backtop

KOL là gì? Làm thế nào để trở thành một KOL chuyên nghiệp?

Cùng với sự bùng nổ của xu hướng Influencer Marketing, KOL trở thành một trong những đối tác hàng đầu trong các chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy KOL là gì? Và làm thế nào để trở thành một KOL chuyên nghiệp? Hãy cùng PharMarketing tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu định nghĩa KOL là gì và khái niệm KOL Affiliate?

KOL là gì?

KOL (Key Opinion Leader) tạm dịch là “Người tư vấn chính (có thể về ý kiến, quan điểm)”. Họ được nhiều người biết đến, có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó như diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, MC, người mẫu, hot Instagram, Beauty blogger, Vlogger,... và sở hữu lượng người theo dõi đông đảo. KOL thường chia sẻ theo khía cạnh liên quan đến lĩnh vực họ đang phụ trách, có sự đầu tư nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng và có chuyên môn tốt trong lĩnh vực này.

KOL là gì?
KOL là người tư vấn chính

KOL Affiliate là gì?

KOL Affiliate là khái  niệm mới xuất hiện ở Việt Nam vài năm trở lại đây, hiểu đơn giản khi tham gia vào mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network như trên các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki...), KOL sẽ trở thành Publisher (Nhà xuất bản). Nhiệm vụ của họ sẽ quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến Followers (người theo dõi) kèm theo link mua hàng, khi có người click vào link mua hàng thì KOL sẽ nhận được hoa hồng theo thỏa thuận.

Phân loại những nhóm KOLs chính

KOLs được chia thành 3 nhóm chính dưới đây:

Celebrity (Celeb)

Celeb là những người nổi tiếng (Ca sĩ, diễn viên nổi tiếng, MC, doanh nhân thành đạt, người của công chúng,...) được cộng đồng yêu thích và ủng hộ. Họ có thể trở thành đại sứ thương hiệu, gương mặt đại diện cho các nhãn hàng lớn. Một số KOL là Celeb điển hình tại Việt Nam như Ninh Dương Lan Ngọc, Sơn Tùng MTP, Trấn Thành,...

Influencer (Người có tầm ảnh hưởng)

Nhóm đối tượng này có độ phủ sóng rộng khắp qua Internet, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Influencer đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề và ở mọi độ tuổi như ngôi sao, Hot Instagrammer, Beauty Blogger, Vlogger,... hay thậm chí là những cá nhân nổi bật. Với lượng người theo dõi lớn trên từng bài viết và hoạt động chủ yếu tại các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter,... Influencer sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để thu hút sự chú ý của các nhãn hàng cũng như lan tỏa thông điệp qua các kênh mạng xã hội này.

Một số Influencer nổi tiếng trong thời điểm hiện tại như Hanna Giang Anh- lĩnh vực  Fitness, Food Blogger Đinh Võ Hoài Phương (biệt danh Khoai Lang Thang), Giang Ơi lĩnh vực Lifestyle,...

Mass seeder

Khác với 2 nhóm trên, Mass seeder chỉ là người gây ảnh hưởng tới một số nhóm khách hàng nhỏ. Họ là những người chia sẻ các nội dung từ Celebs/Influencers - nhằm quảng cáo thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ này. Nhiều người không tin vào quảng cáo đến từ Celebs và Influencers nhưng lại tin tưởng hơn khi được nghe điều tương tự từ những Mass seeder, do cách tiếp cận của Mass seeder  đôi khi thân thiện và chân thật hơn.

Làm thế nào để trở thành một KOLs Chuyên nghiệp?

Để trở thành một KOL chuyên nghiệp, bạn cần phải lưu ý 4 yếu tố dưới đây:

Biết rõ điểm mạnh của bản thân

Điều đầu tiên khi trở thành KOL là bạn phải có những ưu điểm nổi bật, thu hút hơn nhiều người khác. Chính vì thế bạn cần hiểu rõ thế mạnh của bản thân là gì và nghiên cứu, rèn luyện trở thành người có chuyên môn cao trong lĩnh vực ấy. Nếu bạn sở hữu kiến thức chuyên sâu và có nhiều bí kíp thì hãy trở thành Blogger, hay nếu bạn giỏi makeup hãy làm video chia sẻ về mẹo, cách make up bài bản,...

 Cách để trở thành một KOLs Chuyên nghiệp
Cách để trở thành một KOLs Chuyên nghiệp

 

Xác định khách hàng tiềm năng (đối tượng muốn hướng tới)

Giống như trong Marketing, khi bạn nắm rõ được thế mạnh của mình thì bạn sẽ xác định được đối tượng mình muốn hướng tới. Họ là ai? Ở độ tuổi nào? Có mức thu nhập cao hay thấp? sở thích, hành vi...để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ nếu bạn tư vấn cho nhóm đối tượng trẻ, tiêu dùng trung cấp, thì những sản phẩm lựa chọn nên phù hợp, không nên quá đắt tiền hoặc cao cấp.

Đầu tư

Để trở thành một KOLs chuyên nghiệp và gặt hái được thành công, bạn cần dành nhiều sự đầu tư về thời gian, tiền bạc, công sức, chất xám… Ví dụ như mỗi lần xuất hiện, việc chăm chút hình ảnh chuyên nghiệp và khác biệt sẽ ghi điểm với người khác. Bên cạnh đó, đầu tư cho các kênh khác nhau để “Tạo điểm chạm” với khách hàng (như website, blog, fanpage…) cùng nhiều hình thức quảng cáo tăng tương tác sẽ giúp lan tỏa câu chuyện, thông điệp của bạn tốt hơn. Không chỉ khán giả, các nhãn hàng cũng sẽ muốn kết hợp khai thác tiềm năng với nguồn công cụ từ thương hiệu cá nhân của bạn. Ngoài ra, để tạo các video chất lượng, bài review đặc sắc cũng cần bạn tư duy, đầu tư sản xuất từ những bước nhỏ nhất.

Mở rộng mạng lưới - Networking

Dù đang ở bất kỳ nhóm nào của KOLs, khả năng giao tiếp tốt, quảng giao và thân thiện sẽ là chìa khóa mang đến những kết nối mới trong công việc của bạn.

Mở rộng mạng lưới quan hệ, với đồng nghiệp, nhãn hàng hay người hâm mộ thậm chí các agency (công ty quảng cáo) cũng chính là cánh cửa mở thêm cơ hội cho KOL được nhiều người biết đến, được tin tưởng và ủng hộ hơn. 

KOLs Đóng vai trò như thế nào trong Marketing?

Muốn biết KOLs đóng vai trò như thế nào trong Marketing trước tiên cùng PharMarketing  tìm hiểu KOLs Marketing là gì?

KOLs Marketing là gì?

KOLs cũng là một kênh mà các doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng hiện nay nhằm tiếp thị sản phẩm đến khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên và hiệu quả. Họ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, đưa ý kiến đánh giá hoặc trở thành gương mặt đại diện cho thương hiệu đó. Với số lượng người theo dõi cao và có sức ảnh hưởng trong cộng đồng, KOL khiến cho người tiêu dùng biết đến và dễ ấn tượng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Vai trò Kols trong Marketing
Kols giúp tiếp thị sản phẩm đến khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên

KOLs Đóng vai trò như thế nào trong Marketing?

  • Tiếp cận khách hàng mục tiêu: Mỗi KOLs thường hướng đến một nhóm đối tượng người hâm mộ/ followers nhất định, trong từng ngành hàng khác nhau như thực phẩm, thời trang, Decor nhà cửa, Lifestyle… Chính vì vậy, các doanh nghiệp khi lựa chọn KOLs trong chiến dịch quảng cáo của mình thường cân nhắc nhiều đến sự phù hợp như độ tuổi, ngành hàng, độ phủ trong cộng đồng, sự uy tín, thương hiệu…của KOLs. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến quá trình tiếp cận khách hàng mục tiêu của bạn.
  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu: Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của KOL trong cộng đồng sẽ giúp các công ty tăng mức độ nhận diện thương hiệu đến người dùng, qua đó trở nên thân thiện, phổ biến.
  • Tăng sự tin cậy dành cho sản phẩm: Doanh nghiệp lựa chọn KOL am hiểu về một lĩnh vực nào đó sẽ giúp tăng sự tin tưởng, đồng thời có thêm nhiều kiến thức, góc nhìn mới cho sản phẩm/dịch vụ của mình.
  • Kích thích nhu cầu, đẩy nhanh động lực mua hàng: Chính nhờ tâm lý tin cậy và yêu mến của người hâm mộ, theo dõi KOLs mà khi họ quảng bá hay giới thiệu một mặt hàng nào đó đã có trải nghiệm, khách hàng sẽ có động lực mua hoặc trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ đó.
  • Hỗ trợ cho SEO: KOLs sẽ thu hút nhiều lượt traffic (lưu lượng truy cập) tiềm năng và tăng tương tác cho website của doanh nghiệp khi họ quảng bá, giới thiệu sản phẩm của công ty đó. Từ đó làm tăng thứ hạng từ khóa tìm kiếm SEO.

KẾT LUẬN

Qua bài viết trên đã giúp bạn nắm được khái niệm cơ bản nhất về KOL hay KOLs. PharMarketing hi vọng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn