ic-backtop

Insight ngành Dược phẩm: Xu hướng tiêu dùng chuyển biến mạnh Qúy 1/2023

Những tác động từ khủng hoảng kinh tế cùng làn sóng dịch bệnh đã tạo nên những tác động không nhỏ tới insight về giá trị sức khỏe của người tiêu dùng. 

Mặc dù được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực ngoài làn sóng suy thoái kinh tế, tuy nhiên những biến chuyển của thị trường chung vẫn sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường ngành Dược phẩm & Chăm sóc sức khỏe trong năm 2023. Trong đó, nền kinh tế suy thoái, tình trạng dịch bệnh phức tạp, áp lực xã hội tăng cao khiến cho người dùng gặp phải nhiều vấn đề về cả sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Quy mô và tăng trưởng thị trường dược phẩm Quý 1/2023

Kết thúc năm 2022, nhiều doanh nghiệp Dược Việt Nam đã công bố những mức lãi kỷ lục, vượt mức kế hoạch năm như: Imexpharm lãi 234 tỷ và Dược Hậu Giang lãi 998 tỷ đồng,... Những con số cho thấy mặt bằng chung của ngành Dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng rất tốt. Dự kiến vào năm 2026, doanh thu của toàn ngành sẽ cán mốc 216.4 ngàn tỷ đồng.

Ngành Dược phẩm tại Việt Nam đang có cơ hội tăng trưởng rất lớn
Ngành Dược phẩm đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2023

Trong đó, động lực cho sự phát triển của ngành dược phẩm chủ yếu đến từ xu hướng tiêu dùng của người dân. Mức chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm dự kiến sẽ tăng mạnh từ 1,5 triệu đồng năm 2021 lên 2,1 triệu đồng vào năm 2026.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của thế giới. Cho thấy vẫn còn rất nhiều cơ hội tăng trưởng cho ngành Dược phẩm Việt Nam. Ngoài ra, mức tăng trưởng kinh tế nhanh cùng lượng dân số lớn cũng là những yếu tố quan trọng giúp ngành có thể bứt phá trong giai đoạn tới. 

Insights về sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2023

Nhìn chung, nhận thức về giá trị sức khoẻ của người tiêu dùng Việt Nam đã có khá nhiều thay đổi trong năm vừa qua. Người tiêu dùng chủ động nghiên cứu nhiều hơn về các triệu chứng thể chất lẫn tinh thần. Họ tích cực tìm kiếm các giải pháp và cộng đồng nhằm nỗ lực cải thiện sức khỏe và gia tăng đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe. 

Vì vậy, để thích nghi và nắm bắt những biến động này, các doanh nghiệp cần thấu hiểu chính xác insight người dùng trong bối cảnh thị trường mới. Cụ thể: 

1. Các thành phần tự nhiên & chất dinh dưỡng trở thành mối quan tâm hàng đầu

Trên nền tảng Google, người tiêu dùng tìm kiếm nhiều hơn các chất dinh dưỡng và thành phần tự nhiên được đưa vào cơ thể. Qua những tìm kiếm nổi bật như “vitamin”, “vitamin...tác dụng gì”... tìm kiếm về thể dục nâng cao sức khỏe : “các bài tập tại nhà”, “giảm mỡ bụng tại nhà”, “nhảy dây có tác dụng gì”... có thể thấy người tiêu dùng đang có xu hướng cải thiện và nâng cao sức đề kháng từ bên trong.

Ngoài ra, NTD cũng quan tâm hơn, cởi mở hơn với việc thử các sản phẩm mới.

Người tiêu dùng tìm kiếm nhiều hơn các chất dinh dưỡng và thành phần tự nhiên được đưa vào cơ thể
Người tiêu dùng Dược ngày càng quan tâm đến nâng cao sức đề kháng từ bên trong

2. Nhu cầu với sản phẩm làm đẹp an toàn tăng cao - Cơ hội cho ngành Dược mỹ phẩm

Không chỉ riêng sản phẩm thuốc, sức khoẻ còn đến từ việc chăm sóc da, làm đẹp. Có thể thấy nhu cầu khách hàng đối với các sản phẩm làm đẹp an toàn, không có thành phần gây kích ứng da tăng cao. Xu hướng này thể hiện qua sự tăng trưởng đều đặn của các nhãn hàng Dược mỹ phẩm tại Việt Nam như Bioderma, La Roche Posay... Song song đó là sự nổi lên của các đơn vị chăm sóc da, làm đẹp như spa, thẩm mỹ viện, khám da liễu…

3. Mong muốn về tính cá nhân hóa tăng cao trên môi trường số

Người tiêu dùng chủ động tìm kiếm những chủ đề về sức khỏe mang tính cá nhân cao trên các nền tảng số, đặc biệt là tìm kiếm triệu chứng và cách chữa. Các thông tin tìm kiếm ngày càng cụ thể về một đối tượng, bệnh nền cụ thể, hay hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ bất kỳ đối với người ở một độ tuổi nhất định…

4. Nhu cầu chủ động theo dõi sức khỏe 

Người tiêu dùng còn sử dụng các công cụ, ứng dụng để theo dõi, ghi lại những thông số sức khỏe của bản thân. Họ còn nghiên cứu thêm để hiểu ý nghĩa của những thông số, từ đó chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến sức khoẻ. Vì vậy, những ứng dụng di động theo dõi sức khỏe đang là một xu hướng được người tiêu dùng ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Những ứng dụng di động theo dõi sức khỏe đang là một xu hướng được người tiêu dùng ưa chuộng
Nhu cầu chủ động theo dõi sức khỏe ngày càng tăng cao

5. Quyền riêng tư ngày càng được chú trọng

Những rủi ro trên môi trường số khiến người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề riêng tư. Đặc biệt, sức khỏe là một yếu tố nhạy cảm, có nhiều vấn đề bệnh lý đôi khi khiến người dùng ngại chia sẻ, không muốn bị lộ thông tin. Ví dụ nhiều người tự tìm kiếm cách kiểm tra sức khoẻ tại nhà như “đo huyết áp tại nhà”, “giảm cân tại nhà”, “cách trị ho tại nhà”, “cách trị sâu răng tại nhà”, “bệnh lý về phụ khoa”... 

Vì vậy, sự bảo mật và tính riêng tư là khía cạnh mà doanh nghiệp cần chú trọng trên nền tảng online. Từ đó giúp người tiêu dùng chủ động và tự tin hơn khi tìm kiếm các thông tin về chăm sóc sức khỏe cá nhân. Ví dụ như việc triển khai các Chatbot AI, giúp khách hàng có thể thoải mái chia sẻ tình trạng sức khỏe, câu chuyện bản thân mà không lo ngại ngùng.

6. Sức khỏe tinh thần quan trọng như sức khỏe thể chất

Sức khỏe tinh thần trở thành một đề tài nóng trong bối cảnh suy thoái kinh tế, áp lực sống tăng cao. Sức khỏe tinh thần không tốt cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất & hành vi của người dùng.

Người tiêu dùng ngày này đang dần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần
Người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chăm sóc sức khỏe tinh thần

 Người tiêu dùng ngày này đang dần quan tâm hơn đến chất lượng giấc ngủ, tập luyện thiền định và tìm hiểu các triệu chứng về bệnh tâm lý. Và đặc biệt, những nền tảng video rất phù hợp với những chủ đề healing, chữa lành điển hình như YouTube. 

7. Đề cao giá trị sức khỏe cộng đồng

Có tới 77% người tham gia khảo sát của Google cho biết họ thường mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người thân trong gia đình. Điều này thể hiện rõ nét qua các tìm kiếm trên Google như sản phẩm nào phù hợp với người cao tuổi, trẻ em, hay trẻ sơ sinh... Như vậy nhu cầu chăm sóc sức khỏe không chỉ dừng lại ở sức khỏe bản thân mà còn mở rộng tới sức khỏe của gia đình, cộng đồng xung quanh mỗi người. 

Xu hướng Marketing Dược nào trong bối cảnh thị trường mới?

Như vậy, thông qua những phân tích Insight về sức khỏe, dược phẩm của người dùng trong bối cảnh thị trường mới, có thể thấy những làn sóng mới trong Marketing Dược phẩm nên tập trung vào một số yếu tố như: 

  • Hướng tới những yếu tố tự nhiên, an toàn nhất với sức khỏe của người dùng
  • Tăng cường trải nghiệm cá nhân hóa, tạo nên mối quan hệ gắn kết với khách hàng
  • Thu hút người dùng bằng những nội dung giá trị, thiết thực, chạm đúng paint point của độc giả mục tiêu. 

Vậy những xu hướng Marketing nào sẽ giúp thương hiệu Dược phẩm đạt được những mục tiêu này?

  • Thực hiện các chiến dịch Unbranded - Nâng cao nhận thức bệnh tật, tạo sự tin tưởng của khách hàng.
  • Influencer Marketing với những người bệnh thực tế, người nổi tiếng hoặc chuyên gia sức khỏe.
  • Mở rộng nền tảng quảng cáo TikTok - Kênh video marketing nổi bật.
  • Tạo các cộng đồng trên mạng xã hội, hỗ trợ và chia sẻ về sức khỏe
  • Phát triển nền tảng Telehealth - Chăm sóc sức khỏe trực tuyến

KẾT LUẬN

Nhìn chung, ngành Dược phẩm & Chăm sóc sức khỏe Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh cao cùng những thay đổi trong insight khách hàng, thương hiệu Dược phẩm buộc phải tìm kiếm những hướng đi mới, thích nghi và hiệu quả hơn. 

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn