![backtop](/template/images/ic-backtop.png)
PPC là gì? Bí kíp quản lý hiệu quả chiến dịch PPC
PPC là một trong những hình thức quảng cáo trả tiền được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên nền tảng Internet. Tuy nhiên, để triển khai một chiến dịch PPC hiệu quả là điều không dễ dàng. Cùng PharMarketing tìm hiểu khái niệm PPC là gì? Và đâu cách thức tối ưu hóa quảng cáo PPC trong bài viết dưới đây nhé!
PPC là gì?
PPC (Pay Per Click) là một hình thức tiếp thị trên nền tảng Internet, trong đó nhà quảng cáo sẽ thực hiện chi trả mức chi phí tương ứng với số lần nhấp vào quảng cáo tiếp thị của họ. Mức phí này được tính toán dựa trên giá thầu của quảng cáo đó.
Ví dụ, bạn đặt giá thầu cho mỗi lần nhấp chuột là 10.000 đồng, khi đó bạn có thể trả ít hơn con số này để nhận về lượt click quảng cáo. Trong trường hợp, nếu đối thủ của bạn trả thấp hơn con số này, bạn sẽ có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh bảng xếp hạng ưu tiên lượt hiển thị. Ngược lại, nếu bạn đặt giá thầu thấp hơn đối thủ của mình, quảng cáo của họ sẽ được hiển thị trên quảng cáo của bạn.
![PPC (Pay Per Click) là một hình thức tiếp thị được ưa chuộng trên nền tảng Internet](/upload/photos/shares/PPC/pcc-la-gi.png)
Nói như trên không có nghĩa là bạn phải bỏ ra mức chi phí lớn chỉ để được xuất hiện ở vị trí số 1 trên các nền tảng quảng cáo. Mức chi phí này cần phải được tính toán chi tiết dựa trên ngân sách và những mục tiêu Marketing đã được đề ra trước đó (lượt hiển thị, hành động, mức độ thảo luận, khách hàng tiềm năng,...) và phải đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và doanh thu đạt được.
Định nghĩa PPC là gì có thể còn xa lạ với một số người song trong thực tế chúng ta lại tiếp cận với hình thức quảng cáo này hàng ngày trên các nền tảng/công cụ tìm kiếm quen thuộc như Google, Cốc Cốc, Bing,... và đặc biệt là trên các trang mạng xã hội: Facebook, Twitter, Linkedin, Tiktok, Youtube,...
Cách thức hoạt động của mô hình PPC
Cách thức hoạt động của mô hình PPC chịu sự tác động lớn bởi yếu tố giá thầu. Mức thầu sẽ đóng vai trò quyết định khả năng tiếp cận và vị trí hiển thị quảng cáo của bạn trên các trang tìm kiếm, mạng xã hội,...
Cụ thể, khi nhà quảng cáo gửi truy vấn tìm kiếm, dựa trên bảng đấu giá quảng cáo sẽ có những thuật toán riêng được thực hiện. Kết quả thu được sẽ xác định vị trí quảng cáo được hiển thị và thứ tự của quảng cáo đó. Ngoài ra, các nền tảng quảng cáo khác nhau cũng sử dụng thêm một số tiện ích mở rộng để chấm điểm và xếp hạng các mẫu quảng cáo, từ đó đưa ra kết quả cuối cùng.
![Đấu thầu từ khóa Google là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu](/upload/photos/shares/PPC/cach-thuc-hoat-dong-pcc.png)
Ví dụ, khi bạn thiết lập quảng cáo trên Google, lập tức bạn sẽ được tham gia vào một cuộc đấu giá cho từ khóa dựa trên danh sách giá thầu Google đề xuất. Việc tiếp theo của bạn chính là tính toán mức giá thầu hợp lý cho chiến dịch của mình. Kết hợp cùng với yếu tố giá thầu, chất lượng nội dung quảng cáo sẽ góp phần quyết định vị trí cao thấp trong khoảng không quảng cáo giữa bạn và các đối thủ.
Các mô hình trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột
Để hiểu hơn về mô hình PPC là gì, bạn cần đi sâu tìm hiểu các hình thức quảng cáo PPC được sử dụng phổ biến hiện nay, trong đó có:
- Tìm kiếm có trả phí: Là mô hình quảng cáo PPC được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, được thực hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Quảng cáo được hiển thị dựa trên truy vấn của người dùng có chứa từ khoá mà nhà quảng cáo nhắm đến. Loại hình này sử dụng hệ thống đấu giá để quyết định xem quảng cáo nào sẽ được hiển thị và số tiền tương ứng mà nhà quảng cáo phải trả cho lượt hiển thị và lượt click vào quảng cáo.
- Quảng cáo hiển thị: Là loại quảng cáo trên các trang web hoặc các trang mạng xã hội, hiển thị dưới dạng banner. Khác với quảng cáo tìm kiếm, PPC hiển thị mang lại độ phủ lớn hơn. Không chỉ dừng lại ở nhóm đối tượng đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ, loại hình này thậm chí còn nhắm đến những nhóm đối tượng chưa thực sự có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ đó và khai thác tính tiềm năng ở nhóm này. Tất nhiên, đi kèm với mức độ hiển thị cao thì tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo hiển thị sẽ thấp hơn nhiều so với quảng cáo PPC tìm kiếm.
- Quảng cáo mạng xã hội: Là nhóm quảng cáo xuất hiện trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok,...). Quảng cáo PPC là gì trên mạng xã hội rất khó để định nghĩa cụ thể, có sự đa dạng theo từng nền tảng, bao gồm cả quảng video, quảng cáo hình ảnh,..., đi kèm với đó là những mục tiêu quảng cáo riêng biệt: quảng cáo click để nhắn tin, quảng cáo click để cài đặt,...
![PPC hiển thị mang lại độ phủ lớn](/upload/photos/shares/PPC/cac-mo-hinh-pcc.png)
- Quảng cáo tiếp thị lại (remarketing/retargeting): Đây là những quảng cáo xuất hiện trên màn hình máy tính/điện thoại của bạn khi sử dụng các trình duyệt tìm kiếm (Google, Bing, Cốc Cốc,..). Quảng cáo này sẽ được đề xuất đến bạn ngay trong trang tìm kiếm hoặc các trang web đối tác của trình duyệt, tính toán dựa trên hành vị trực tuyến của bạn trong một vài trang web cụ thể. Một số nhóm đối tượng có thể được tạo và nhắm mục tiêu thông qua quảng cáo tiếp thị lại như sau: tất cả người dùng trước đây, người đã đăng ký nhận bản tin, người đã mua hàng trước đó từ trang web, người đã bỏ giỏ hàng, người đã có thời lượng trên trang từ bao nhiêu giây,....
Làm thế nào để quản lý chiến dịch PPC?
Để thực hiện một chiến dịch PPC, bạn sẽ cần phải bỏ ra rất nhiều công sức để lên kế hoạch, nghiên cứu từ khoá, vẽ chân dung nhóm đối tượng mục tiêu, hành vi của họ,... Tuy vậy, đây mới chỉ là mức độ cơ bản khi thực hiện một quảng cáo. Muốn thu về những chiến dịch PPC thành công bạn cần phải nắm rõ các nguyên tắc quản lý quảng cáo sau:
![Doanh nghiệp cần theo dõi đo lường quảng cáo PPC liên tục](/upload/photos/shares/PPC/quan-ly-chien-dich-pcc.png)
- Thêm từ khóa liên quan cho quảng cáo PPC: Việc này giúp mở rộng thêm phạm vi tiếp cận cho mẫu quảng cáo của bạn.
- Bổ sung từ khóa phủ định: Cách làm này có thể không trực tiếp đưa về chuyển đổi nhưng lại có thể làm gia tăng mức độ liên quan, hiển thị của quảng cáo, cắt giảm những chi phí không cần thiết
- Tách nhóm quảng cáo: Phương pháp này giúp chia nhỏ quảng cáo của bạn, tạo cơ hội để có thể đo lường được tính hiệu quả của từng mẫu quảng cáo, qua đó giúp tối ưu quảng cáo hơn
- Theo dõi các từ khoá có giá thầu cao: Thường xuyên đo lường đánh giá hiệu quả quảng cáo của những từ khóa này, trong trường hợp chúng hoạt động không hiệu quả có thể tắt.
- Tinh chỉnh các trang đích: Chỉnh sửa nội dung quảng cáo lời kêu gọi (Call to action) của các trang đích để phù hợp hơn với từng truy vấn tìm kiếm riêng lẻ, tăng tỷ lệ chuyển đổi lên cao hơn.
KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin liên quan đến quảng cáo PPC là gì, cách thực hoạt động và các mô hình phổ biến. Bài viết cũng gợi ý đến bạn một số những lưu ý cần đặc biệt quan tâm khi triển khai và quản lý các chiến dịch quảng cáo PPC. Nắm vững những kiến thức này sẽ giúp bạn thực hiện được những chiến dịch quảng cáo chất lượng. Chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn