Khách hàng trung thành là gì? Tổng hợp các cách giữ chân khách hàng
Hiện nay xây dựng khách hàng trung thành là mối quan tâm của hầu hết doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Điều này không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn tiết kiệm chi phí trong kinh doanh. Vậy làm thế nào để xây dựng và giữ chân khách hàng? Hãy PharMarketing tìm hiểu qua bài tổng hợp thông tin dưới đây.
Khách hàng trung thành là gì?
Khách hàng trung thành được hiểu đơn giản là một nhóm người đã mua hàng và thường xuyên mua sắm sản phẩm tại doanh nghiệp đó. Họ có lòng tin về sản phẩm, dịch vụ và không dễ dàng quay lưng với doanh nghiệp dù đối thủ có dùng nhiều cách mời chào. Không những thế họ còn giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp cho người khác cùng mua và quảng bá thương hiệu với mọi người.
Sự trung thành ở đây được thể hiện qua hành vi mua hàng của thương hiệu yêu thích và không mua của thương hiệu khác. Nhiều khi chỉ cần ra sản phẩm mới là họ sẽ mua ủng hộ, thậm chí có những người sẽ đứng lên đấu tranh bảo vệ thương hiệu khi có ai đó bôi xấu. Ví dụ điển hình cho nhóm khách hàng trung thành là hội những người yêu thích Iphone, hội những người dùng Samsung,...
Vai trò của khách hàng trung thành với doanh nghiệp
Khách hàng trung thành được ví như là vũ khí của doanh nghiệp bởi họ mang đến những lợi ích vô cùng to lớn giúp doanh nghiệp cạnh tranh với mọi đối thủ.
Là đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp
Hầu hết ai trong chúng ta trước khi mua hàng cũng tham khảo những người mua trước. Khách hàng trung thành sẽ lan tỏa sản phẩm, thương hiệu tới các khách hàng tiềm năng. Đặc biệt càng những người thân quen càng dễ tin tưởng và mua sản phẩm của doanh nghiệp. Đây chính là kênh marketing truyền miệng hiệu quả mà không tốn chi phí.
Giúp tăng doanh thu và bán chéo sản phẩm
Việc tập trung vào nhóm khách hàng đã mua hàng doanh nghiệp sẽ có sự gia tăng đáng kể về doanh số. Bởi lẽ nhóm người này đã dùng và tin tưởng sản phẩm nên không cần phải quảng cáo quá nhiều về sản phẩm, thương hiệu như khách hàng tiềm năng. Khi tư vấn sản phẩm mới họ sẽ chăm chú lắng nghe hơn, từ đó giúp doanh nghiệp bán chéo sản phẩm dễ dàng hơn.
Tiết kiệm chi phí kinh doanh
Việc tiếp cận khách hàng mới làm doanh nghiệp tốn nhiều chi phí cho các hoạt động quảng cáo, chính sách ưu đãi, chi phí cho những lần gặp mặt,... Nhưng đối với khách hàng trung thành việc bán hàng dễ hơn nhiều khi họ đã trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp. Lúc này chỉ cần kết hợp các chiến lược khéo léo như thẻ hội viên, quà tri ân, khách hàng VIP,... là có thể tạo ra nhu cầu mua hàng của họ. Mặt khác họ chính là những người làm marketing miễn phí cho doanh nghiệp khi giới thiệu cho bạn bè, người thân đến trải nghiệm dịch vụ.
Đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác
Doanh nghiệp không phải chỉ đóng khung trong một sản phẩm, dịch vụ nhất định mà phải không ngừng vận động theo xu hướng thị trường. Chính vì vậy cần khai thác khách hàng trung thành để có những phản hồi chính xác về sản phẩm, từ đó đánh giá khả năng thành công của các dự án sắp tới.
Ngày nay có nhiều phương tiện để thu thập ý kiến khách hàng, cho dù nhận được phản hồi tích cực hay tiêu cực cũng giúp doanh nghiệp có cái nhìn chân thật về sản phẩm của công ty mình. Qua đó sẽ có các giải pháp khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm để cải tiến sản phẩm mang cho khách hàng những trải nghiệm hoàn hảo nhất.
Là vũ khí mạnh mẽ để chống lại sự cạnh tranh về giá
Mọi ngành nghề kinh doanh đều có sự cạnh tranh về giá giữa các nhãn hàng, công ty. Đối thủ có thể sử dụng những chiến lược giảm giá cực mạnh nhằm lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp bạn. Nếu có lượng khách hàng trung thành doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi những chiêu trò của đối thủ, doanh số công ty vì thế mà cũng không bị sụt giảm nhiều.
Cách xây dựng khách hàng trung thành
Bất cứ một doanh nghiệp nào đều muốn sở hữu nhiều khách hàng trung thành tuy nhiên để củng cố lòng trung thành thì không hề dễ dàng. Muốn đạt được điều đó các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược giảm giá khi mua hàng, khuyến mãi, tặng quà để tăng sức mua và thu hút khách hàng mới.
Ngoài ra doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu riêng tạo dấu ấn trong lòng khách hàng. Một khi thương hiệu của doanh nghiệp lớn mạnh, được nhiều người biết tới sẽ khiến khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm cung cấp. Từ đó hình thành lòng tin với thương hiệu và trung thành, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Cách giữ chân khách hàng trung thành
Có được lượng khách hàng trung thành rất khó do đó doanh nghiệp cần có giải pháp giữ chân họ. Hãy tham khảo một số cách dưới đây.
Thường xuyên nhận phản hồi từ khách hàng
Doanh nghiệp không nên bỏ qua các phản hồi, đánh giá của khách hàng về trải nghiệm sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Bởi lẽ khách hàng có thể cảm thấy thất vọng khi vấn đề của mình không được giải quyết. Đây là nguyên nhân khiến khách hàng rời bỏ doanh nghiệp để đến với đối thủ.
Thực hiện một cuộc khảo sát là điều cần thiết để doanh nghiệp nhận được những phản hồi có giá trị. Sau đó dựa vào những thông tin này để cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng.
Chủ động tiếp cận với khách hàng
Hãy chủ động cung cấp những thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ trước khi khách hàng tìm đến bạn. Chính điều này sẽ tạo ra nhu cầu tiếp theo cho họ về các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Đây cũng là một cách để giữ chân khách hàng hiệu quả.
Phân loại khách hàng theo từng phân khúc để dễ dàng chăm sóc
Khi đã có những thông tin của khách hàng trung thành hãy phân khúc khách hàng để dễ theo dõi và có các kế hoạch chăm sóc chuyên nghiệp hơn. Như vậy chúng ta sẽ không bỏ sót bất kỳ khách hàng nào.
Cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng
Những hành động cá nhân hóa dịch vụ khách hàng như gọi điện, gửi lời chúc vào các dịp đặc biệt như sinh nhật hay ngày lễ, gọi tên khách hàng khi giao tiếp,... sẽ khiến khách hàng cảm nhận được sự quan tâm của bạn. Đây là bí kíp giúp doanh nghiệp để lại ấn tượng sâu sắc trong mắt khách hàng, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Tạo các chương trình ưu đãi hấp dẫn
Gần như tất cả các khách hàng đều thích các chương trình khuyến mại, quà tặng, ưu đãi khi mua hàng do đó hãy tận dụng các chiến lược này để kích thích khách hàng trung thành mua sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt thực hiện các chương trình này vào các dịp như lễ tết, kỷ niệm có thể tạo nên bùng nổ doanh số. Đây là một phương pháp hữu hiệu để khách hàng không quay lưng với sản phẩm của doanh nghiệp.
Chú ý tới đối thủ cạnh tranh
Hãy để mắt tới đối thủ cạnh tranh bởi chỉ một chút lơ là có thể khiến bạn mất khách hàng trung thành vào tay đối thủ. Do đó phải xem xét các chiến lược của đối thủ để có phương án ứng biến phù hợp. Hơn nữa thị trường luôn phát triển những điều mới mẻ đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dùng, để mắt đến đối thủ cũng là một cách để nắm bắt xu hướng thị trường nhanh hơn.
Quản lý khách hàng trước và sau khi mua
Khách hàng không chỉ mua một lần rồi thôi do đó cần quản lý khách hàng trước và sau để không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào. Hơn nữa việc chăm sóc khách hàng trước và sau mua hàng sẽ lấy được lòng tin của khách hàng tạo tiền đề cho các lần mua hàng tiếp theo. Đây là một cách để giữ chân khách hàng trung thành vô cùng hiệu quả.
Các loại hình khách hàng trung thành
Khách hàng có thể trung thành với khi công ty của bạn dưới nhiều loại hình khác nhau. Cụ thể là:
- Trung thành về giá: Khi doanh nghiệp cung cấp với một mức giá tốt sẽ thu hút lượng khách hàng này. Họ không dễ bị ảnh hưởng tính tiện lợi hay chất lượng sản phẩm nhưng sẽ rời đi khi tăng giá.
- Trung thành với dịch vụ chăm sóc khách hàng: Đây là lượng khách hàng thấy hài lòng về sự phục vụ của doanh nghiệp, mặc dù giá có thể cao một chút nhưng họ cảm thấy thoải mái khi trải nghiệm ở đây.
- Trung thành vì sự thuận tiện: Những vị khách này trung thành với doanh nghiệp bởi dịch vụ dễ sử dụng, giao hàng hàng chóng, gần nhà hoặc cơ quan.
- Trung thành với thương hiệu: Khách hàng mua sắm bởi họ tin tưởng vào giá trị thương hiệu mang lại. Ví dụ như người dùng của các hãng xe nổi tiếng BMW, Roll Royce, Ferrari,...
- Trung thành với các chương trình khuyến mại: Một số người đam mê với các chương trình khuyến mại cho khách hàng thân thiết, họ mua hàng doanh nghiệp để trải nghiệm tất cả các đặc quyền của khách VIP.
Với tất cả những thông tin hữu ích mà PharMarketing cung cấp trên đây chúng tôi hy vọng mọi người hiểu rõ khách hàng trung thành là gì, cách giữ chân khách hàng và áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Từ đó tăng lượng khách hàng trung thành giúp công ty có được các thành tựu đáng nể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn