạo dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Các hoạt động PR này đều cho phép tạo nên những tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và cộng đồng, từ đó xây dựng mối quan hệ gắn kết lâu dài của hai bên. Đây là một trong những chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ khách hàng trung thành.

Sự khác nhau giữa PR truyền thống và Digital PR

Mặc dù cùng hướng đến những mục tiêu chung là xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, PR Truyền thống và Digital PR vẫn có những đặc điểm riêng biệt.

Trong đó, điểm khác biệt cơ bản giữa Digital PR và PR truyền thống là cách thức giao tiếp với cộng đồng. Nếu như các PR Truyền thống sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo in, tổ chức sự kiện,... thì Digital PR lại vận dụng những lợi thế của nền tảng internet, với một số kênh chính như: blog, diễn đàn, mạng xã hội,… để tạo khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng và dễ dàng tương tác hơn với cộng đồng.

Phân biệt PR truyền thống và Digital PR
Phân biệt PR truyền thống và Digital PR

Về đối tượng mục tiêu, các hình thức PR Truyền thống có khả năng tác động mạnh mẽ đến khách hàng mục tiêu nhưng khiến doanh nghiệp gặp phải nhiều trở ngại do giới hạn về thời gian, không gian. Hầu hết các hình thức PR Truyền thống chỉ giúp bạn tiếp cận khách hàng trong một phạm vi địa lý cụ thể và mức độ lan truyền thông điệp cũng tương đối chậm. Thay vào đó Digital PR có những lợi thế khi được thực hiện trên một nền tảng công nghệ hiện đại với khả năng lan tỏa thông tin nhanh chóng như Internet, các đối tượng được khoanh vùng cụ thể với đa dạng các kênh truyền thông tương ứng. Điển hình như như blog, website,... thường hướng tới một cộng đồng người dùng có chung một hành vi, sở thích cụ thể, thì mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,.. lại dễ dàng giúp bạn phân chia thị trường theo những yếu tố nhân khẩu học.

Ngoài ra, Digital PR còn lại một bộ phận quan trọng của các chiến lược Digital Marketing với một số vai trò như tăng lượt truy cập website và các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình mua hàng online,...

Về mặt chi phí, thông thường các hoạt động PR Truyền thống như tổ chức sự kiện hay báo chí truyền hình, truyền thanh,... có thể tốn khá nhiều chi phí tổ chức cho doanh nghiệp. Đối với một số hình thức Digital PR như tổ chức sự kiện Online,... bạn có thể tiết kiệm chi phí tổ chức hơn. Tuy nhiên, chi phí PR còn tùy thuộc vào tính chất và quy mô của các chương trình mà bạn thực hiện.

KẾT LUẬN

PR Truyền thống và Digital PR đều là những hình thức tiếp thị đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Với những ưu điểm và thế mạnh riêng biệt, hai công cụ này giúp doanh nghiệp thực hiện được những mục tiêu PR cụ thể và đóng góp to lớn vào chiến dịch Marketing. Với những kiến thức trên, PharMarketing hi vọng rằng bạn có thể nắm được đặc điểm của PR Truyền thống và Digital PR, đồng thời sử dụng thành công hai công cụ này.

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn