![backtop](/template/images/ic-backtop.png)
MOU (Memorandum of understanding) là gì? Mẫu MOU mới nhất 2022
Khi thực hiện quá trình thực hiện ký kết hợp đồng, các bên sẽ cần đàm phán thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, MOU - Memorandum of understanding được coi là bằng chứng tiền đề về điều khoản trong hợp đồng ký kết. Vậy MOU là gì? Theo dõi ngay những thông tin sau từ PharMarketing để hiểu thêm về khái niệm Memorandum of understanding nhé!
MOU là gì?
Thuật ngữ Memorandum of understanding hay MOU được hiểu là những biên bản ghi nhớ thường được sử dụng cho các thỏa thuận giữa các đối tác trong nước và quốc tế. Thông thường, biên bản ghi nhớ là văn bản chấp nhận thỏa thuận giữa các bên song phương hoặc đa phương, với công dụng chỉ ra các yêu cầu và trách nhiệm của các bên liên quan.
Biên bản ghi nhớ Memorandum of understanding có giá trị pháp lý không?
Không có quy định cụ thể nào của pháp luật hiện hành giải thích giá trị hiệu lực của MOU về tính pháp lý. Tuy nhiên, văn bản này vẫn phổ biến trong các hoạt động kinh doanh của công ty và cá nhân với vai trò là căn cứ thực hiện các thỏa thuận, cam kết của các bên tham gia.
Biên bản ghi nhớ sẽ có hiệu lực về mặt pháp lý nếu các điều kiện sau được đáp ứng:
- Thực hiện làm rõ thỏa thuận giữa các bên.
- Mục đích cũng như nội dung của quyền và nghĩa vụ được chứng minh.
- Các điều khoản được xác nhận bởi các bên liên quan.
- Có đầy đủ chữ ký của đại diện các bên liên quan.
Quy trình hoạt động của MOU trong kinh doanh?
Trên đây các bạn vừa tìm hiểu về khái niệm MOU là gì? Nhưng cách thức quy trình hoạt động của MOU trong kinh doanh vẫn là câu hỏi thu hút sự chú ý của hàng ngàn độc giả. Theo dõi ngay những thông tin dưới đây cùng PharMarketing nhé!
Quá trình hoạt động của MOU khá đơn giản, trong đó các bên liên quan phải chịu trách nhiệm và đưa ý tưởng của họ vào khi thiết kế MOU. Các bên bắt đầu quá trình lập kế hoạch bằng cách xác định những gì họ muốn hoặc muốn đối tác cung cấp, những gì họ sẵn sàng đàm phán và những gì tạo ra lợi ích. Điều quan trọng nhất là MOU nêu ra được các mục tiêu chung của các bên liên quan.
Dự thảo MOU ban đầu được viết khi đại diện các bên gặp gỡ, đàm phán, thương lượng và thảo luận. Trong đó, các thỏa thuận liên quan đến MOU cũng bao gồm: thời gian thỏa thuận ban đầu, cách thức để hủy bỏ hồ sơ này? Biên bản ghi nhớ có thể có hướng dẫn và hạn chế, cũng như quyền riêng tư. Cả hai bên sẽ ký biên bản khi họ đã đồng ý với những chi tiết này.
Những trường hợp sử dụng thỏa thuận MOU thường thấy
Bản ghi nhớ không có tính ràng buộc và cho phép nhiều bên tham gia, miễn là có đầy đủ thỏa thuận và không cần theo mẫu quy định. Tuy không ràng buộc nhưng đây cũng là một tài liệu cần người tham gia tôn trọng và thực hiện theo cam kết. Nhờ đó, MOU là một căn cứ quan trọng giúp đảm bảo lợi ích của các bên tham gia.
Một số loại hình biên bản ghi nhớ được sử dụng phổ biến hiện nay như:
- Biên bản ghi nhớ giữa một trường đại học và một công ty
- MOU giữa cá nhân và hội nhóm
- MOU giữa cá nhân với cá nhân
- MOU giữa hai bên chủ thể vì một mục đích kinh doanh
- MOU giữa các bên doanh nghiệp kinh doanh
- MOU dành cho người lao động
- MOU dành cho cơ quan chính phủ/quân đội
Những nội dung quan trọng trong một thỏa thuận MOU cần phải có
Nội dung một bản ghi nhớ hiệu quả là rất quan trọng. Việc xác định nội dung trong MOU giúp các trách nhiệm và quyền của các bên sẽ rõ ràng, hạn xảy ra xung đột lợi ích. Từ đó giúp ngăn ngừa sự nhầm lầm hoặc rủi ro.
Những nội dung quan trọng nhất trong MOU phải kể đến thông tin về cả hai bên và tất cả các yếu tố liên quan đến thỏa thuận. Ngoài ra, nó có thể bao gồm trách nhiệm, nghĩa vụ theo thỏa thuận.
Cụ thể, một biên bản ghi nhớ thường bao gồm những nội dung chính như sau:
Mục đích chung
Đây là một phần quan trọng của biên bản ghi nhớ. Một biên bản ghi nhớ bằng văn bản sẽ bắt đầu với một bản tóm tắt về ý định tổng thể. Nó phải phản ánh mục tiêu của tất cả mọi người trong thỏa thuận và giúp người xem nhìn nhận tổng quan được vấn đề được nêu đến trong MOU.
Các bên liên quan đến thỏa thuận
Biên bản ghi nhớ phải có tên và thông tin cơ bản của tất cả các bên liên quan. Họ có thể là một cá nhân, tổ chức, cơ quan, chính phủ…
Khoảng thời gian hay Thời hạn hiệu lực MOU
Để có một biên bản ghi nhớ như mong đợi, bạn nên đặt thời hạn hiệu lực chính xác cho việc áp dụng biên bản.
Trách nhiệm
Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan cần được liệt kê trong hợp đồng theo thứ tự chi tiết nhất.
Trong thỏa thuận cũng phải đề cập đến trách nhiệm đóng góp của các bên. Vì biên bản được lập ra nhằm tận dụng nguồn lực của tất cả các bên vì lợi ích chung.
Sự từ chối/Khước từ
Nếu trường hợp bên nào có sự từ chối trong thỏa thuận, cũng nên đưa vào MOU. Sự từ chối này cần được làm rõ và thể hiện rõ ràng như phần chấp nhận.
Cần phải thảo luận các nguyên nhân khiến thỏa thuận/dự án có thể không được hoàn thành, hoặc điều gì không có bảo hành/trách nhiệm sau khi thỏa thuận hoàn thành.
Thu xếp tài chính
Phải đề cập đến bất kỳ yếu tố nào liên quan đến nhu cầu lập kế hoạch tài chính hoặc quản lý tài chính.
Chia sẻ rủi ro
Phần này được coi là quan trọng vì có thông tin về người chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ sai sót hoặc vi phạm nào.
Chữ ký
Biên bản ghi nhớ không ràng buộc về mặt pháp lý. Nhưng nó vẫn là sự cam kết quan trọng đối với các bên. Vì vậy biên bản ghi nhớ cần có các vùng ký tên của bên tham gia. Sau khi ký, mỗi bên sẽ giữ lại một bản sao.
Điểm khác biệt giữa bản ghi nhớ và bản hợp đồng chính thức
Bản ghi nhớ có một số đặc điểm tương tự như hợp đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất giữa MOU là hợp đồng là tính chất pháp lý.
Hợp đồng có tính pháp lý bằng văn bản và quyền riêng tư ràng buộc, được thực thi bởi thẩm phán. Khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào, hợp đồng là cần thiết vì chúng giúp bảo vệ lợi ích và lòng tin của cả hai bên và có hiệu lực pháp luật và giải quyết nếu các bên xung đột.
Bản ghi nhớ ít chi tiết hơn và ít phức tạp hơn và không có quy định cụ thể về mặt pháp lý đối với MOU. MOU được chọn vì nó dễ dàng và linh hoạt hơn so với hợp đồng. MOU cung cấp một khuôn khổ chung mà hai bên có thể làm việc hướng tới một mục tiêu chung, là sự thỏa thuận giữa hai bên trước khi hoàn tất việc đàm phán và ký văn bản.
Tóm lại MOU là một lựa chọn rất hữu ích trong quá trình đàm phán, thỏa thuận. Công cụ này sở hữu những ưu điểm như đơn giản và dễ hiểu, không có điều khoản và điều kiện như trong hợp đồng. Nói cách khác, MOU không cần các bên mời luật sư và thẩm phán để đánh giá khi xảy ra tranh chấp.
Kết luận
Như vậy, trên đây là khái niệm MOU là gì, bao gồm cả cách thức hoạt động của MOU. Biên bản cuộc họp đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch kinh doanh, thậm chí cả các giao dịch của chính phủ và liên quan đến chính trị. MOU là một hình thức giao tiếp bằng văn bản cung cấp cách tăng cường hiệu quả cho các dự án kinh doanh quan trọng trong một doanh nghiệp.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn