ic-backtop

Social Listening - Dân văn phòng đang có nhu cầu gì về sức khỏe?

Đối mặt với nhiều căng thẳng mỗi ngày khiến cho những người làm văn phòng thường xuyên gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như đau đầu, bệnh tiêu hóa,...

Dân văn phòng là một trong những đối tượng có nhu cầu sử dụng thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thường xuyên nhất hiện nay. Vì vậy, việc thấu hiểu insight của người làm văn phòng là điều quan trọng để các thương hiệu Dược phẩm có thể chinh phục nhóm khách hàng rất tiềm năng này.

Cùng theo dõi báo cáo Social Listening đến từ PharMarketing để nắm bắt những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của nhóm người làm văn phòng trong bài viết dưới đây! Lưu ý các số liệu trong bài viết được thống kê và phân tích dựa trên số lượt đề cập của dân văn phòng trên các kênh online - social networks.

Thực phẩm chức năng, thuốc bổ não 

Áp lực làm việc căng thẳng khiến cho dân văn phòng gặp phải nhiều vấn đề về não bộ. Cụ thể, nhóm người làm văn phòng có nhu cầu về sản phẩm bổ não chủ yếu nằm trong độ tuổi 26 - 34. Trong đó, phần đông là nam giới (62%) và tập trung chủ yếu ở các khu vực thành thị nơi tập trung đông doanh nghiệp lớn.

Thông thường, người làm văn phòng tìm kiếm đến các sản phẩm bổ não khi gặp phải những vấn đề như: Chóng mặt (16,46%), Đau đầu (16,2%), Mất tập trung (15,41%),...  Khi phát sinh những triệu chứng trên, người làm văn phòng có xu hướng tìm tới những giải pháp có tác dụng nhanh như việc Sử dụng TPCN, thuốc bổ não (35,5%) cùng một số giải pháp như cải thiện chế độ ăn uống đầy đủ (26,09%) hoặc tập thể dục. Trong đó, dân văn phòng lựa chọn các sản phẩm thuốc, TPCN bổ não theo một số tiêu chí như:

  • Giá cả: 22,87%
  • Công dụng, tính năng sản phẩm: 18,18%
  • Thành phần: 17,53%
  • Cách sử dụng: 15,68%
  • Thời gian đạt hiệu quả: 14.19%

Về kênh phân phối, đa phần dân văn phòng mua thuốc bổ não tại nhà thuốc (34,24%), fanpage thương hiệu (16,27%),... Đặc biệt các sàn thương mại điện tử đang thu hút khoảng 26,78% dân văn phòng có nhu cầu về sản phẩm bổ não, minh chứng cho làn sóng ecommerce trong ngành Dược phẩm.

Dựa trên lượt thảo luận của nhóm người làm văn phòng, một số thương hiệu Dược phẩm, TPCN bổ não đang chiếm sóng nhiều trên thị trường phải kể đến như: Ginkgo biloba healthcare, Hoạt huyết Nhất Nhất, Omega 369, Vương não khang và Hoạt huyết dưỡng não Traphaco. 

Trong đó, kênh truyền thông được các thương hiệu Dược phẩm, TPCN bổ não sử dụng nhiều nhất phải kể đến đội ngũ Bác sĩ, chuyên gia và KOL (chiếm tới gần 52% lượt đề cập về nhóm thương hiệu này trên thị trường). Ngoài ra, các hoạt động educate, hướng dẫn người dùng và PR sản phẩm cũng được thực hiện khá phổ biến. 

nhu cầu sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng của dân văn phòng
Dân văn phòng có nhu cầu lớn về các sản phẩm bổ não, trị đau đầu

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe mắt 

Đối tượng dân văn phòng gặp phải những vấn đề về mắt đa phần là nữ giới (69%) và độ tuổi tương tự như nhóm về đề bổ não (26 - 34 tuổi). Khi gặp phải những vấn đề như tật về mắt: cận thị, loạn thị, khúc xạ (43,12%), đau mỏi mắt (30,18%),... họ sẽ phát sinh nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc mắt như bệnh viện mắt, thực phẩm chức năng, thuốc nhỏ mắt,...

Để giải quyết các vấn đề về mắt, dân văn phòng thường lựa chọn những giải pháp như: Khám & kiểm tra mắt định kỳ (28,58%), Bảo vệ mắt khỏi tia cực tím (23,69%), Sử dụng thực phẩm bổ sung (10,20%),... và các biện pháp tự bảo vệ mắt khác.

Như vậy sẽ có hai nhóm sản phẩm dịch vụ chính mà dân văn phòng lựa chọn để giải quyết các vấn đề về mắt: Nhóm bệnh viện và TPCN, Thuốc cho mắt. Trong đó, họ lựa chọn bệnh viện mắt theo một số tiêu chí nổi bật như: 

  • Chi phí (58,89%)
  • Trang thiết bị (30,81%)
  • Uy tín bệnh viện (23,84%)
  • ...

Đối với các sản phẩm, TPCN bổ mắt được lựa chọn trên một số tiêu chí như: 

  • Công dụng thuốc (32%)
  • Giá thành (26%)
  • Thành phần thuốc (9,86%)
  • ...

Tương tự như nhóm sản phẩm bổ não, các loại thuốc và TPCN bổ mắt cũng được mua chủ yếu ở hiệu thuốc và sàn thương mại điện tử. Với một số thương hiệu sản phẩm mắt được người mua nhắc tới nhiều nhất phải kể đến như: Rohto chiếm tới gần 66%, Atropine, Evemiru,... Và một bệnh viện mắt nổi bật như: Bệnh viện mắt Sài Gòn, Bệnh viện mắt Hà Nội 2,...

Về nhóm kênh truyền thông cho bệnh viện và sản phẩm mắt, các nhãn hàng vẫn ưu tiên lựa chọn các kênh uy tín như Chuyên gia, bác sĩ nổi tiếng, các hoạt động hướng dẫn, cung cấp thông tin về bệnh lý đến người dùng, PR,...

Các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa của người làm văn phòng

Tiêu hóa là một trong những bệnh lý khá phổ biến của người dân Việt Nam bao gồm cả dân văn phòng. Trong đó, nữ giới chiếm chủ yếu với 72% và độ tuổi phổ biến nhất vẫn nằm trong khoảng 26 - 34. 

Các triệu chứng về tiêu hóa mà dân văn phòng gặp phải phổ biến nhất như: Đau bụng (23,8%), Tiêu chảy, táo báo (19,77%), Đau dạ dày (15,05%), Chán ăn tiêu hóa kém (12,42%), chán ăn tiêu hóa kém (12,42%),... Tuy nhiên, do là nhóm triệu chứng khá phổ biến, nên phần lớn dân văn phòng sẽ sử dụng các biện pháp tự điều trị như: Điều chỉnh chế độ ăn uống (37,74%), Tập thể dục thể thao (18,84%), Hạn chế chất kích thích (10,99%),...

Đối mặt với những vấn đề về sức khỏe tiêu hóa, dân văn phòng có xu hướng lựa chọn các loại thuốc, TPCN về tiêu hóa dựa trên một số tiêu chí như: 

  • Công dụng của thuốc (30,33%)
  • Uy tín thương hiệu (20,38%)
  • Mức độ an toàn, tác dụng phụ (11,99%)
  • Thành phần của thuốc (11,12%)
  • Độ tuổi phù hợp (10,65%)

Trong đó, kênh bán hàng được dân văn phòng sử dụng để mua các sản phẩm tiêu hóa phổ biến nhất là các nhà thuốc (55,71%), cùng một số kênh khác như thương mại điện tử (16,24%), trang web điện tử thương hiệu, Hàng xách tay,.... Họ cũng thường xuyên bàn bạc về các chủ đề xoay quanh sản phẩm tiêu hóa như: Các thực phẩm cần lưu ý, các loại thuốc, TPCN chữa bệnh tiêu hóa, tác dụng phụ của thuốc,...

Một số thương hiệu dược phẩm, TPCN điều trị tiêu hóa được nhắc đến nhiều nhất như: Probiotics, Bifina, Enterogermina,... Trong đó, các thương hiệu sản phẩm tiêu hóa chủ yếu sử dụng một số công cụ marketing như bài PR sản phẩm (26,69%), TVC quảng cáo (24,34%), Hướng dẫn khách hàng (21,99%),...

Ngành TPCN, thuốc bệnh trĩ cho dân văn phòng

Nhu cầu về TPCN và thuốc bệnh trĩ của dân văn phòng gặp phải ở cả nam và nữ trong độ tuổi 26 - 34, khi có một số bệnh lý phát sinh về hậu môn, đại tiện,.... Khi đó, dân văn phòng có xu hướng điều trị bệnh trĩ thông qua một số phương pháp như: phẫu thuật (27,83%), chế độ ăn hợp lý (26,40%), chế độ sinh hoạt hợp lý (19,58%),... chỉ 11,64% dân văn phòng đề cập đến việc tìm kiếm các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng. 

Cụ thể, một số thương hiệu sản phẩm trĩ được nhắc đến nhiều nhất phải kể đến như Tottri, Pandora, Cotripro,..... Họ sẽ tìm mua các sản phẩm này chủ yếu tại nhà thuốc (43%) và các kênh thương mại điện tử (31,83%) hoặc hàng xách tay (20,58%),....

KẾT LUẬN

Nhìn chung dân văn phòng thường tìm đến các biện pháp xử lý nhanh như sử dụng thuốc hoặc tự điều trị khi gặp phải những vấn đề phổ biến như đau đầu, bệnh tiêu hóa,... Trong đó kênh nhà thuốc vẫn là điểm mua hàng yêu thích nhất của nhóm đối tượng này, ngoài ra thương hiệu Dược cũng có thể cân nhắc mở rộng tiếp cận dân văn phòng qua các kênh như thương mại điện tử hoặc website bán hàng của thương hiệu. Hi vọng những số liệu trên sẽ giúp thương hiệu nắm bắt chính xác hơn về insight của nhóm người làm văn phòng đối với sản phẩm dược & chăm sóc sức khỏe. 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn