backtop

Marketing attribution là gì? Những cách triển khai chiến lược tiếp thị phân bổ

Trong bối cảnh phát triển của hàng loạt kênh tiếp thị hiện nay, doanh nghiệp cần phải xác định và phân bổ nguồn lực phù hợp cho từng phương thức, đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Marketing Attribution là giải pháp hữu ích có thể giúp bạn giải quyết được các vấn đề trên. Trong bài viết này, PharMarketing sẽ giúp bạn hiểu hơn về “marketing attribution là gì” cũng như các chiến lược tiếp thị phân bổ đáng chú ý nhất.

Marketing attribution là gì 

Trong quá trình phát triển, thương hiệu cần tạo ra nhiều điểm chạm quảng cáo để tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng. Vấn đề đặt ra là làm sao để biết được những hoạt động tiếp thị nào mang lại lợi ích cao nhất. 

Marketing attribution là mô hình để thương hiệu nhận biết mức độ hiệu quả của từng kênh truyền thông
Marketing attribution là mô hình để thương hiệu nhận biết mức độ hiệu quả của từng kênh truyền thông

Hiện nay, marketing attribution (tiếp thị phân bổ) như một công cụ hỗ trợ, cho phép các marketer và đội ngũ bán hàng biết được những chiến lược marketing có sức ảnh hưởng như thế nào đến quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Từ đó, thương hiệu sẽ phân bổ nguồn lực phù hợp cho các hoạt động quảng cáo cũng như tối ưu hóa các điểm chạm để thu hút thêm khách hàng mục tiêu và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công. 

Vì sao doanh nghiệp nên thực hiện Tiếp thị phân bổ 

Việc áp dụng marketing attribution có thể giúp thương hiệu nhanh chóng đạt được các mục tiêu kinh doanh bởi những đóng góp to lớn sau:

Hỗ trợ đưa ra các kế hoạch marketing hiệu quả

Tiếp thị phân bổ có khả năng theo dõi, phân tích hành trình người dùng từ khi là một khách hàng tiềm năng (lead) đến lúc trở thành khách hàng thật sự (customer) của thương hiệu. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng của họ để lập ra những kế hoạch marketing phù hợp và hiệu quả nhất. 

Tiết kiệm chi phí marketing 

Một trong những lợi ích quan trọng khác của Marketing attribution là tính năng đo lường và cải thiện ROI (tỷ suất hoàn vốn) cho doanh nghiệp. Với báo cáo dự đoán hữu ích từ mô hình tiếp thị phân bổ, bạn có thể dễ dàng đánh giá mức độ hiệu quả của các khoản đầu tư marketing để lựa chọn phương án tối ưu nhất.

Marketing attribution hỗ trợ phân bổ ngân sách cho các kế hoạch có khả năng mang lại lợi nhuận cao
Marketing attribution hỗ trợ phân bổ ngân sách cho các kế hoạch có khả năng mang lại lợi nhuận cao  

Những mô hình Tiếp thị phân bổ (marketing attribution model) 

Tùy thuộc vào mục đích tiếp thị và môi trường triển khai mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những mô hình marketing attribution phù hợp nhất sau đây:

Mô hình Multi – Touch (Đa điểm chạm)

Mô hình tiếp thị phân bổ này sẽ đánh giá tất cả các kênh truyền thông và điểm chạm mà khách hàng đã sử dụng trong suốt hành trình mua hàng từ khi chưa biết gì về thương hiệu đến lúc trở thành khách hàng trung thành. Thông qua quá trình phân tích, doanh nghiệp sẽ tìm ra những phương thức tiếp thị nào có tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định chuyển đổi của người dùng. 

Mô hình Cross – Channel (Kênh chéo)

Mô hình tiếp thị phân bổ Cross – Channel hoạt động theo cơ chế gán giá trị cho từng kênh truyền thông phân biệt (ví dụ như social media tốn phí và không tốn phí). Tuy nhiên, nó sẽ không xem xét đến các điểm chạm cụ thể trong từng kênh nên doanh nghiệp không thể đánh giá mức độ hiệu quả chi tiết bằng mô hình marketing attribution đa điểm chạm phía trên. Do đó, để đạt được kết quả phân tích tối ưu nhất, bạn nên sử dụng mô hình này cho các chiến lược marketing mở rộng ở nhiều kênh khác nhau.  

Mô hình Linear (Tuyến tính)

Với mô hình marketing attribution này, thương hiệu sẽ phân bổ chi phí quảng cáo đồng đều cho tất cả các kênh và điểm chạm mà người dùng đã tương tác trong suốt quá trình mua hàng. Mô hình này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp đặt mục tiêu duy trì sự kết nối, quan hệ với khách hàng lâu dài. 

Mô hình First – Touch (Điểm chạm đầu)

Mô hình điểm chạm đầu sẽ phân bổ toàn bộ chi phí marketing cho điểm tiếp xúc đầu tiên của người dùng với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. First-touch này có thể là khi người dùng truy vào trang mạng xã hội của doanh nghiệp và tương tác với những bài viết mà họ cảm thấy thích thú. Mục tiêu chính khi sử dụng mô hình tiếp thị phân bổ này là cố gắng nâng cao mức độ nhận diện của khách hàng về thương hiệu.

Mô hình Last – Touch (Điểm chạm cuối)

Ngược lại với loại hình trên, mô hình marketing attribution điểm chạm cuối sẽ tập trung nguồn lực quảng cáo vào điểm chạm cuối cùng đưa người dùng đến quyết định mua hàng. Do đó mà mô hình này cũng sẽ không cần quan tâm hoặc xem xét bất kỳ hành vi, tâm lý nào của khách hàng với thương hiệu trước đó. Nếu doanh nghiệp chú trọng nhiều vào tỷ lệ chuyển đổi và mua hàng thành công thì đây là phương án tối ưu nhất. 

Mô hình Last - Touch quan tâm các điểm chạm cuối cùng tác động đến hành động ra quyết định mua hàng của người dùng
Mô hình Last - Touch quan tâm các điểm chạm cuối cùng tác động đến hành động ra quyết định mua hàng của người dùng

Mô hình Time – Decay (Giảm dần theo thời gian)

Vai trò chính của mô hình phân bổ giảm dần theo thời gian là thống kê những kênh tiếp thị, điểm chạm nào có khả năng tác động đến hành vi mua sắm của người dùng. Vì vậy, chúng sẽ khuyến khích các công ty tập trung ngân sách vào các điểm tiếp xúc được yêu thích, tương tác gần đây nhất của khách hàng. 

Mô hình U – Shaped (Hình chữ U)

Bằng phương thức marketing attribution này, thương hiệu có thể phân bổ nguồn lực quảng cáo của mình theo tỷ lệ 40% cho điểm tiếp xúc đầu, 40% cho điểm tiếp xúc gần nhất trước khi khách hàng thực hiện chuyển đổi và 20% cho các điểm tiếp xúc còn lại. Mô hình tiếp thị phân bổ hình chữ U này phù hợp nhất với các doanh nghiệp cần hiểu rõ mức độ hiệu quả của tất cả điểm chạm cụ thể.

Mô hình W – Shaped (Hình chữ W)

Điểm khác biệt của mô hình tiếp thị phân bổ hình chữ W và chữ U là W – Shaped còn bổ sung thêm kênh tạo cơ hội (Opportunity Creation). Ở hình thức marketing attribution này, doanh nghiệp sẽ phân chia ngân sách marketing theo tỷ lệ 30% cho điểm tiếp xúc đầu, 30% cho điểm tiếp xúc gần nhất trước khi khách hàng thực hiện chuyển đổi, 30% cho  kênh tạo cơ hội và 10% cho các điểm tiếp xúc còn lại. 

Khi nào doanh nghiệp sử dụng Marketing attribution 

Marketing attribution hỗ trợ các nhà kinh doanh đưa ra các quyết định kênh tiếp thị có khả năng chuyển đổi tốt nhất. Top 3 trường hợp được khuyến khích sử dụng loại báo cáo này như sau:

Tìm hiểu về số lượng khách hàng tiềm năng 

Tiếp thị phân bổ giúp thương hiệu biết được số lần xem của bài đăng trên các nền tảng trực tuyến trước khi nó mang đến chuyển đổi. Ngoài ra, các báo cáo còn hỗ trợ phân tích những chủ đề, bài viết cụ thể nào hoạt động tốt nhất, thu về nhiều lượt tương tác hoặc truy cập từ người dùng. Qua đó, các nhà làm quảng cáo có thể tận dụng để phát triển thêm các nội dung phù hợp hơn với khách hàng tiềm năng của mình. 

Những phương thức tiếp thị hiệu quả nhất

Sau khi đã có chiến lược nội dung có thể mang đến nhiều khách hàng tiềm năng nhất, bạn cần xác định ra những kênh truyền thông nào phù hợp cho loại nội dung này cũng như có khả năng tiếp cận đông đảo người dùng. Marketing attribution sẽ tiến hành phân tích và sàng lọc những kênh tiếp thị kém năng suất giúp thương hiệu phân bổ nguồn lực quảng cáo đúng nơi, tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian marketing. 

Những trang được xem nhiều nhất trước khi mang đến chuyển đổi

Báo cáo marketing attribution cung cấp các thông tin về trang được xem nhiều nhất, trang có khả năng tác động đến hành vi chuyển đổi của khách hàng. Từ những dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ biết trang nào cần được đầu tư quảng cáo, trang nào nên tối ưu SEO tốt hơn hoặc trang nào đang làm tốt nhiệm vụ điều hướng người dùng.  

Tiếp thị phân bổ thường được áp dụng để phân tích các phương thức marketing hiệu quả nhất
Tiếp thị phân bổ thường được áp dụng để phân tích các phương thức marketing hiệu quả nhất

Các chiến lược Marketing attribution

Để mô hình marketing attribution phát huy được tất cả tính năng của chúng đòi hỏi doanh nghiệp phải triển khai theo các chiến lược sau:

Triển khai tiếp cận đa kênh

Mục tiêu của chiến lược tiếp cận này là giúp thương hiệu thấy được sức ảnh hưởng của nhiều kênh tiếp thị khác nhau trong hành trình chuyển đổi người mua. Nhờ đó, có thể đánh giá và phân tích toàn bộ các trải nghiệm khách hàng trên hình thức online và offline. 

Mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng 

Một trong những cách giúp phân bổ nguồn lực tiếp thị hiệu quả là dựa trên mức độ tương tác của người dùng trên phễu marketing. Các mô hình marketing attribution cho phép nhà làm quảng cáo xem xét các hành vi của cả khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành trên mọi phương tiện truyền thông. Đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng chuyển đổi nên doanh nghiệp không thể bỏ qua. 

Ứng dụng phần mềm CRM

Hiện nay, với các tính năng vượt trội được tích hợp trên hệ thống CRM, chúng có thể hỗ trợ doanh nghiệp rút ngắn thời gian thống kê, phân tích dữ liệu người dùng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thông tin. Một trong những nền tảng CRM quen thuộc và phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị phân bổ là HubSpot với những ưu điểm như dễ thao tác, thân thiện với người dùng, nhiều chức năng phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của công ty. 


Kết luận 

Mong rằng những chia sẻ về “marketing attribution là gì” của Pharmarketing đã giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức chuyên môn hữu ích. Đừng quên theo dõi và đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại Pharmarketing nhé!

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn