backtop

Marketing bền vững: Xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp

Theo nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng của Viện nghiên cứu giá trị doanh nghiệp thuộc tập đoàn IBM đã chỉ ra rằng: “Người tiêu dùng sẽ xem xét lựa chọn các sản phẩm/thương hiệu dựa trên tính bền vững. Và có khoảng 62% khách hàng sẵn sàng thay đổi thói quen mua hàng để giảm tác động đến môi trường”. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng đề cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và tính bền vững là một chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với lâu dài khách hàng. Vậy marketing bền vững là gì? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé!

Marketing bền vững là gì

Marketing bền vững (sustainable marketing) là một chiến lược marketing hướng đến việc tạo giá trị lâu dài cho khách hàng để đảm bảo sự phát triển bền vững. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể thúc đẩy giá trị cốt lõi bằng cách gắn liền sản phẩm dịch vụ với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.

Marketing bền vững là một chiến lược marketing hướng đến việc tạo giá trị lâu dài cho khách hàng
Marketing bền vững là một chiến lược marketing hướng đến việc tạo giá trị lâu dài cho khách hàng

Mục tiêu chính của marketing bền vững là quảng bá sứ mệnh của sản phẩm/dịch vụ. Do đó, các doanh nghiệp thường triển khai những chiến dịch truyền thông gắn sản phẩm/dịch vụ của mình với việc mang lại giá trị vững bền cho cộng đồng. Bằng việc thực hiện chiến lược marketing bền vững, thương hiệu có thể giành được cảm tình của khách hàng và từ đó xây dựng lòng trung thành của họ. 

Vì sao marketing bền vững lại quan trọng 

Những vai trò quan trọng mà chiến lược marketing bền vững sẽ đem lại cho doanh nghiệp, cụ thể là:

Nâng cao nhận diện thương hiệu

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những vấn đề về xã hội và môi trường. Do đó, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng những sản phẩm lành tính, thân thiện với môi trường. Vì vậy, nếu doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình hướng đến những giá trị đó thì có thể dễ dàng nhận được sự chú ý và ủng hộ của cộng đồng. Điều này sẽ là tiền đề để thúc đẩy danh tiếng thương hiệu và góp phần xây dựng ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng.

Marketing bền vững giúp nâng cao nhận diện thương hiệu
Marketing bền vững giúp nâng cao nhận diện thương hiệu

Mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng

Marketing bền vững không chỉ quảng bá sản phẩm/dịch vụ mà còn lan tỏa hình ảnh thương hiệu thông qua những thông điệp tích cực và ý nghĩa nhân văn về trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đang hướng đến. Chính vì vậy, thông qua những hoạt động này, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng - những người ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường. 

Duy trì và củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp

Bằng cách triển khai các hoạt động marketing hướng đến việc mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng. Từ đó, thu hút nhiều khách hàng mới và tạo động lực để họ trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp. Đồng thời, xây dựng niềm tin thương hiệu, củng cố mối quan hệ giữa 2 bên và góp phần gia tăng lòng trung thành của họ.

Yếu tố ảnh hưởng tới marketing bền vững 

Để có thể xây dựng chiến lược marketing bền vững phù hợp cho doanh nghiệp của mình, bạn cần phải nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược này. Cụ thể:

Nguồn lực doanh nghiệp

Các yếu tố nội bộ như: mục tiêu kinh doanh dài hạn, quy mô, doanh thu, tầm nhìn và sứ mệnh, vị thế trên thị trường, nhận thức về thương hiệu… cũng có sự ảnh hưởng đến hoạt động marketing bền vững của một doanh nghiệp. Chúng sẽ là cơ sở để xác định giá trị tích cực mà doanh nghiệp hướng đến cũng như cách triển khai và quy mô của từng chiến lược. Vì vậy, nguồn lực doanh nghiệp được coi là yếu tố then chốt của các chiến lược tiếp thị bền vững.

Hiểu biết của khách hàng

Khách hàng là yếu tố trọng tâm của các chiến lược tiếp thị nói chung và marketing bền vững nói riêng. Do đó, khi xây dựng chiến lược bạn cần nghiên cứu để xác định: nhận thức của khách hàng về trách nhiệm xã hội, họ nghĩ như thế nào về thương hiệu: sự ủng hộ, phản hồi tích cực hay tiêu cực… Nhìn chung, khách hàng có nhận thức càng cao thì các hoạt động marketing bền vững mà doanh nghiệp triển khai sẽ càng có nhiều cơ hội để phát triển và ngược lại.

Khách hàng là yếu tố trọng tâm của chiến lược marketing bền vững
Khách hàng là yếu tố trọng tâm của chiến lược marketing bền vững

Đặc điểm riêng của từng lĩnh vực kinh doanh

Mỗi một lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có sự khác biệt về môi trường, văn hóa, đời sống xã hội, luật pháp... Những yếu tố này có sự ảnh hưởng nhất định đến hướng triển khai và mức độ hoạt động của marketing bền vững. Ví dụ: các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực F&B triển khai các hoạt động thay thế ly nhựa, ống hút nhựa bằng ly thủy tinh hoặc ống hút giấy/tre bảo vệ môi trường. Còn đối với lĩnh vực công nghệ thì các doanh nghiệp hướng tới việc sử dụng nguồn năng lượng sạch: điện, mặt trời, gió…

Các chiến lược marketing bền vững hiện nay 

Yếu tố cốt lõi để xây dựng chiến lược marketing bền vững là tính minh bạch và giá trị tích cực mà doanh nghiệp đem lại cho cộng đồng. Hãy cùng tham khảo một số chiến lược marketing bền vững được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay nhé! 

Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường

Đây là chiến lược marketing bền vững phổ biến nhất hiện nay, được triển khai bằng cách hướng đến lối sống xanh, sử dụng nguyên liệu dễ phân hủy hoặc có thể tái chế để hạn chế rác thải nhựa ra môi trường… 

Một số thương hiệu đã áp dụng chiến lược này có thể kể đến là: Boo (thương hiệu thời trang Việt Nam) với chiến dịch “Hãy để quần áo được tái sinh”, Starbuck thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần bằng nhựa sinh học có thể phân hủy và khuyến khích sử dụng ly thủy tinh. Hay tại các chuỗi siêu thị lớn như: Go!, WinMart… đã chủ động sử dụng túi đựng vi sinh dễ phân hủy, thay thế túi nilon bằng lá chuối, lá sen... 

Boo - thương hiệu thời trang Việt Nam đi đầu trong hoạt động bảo vệ môi trường
Boo - thương hiệu thời trang Việt Nam đi đầu trong hoạt động bảo vệ môi trường

Vận hành dây chuyền sản xuất vật liệu tái chế 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền để tái chế các vật liệu đã sử dụng như: chai nhựa, giấy, vải… để tái sử dụng hoặc tạo ra các sản phẩm có giá trị. Điều này, không chỉ giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí nguyên liệu mà còn làm giảm lượng rác thải ra môi trường, góp phần mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Re.socks - thương hiệu tất được sản xuất từ vỏ chai nhựa tái chế là một ví dụ điển hình trong việc áp dụng thành công chiến lược này.

Chính sách đổi trả hàng hóa, linh kiện

Với chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ khuyến khích khách hàng đổi các sản phẩm hoặc linh kiện cũ để tái sử dụng nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác thải điện tử khó phân hủy ở ngoài môi trường. IKEA và Apple là 2 thương hiệu đã sử dụng chiến lược này khá hiệu quả và nhận được nhiều sự ủng hộ của khách hàng. IKEA khuyến khích khách hàng trả lại các sản phẩm: đồ nhựa, bóng đèn, đồ nội thất, mặt hàng dệt may… không còn sử dụng để tái chế. Bên cạnh đó, Apple giảm giá cho các sản phẩm mới nếu khách hàng đổi thiết bị cũ.

Sản xuất từ nguồn năng lượng sạch

Việc sử dụng những nguồn năng lượng sạch như: mặt trời, gió, điện… trong quá trình sản xuất sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Đây cũng là một trong những chiến lược marketing bền vững phổ biến hiện nay. Một ví dụ điển hình cho chiến lược này đó là Vinfast - thương hiệu xe điện án toàn với môi trường đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ lớn từ cộng đồng.

Nguyên lý marketing bền vững 


Một chiến lược marketing bền vững sẽ đạt hiệu quả tốt khi đáp ứng các nguyên lý sau đây:

Các nguyên lý hoạt động của Marketing bền vững
Các nguyên lý hoạt động của Marketing bền vững

Consumer oriented marketing (Marketing hướng đến khách hàng)

Nguyên lý này sẽ tập trung vào triển khai các hoạt động phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng. Từ đó, tác động đến hành vi mua hàng của họ và khiến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Thông thường, nguyên lý này sẽ bao gồm các hoạt động:

  • Nghiên cứu insight khách hàng
  • Đánh giá phản hồi của họ
  • Tập trung vào dịch vụ khách hàng để nâng cao trải nghiệm cho họ
  • Cải thiện các hoạt động marketing phù hợp với nhu cầu khách hàng

Như vậy, theo nguyên lý Consumer-oriented marketing các marketers sẽ chuyển trọng tâm từ việc bán sản phẩm/dịch vụ sang việc tạo ra những giá trị mà khách hàng mong đợi. Ngoài ra, nguyên lý này khi được áp dụng trong hoạt động marketing bền vững còn giúp khách hàng cảm nhận rằng mình đang đóng góp một phần vào các hoạt động ý nghĩa đối với cộng đồng của doanh nghiệp.

Customer value marketing (Marketing giá trị)

Customer value (Giá trị khách hàng) là những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Giá trị khách hàng có thể được xác định thông qua:

  • Giá trị thực tế là những lợi ích mà khách hàng có được sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ
  • Giá trị cảm nhận là suy nghĩ của khách hàng khi so sánh giữa chi phí phải trả và lợi ích hữu hình mà sản phẩm/dịch vụ mang lại. 

Nguyên lý Customer value marketing đòi hỏi doanh nghiệp cần quan tâm đến: chất lượng sản phẩm/dịch vụ, hình ảnh thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng, chính sách bảo hành/đổi trả, chiến lược giá... để nâng cao giá trị thực tế. 

Innovative marketing (Marketing đổi mới)

Innovative marketing là quy trình hoặc hoạt động đổi mới nhằm quảng bá sản phẩm/ dịch vụ để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Đổi mới trong marketing bền vững là một hoạt động liên quan đến việc thực hiện những ý tưởng nhằm tạo ra tác động tích cực đến xã hội và môi trường. 

Ngoài ra, dựa vào nguyên lý này, các marketers có thể xem xét phản ứng của khách hàng để thay đổi chiến lược tiếp thị nhằm đáp ứng nhu cầu của họ một cách tối ưu nhất.

Sense of mission marketing (Marketing theo sứ mệnh)

Về cơ bản, Sense of mission marketing là một nguyên tắc đòi hỏi doanh nghiệp phải gắn liền sản phẩm/dịch vụ với một sứ mệnh đối với xã hội. Nguyên lý này đã góp phần hình thành những chiến dịch marketing mang tinh thần trách nhiệm xã hội cao như: cải thiện môi trường, nâng cao vị thế thương hiệu, đề cao vẻ đẹp con người, thiên nhiên, thương hiệu vì cộng đồng.

Ví dụ: Chiến dịch “Real Beauty” của Dove với sứ mệnh là khám phá “Vẻ đẹp thực sự” của người phụ và giúp họ hạnh phúc với con người thật của họ. Với chiến dịch này, Dove không sử dụng người mẫu mà thay vào đó là tập trung vào hình ảnh của những người phụ nữ ở các lứa tuổi, vóc dáng, chủng tộc, màu tóc, cá tính hay phong cách khác nhau. Chính sự thấu hiểu tâm lý khách hàng và truyền tải thông điệp “Hãy yêu vẻ bề ngoài của mình” mà Dove đã mang đến một chiến dịch marketing truyền cảm hứng tích cực và tạo sự lan tỏa toàn cầu.

Kết luận

Hiện nay, marketing bền vững đang dần trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Do đó, dù cho doanh nghiệp của bạn có quy mô như thế nào thì cũng cần xây dựng chiến lược này để mang lại những lợi ích tích cực cho cộng đồng. PharMarketing hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã hiểu rõ marketing bền vững là gì và áp dụng thành công vào công việc của mình.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn