backtop

Marketplace là gì? Tiềm năng phát triển và ưu thế của Marketplace

Cùng với sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử, mô hình  Marketplace đã nhanh chóng trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp B2C (Business-to-Consumer) tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Vậy doanh nghiệp của bạn đã hiểu rõ Marketplace là gì? Cũng như tận dụng những cơ hội từ hình thức kinh doanh này như thế nào? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm Marketplace

Marketplace là gì?

Mô hình thương mại điện tử Marketplace là một sàn giao dịch kết nối người mua và người bán trong cùng một nền tảng để giúp mọi người có thể thuê, mua, trao đổi hoặc thương lượng hàng hóa. 

Marketplace là gì?
Marketplace là một sàn giao dịch kết nối người mua và người bán

Về bản chất, Marketplace chính là “Chợ ảo”, nơi cho phép người bán có thể thuê một vị trí phù hợp, từ đó tiếp tục triển khai các hoạt động như giới thiệu, trưng bày, mua bán sản phẩm,…Và người mua chỉ cần truy cập vào “Chợ ảo” này để tìm kiếm sản phẩm ưng ý và tiến hành chọn mua.

Marketplace Facebook là gì?

Marketplace không chỉ phát triển trên các sàn thương mại điện tử mà còn nở rộ trên các nền tảng mạng xã hội như Zalo và Facebook. Theo số liệu thống kê tính tới tháng 6/2021 của Napoleon Cat, tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người, điều này cho thấy cơ hội phát triển mô hình Marketplace rất lớn từ mạng xã hội này.

Vậy Marketplace Facebook là gì? Hiểu đơn giản Marketplace Facebook giống một “Chợ online” được Facebook phát triển cho nhà bán hàng. Bạn có thể dùng Facebook cá nhân của mình đăng bất kỳ sản phẩm nào muốn bán lên Facebook Marketplace. Mô hình này rất tiện lợi và dễ sử dụng, đặc biệt cho hộ kinh doanh và cá nhân. 

Muốn truy cập Marketplace trên nền tảng Facebook, bạn chỉ cần nhấp vào biểu tượng cửa hàng ở cuối Facebook. Sau đó bạn chụp ảnh mặt hàng muốn bán, nhập mô tả, tên hàng hóa, giá và xác nhận vị trí, chọn danh mục và đăng bán trên Marketplace. Sau khi đăng bán, bất cứ ai trong khu vực bạn chọn  có thể tìm thấy sản phẩm và nhắn tin trao đổi nếu họ có nhu cầu mua. 

Phân loại Marketplace

Chúng ta có thể phân loại Marketplace theo 2 cách dưới đây: 

Phân loại dựa theo đối tác kinh doanh

Sẽ có 2 hình thức phân loại Marketplace dựa theo đối tác kinh doanh (cá nhân hoặc doanh nghiệp) là B2C Marketplace và C2C Marketplace, trong đó:

Phân loại dựa theo đối tác kinh doanh
B2C Marketplace và C2C Marketplace

 

  • C2C Marketplace (Consumer to Consumer): Đây là mô hình kinh doanh kết hợp giữa các cá nhân, hộ kinh doanh với các cá nhân, người tiêu dùng thông qua sàn giao dịch điện tử. Với hình thức này, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người bán hàng mà không cần quá nhiều chi phí cho các công cụ khác như Marketing, website, kho bãi, cửa hàng…

Ví dụ: Bạn mới bắt đầu kinh doanh online, chưa có nhiều vốn để mở cửa hàng, thuê kho bãi hay thiết kế website. Bạn có thể có thể đăng ký tài khoản để trở thành nhà bán hàng trên nền tảng Marketplace của Lazada, Shopee. Những nền tảng này cũng sẽ cung cấp đầy đủ dịch vụ cho bạn như quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, quản lý nguồn thu, phân tích dữ liệu,… và cả hỗ trợ Marketing cơ bản cho người bán.

  • B2C Marketplace (Business to Consumer): Khái niệm B2C trên sàn thương mại điện tử không còn xa lạ. Đây là hình thức bán hàng giữa doanh nghiệp, nhà phân phối chính thức với người tiêu dùng được thực hiện thông qua mạng Internet. Những gian hàng trên Shopee Mall hay Lazada Mall chính là ví dụ điển hình cho khái niệm này.
    Tuy vậy, loại hình kinh doanh này đòi hỏi chi phí khá lớn để đầu tư kho bãi, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ vận hành online hay chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp muốn bán hàng trên gian hàng Mall phải cung cấp đầy đủ các chứng từ phù hợp với quy định pháp luật nên để trở thành người bán hàng C2C Marketplace sẽ đơn giản hơn B2C Marketplace rất nhiều. Thay vào đó, mô hình này có ưu điểm là các sản phẩm được bán thuộc gian hàng Mall luôn tạo được sự tin tưởng nhất định đối với khách hàng.

Ví dụ: Lazada triển khai hình thức C2C Marketplace, nhưng đồng thời cũng triển khai thêm hình thức B2C Marketplace thông qua Lazada Mall. Tại đây, người mua có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, bởi nó được cung cấp từ những doanh nghiệp đã có thương hiệu và uy tín trên thị trường như Vinamilk, Pampers, Vinmart,…

Phân loại dựa theo sản phẩm

Dựa vào các sản phẩm được bán trên Marketplace, có thể phân loại thành 3 hình thức sau:

Marketplace dọc: Được hiểu là hình thức Marketplace cung cấp các sản phẩm cùng chủng loại nhưng đến từ nhiều nhà phân phối, cơ sở sản xuất khác nhau.
Marketplace ngang: Đây là hình thức Marketplace cung cấp các loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau tuy nhiên vẫn có các đặc điểm tương đồng như cùng ngành hàng và được sử dụng cùng mục đích.
Marketplace hỗn hợp: Đây là hình thức Marketplace cung cấp nhiều loại sản phẩm/dịch vụ đa dạng ở tất cả các ngành hàng. Shopee, Lazada là sàn thương mại điện tử thuộc mô hình này với danh mục sản phẩm đa dạng từ thời trang, đồ mẹ và bé, đồ gia dụng đến thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính,…

Có nên bán hàng online trên Marketplace?

Trước khi bắt đầu kinh doanh online trên Marketplace bạn cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của hình thức này nhé.

Ưu điểm khi bán hàng online trên Marketplace
Ưu điểm khi bán hàng online trên Marketplace

Ưu điểm khi bán hàng online trên Marketplace

  • Các trang Marketplace thường có giao diện dễ sử dụng, có nhiều chính sách hỗ trợ tối đa dành cho người mua giúp khách hàng dễ dàng mua sản phẩm.
  • Giúp người bán tiết kiệm được chi phí Marketing và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Các trang Marketplace như Shopee, Lazada có những gian hàng của nhà phân phối lớn như Shopee Mall, Lazada Mall,...giúp người mua yên tâm hơn. Bên cạnh đó còn có nhiều chương trình Super Sale giúp thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Nhược điểm khi bán hàng online trên Marketplace

  • Bạn sẽ mất một khoản hoa hồng cho Marketplace khi bán được sản phẩm. Ví dụ phí thanh toán với mỗi đơn hàng thành công trên Shopee là 2% tổng giá trị thanh toán của người mua. Ngoài ra còn có phí cố định, phí dịch vụ.
  • Tính cạnh tranh cao do nhiều gian hàng cùng bán một loại sản phẩm, giá sản phẩm được đưa ra khác nhau.
  • Đa phần các Marketplace hiện tại đều giữ lại dữ liệu, thông tin của người tiêu dùng thay vì giao cho người bán. Chính vì vậy, bạn không thể sử dụng những dữ liệu đó cho những chiến dịch Marketing sau này.

Để kinh doanh Online hiệu quả ngoài việc có gian hàng trên Marketplace bạn cũng có thể xây dựng thêm kênh bán hàng riêng. Điều này giúp doanh nghiệp không phụ thuộc nhiều vào nền tảng của bên thứ 3. Hơn nữa, với kênh bán hàng riêng bạn dễ dàng thu thập thông tin người dùng để tiếp thị hiệu quả hơn.

Tiềm năng phát triển và ưu thế của Marketplace

Ưu thế của Marketplace

Trong nhiều năm trở lại đây, ngày càng có nhiều trang thương mại điện tử ra đời điều đó thể hiện rõ Marketplace có các ưu điểm, lợi thế riêng để phát triển. Dưới đây là một số ưu thế nổi bật của hình thức này:

Đơn giản hóa quá trình mua bán hàng hóa
Đơn giản hóa quá trình mua bán hàng hóa

 

  • Đơn giản hóa quá trình mua bán hàng hóa: Với giao diện dễ sử dụng, người bán chỉ cần đăng hình ảnh, thông tin chi tiết của sản phẩm, người mua tìm kiếm, lựa chọn theo nhu cầu và cho vào giỏ hàng. Khi đơn hàng phát sinh, người bán xác nhận đơn và liên hệ đơn vị vận chuyển để thực hiện các công đoạn tiếp theo như: đóng gói, giao hàng,…
  • Giảm thiểu chi phí đầu tư: Các khoản chi về kho bãi, quản lý hàng hóa, vận hành online hay chăm sóc khách hàng sẽ được cắt giảm đáng kể khi sử dụng Marketplace. Sau khi đăng thông tin lên Marketplace, hàng hóa vẫn nằm tại nhà kho và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
  • Tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng: Với mô hình B2C (Business to Consumer), doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng và quảng bá thương hiệu rộng rãi. Ngoài ra người mua có thể lựa chọn sản phẩm tốt thông qua phần nhận định, đánh giá của nhiều người mua trước đó.

Tiềm năng phát triển:

Ra đời vào cuối những năm 2013, Marketplace thuở sơ khai xuất hiện chỉ với một vài nhà cung cấp dịch vụ và không mấy phát triển. Những “ông lớn” như Lazada đã tiên phong trong phong trào kế thừa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của các mô hình thương mại điện tử sẵn có bằng việc triển khai thêm mô hình C2C song song với mô hình B2C (mô hình được các doanh nghiệp theo đuổi ở thời kỳ đầu của thương mại điện từ). Việc triển khai mô hình Marketplace C2C đã khắc phục nhiều vấn đề tồn tại của mô hình Marketplace B2C (Phát sinh chi phí lớn cho việc đầu tư vào hàng hóa, kho bãi, vận chuyển,...). Vì vậy, mô hình này giúp thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, nhà bán lẻ đến các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

Marketplace ngày nay không chỉ được biết đến là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn có nhiều loại hình dịch vụ khác nữa. Với sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh trong thời đại công nghệ 4.0, Marketplace có cơ hội rất lớn để phát triển.

Giải pháp kinh doanh online hiệu quả trên các nền tảng Marketplace

Hình thức kinh doanh online trên Marketplace ngày càng được nhiều doanh nghiệp và cá nhân lựa chọn để gia tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, ngoài  lựa chọn Marketplace là nền tảng chính cho hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, bạn cần có “công cụ” riêng cho mình như  website, sau đó kết hợp với SEO và các công cụ tiếp thị khác (Facebook Marketing, Google Ads,…) thu thập thông tin và tiếp cận khách hàng. Trong các công cụ phục vụ cho việc tiếp cận khách hàng và bán sản phẩm, Marketplace trở thành kênh bán hàng hữu hiệu hỗ trợ tăng doanh số. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp B2C thường kết hợp xây dựng Website đồng thời phát triển gian hàng trên Marketplace.

KẾT LUẬN


Dù chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây, thế nhưng mô hình Marketplace đã và đang chứng tỏ được hiệu quả trên thị trường. Sự hình thành và phát triển của mô hình này đã giúp ích rất nhiều cho cả người bán và người mua. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về Marketplace là gì? Hãy sử dụng mô hình này thật hợp lý để phát triển con đường kinh doanh hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn