backtop

Kênh phân phối là gì? 5 phút tìm hiểu từ A - Z về kênh phân phối

Sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng như thế nào? Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi này khi bắt đầu kinh doanh chưa? Câu trả lời chính là kênh phân phối - một phương thức giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với khách hàng. Cùng PharMarketing tìm hiểu ngay về thuật ngữ này nhé!

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là con đường mà sản phẩm và dịch vụ đi từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.

kênh phân phối là gì

Kênh phân phối mang sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng

Ví dụ, một nhà sản xuất bóng đèn có thể sản xuất bóng đèn, nhưng kênh phân phối đưa chúng từ nhà máy đến khách hàng có thể bao gồm các nhà bán buôn và bán lẻ. Những mắt xích này trong chuỗi bán hàng là kênh phân phối của bóng đèn.

Các công ty phát triển chiến lược phân phối hoặc nhiều kênh khác nhau cho các sản phẩm và dịch vụ, dựa trên nhiều yếu tố và các bước tiềm năng trong quá trình phân phối hoặc các trung gian.

Các loại hình kênh phân phối trong Marketing hiện nay

Các loại kênh phân phối phổ biến trong Marketing hiện nay được phân thành hai loại chính: là kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.

các loại hình kênh phân phối

Mỗi loại hình kênh phân phối có đặc điểm riêng biệt

 

Kênh phân phối trực tiếp

Là một trong những nơi một công ty bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng mà không qua bất kỳ trung gian nào. Ví dụ: một công ty may mặc thể thao sản xuất giày thể thao và bán chúng qua trang web thương mại điện tử hoặc tại cửa hàng bán lẻ của riêng họ đang sử dụng kênh phân phối trực tiếp. Sản phẩm đến tay người mua mà không có trung gian hoặc đối tác can thiệp nào.

Kênh phân phối trực tiếp sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn vì không phải trả phí cho các kênh trung gian khác. Tuy nhiên hình thức này cũng có một số điểm trừ như phải đầu tư vào đội ngũ bán hàng và cơ sở hạ tầng tiếp thị người tiêu dùng, thay vì dựa vào các đối tác. Cũng khó hơn nhiều để đạt được phạm vi tiếp cận rộng về mặt địa lý hoặc trên các phân khúc thị trường khác nhau mà không có sự trợ giúp của các bên trung gian.

Kênh phân phối gián tiếp

Kênh phân phối gián tiếp có sử dụng một bên trung gian để làm cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng.

Với phân phối này, các công ty đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể. Họ tiếp cận được nhiều lượt khách hàng mà không gặp quá nhiều khó khăn. Điều này giúp họ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào sản phẩm, cơ sở khách hàng và tăng phạm vi tiếp cận người tiêu dùng mục tiêu. Chi phí ban đầu sẽ thấp hơn và quá trình đơn giản hơn nhiều đối với nhà phân phối. Ngoài ra, thuế bán hàng chỉ phải trả một lần nên việc bán hàng cho các nhà phân phối bên thứ ba có thể dẫn đến việc miễn thuế bán hàng theo quy định miễn thuế bán lại.

Kênh phân phối hỗn hợp - Đa cấp

Ngoại trừ việc lựa chọn riêng biệt kênh phân phối trực tiếp hay gián tiếp. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng kênh phân phối hỗn hợp. Trong hình thức này nhà sản xuất đóng vai trò là trung gian hoặc khách hàng. Kênh phân phối đa cấp này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo, tuy nhiên vẫn phải trả phí cho bên trung gian.

Vai trò của kênh phân phối

Kênh phân phối được biết đến nhiều về những lợi ích hướng tới nhà sản xuất tuy nhiên người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ nó không ít. Cụ thể như sau:

vai trò của kênh phân phối

Kênh phân phối là câu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng

Đối với nhà sản xuất

  • Kênh phân phối giúp bao phủ thị trường và đến gần hơn với khách hàng mục tiêu hướng tới.
  • Là phương tiện giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thị trường hiện tại cụ thể là nhu cầu khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh, xu hướng hiện tại…
  • Hệ thống kênh phân phối cũng giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn nhờ vào hệ thống hóa được quy trình sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
  • Các mạng lưới phân phối phủ rộng khắp nơi cũng giúp doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu.

Đối với khách hàng

  • Nhờ vào kênh phân phối, khách hàng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm của doanh nghiệp tại các cửa hàng bán lẻ ở nơi họ sinh sống
  • Nếu trước kia, khách hàng chỉ có thể mua hoặc bảo hành sản phẩm tại nơi sản xuất hoặc đại lý lớn thì hiện nay mọi thứ dễ dàng hơn nhiều, họ có thể tìm đến các kênh phân phối của doanh nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.

Làm thế nào để quản trị kênh phân phối hiệu quả?

Dưới đây là một số cách giúp các doanh nghiệp có thể quản trị kênh phân phối của mình hiệu quả nhất:

Đưa ra các chính sách phân phối phù hợp

Dưới đây là một số chính sách bạn có thể tham khảo để xây dựng hệ thống kênh phân phối hiệu quả:

  • Chính sách chiết khấu: Chiết khấu thưởng, chiết khấu phần trăm hoa hồng, chiết khấu bán thẳng chênh lệch giá, chiết khấu thanh toán.
  • Chính sách về công nợ: Vấn đề nhiều bên trung gian quan tâm
  • Chính sách đổi trả hàng: Chính sách này nhằm hỗ trợ bên trung gian và người tiêu dùng đổi trả sản phẩm nếu có vấn đề.
  • Các chính sách xúc tiến thương mại mà công ty hỗ trợ

Đưa công nghệ vào quản trị kênh phân phối

quản trị kênh phân phối

Công nghệ được áp dụng ngày càng phổ biến trong hoạt động quản trị kênh phân phối

Quản trị kênh phân phối là bài toán đòi hỏi tư duy nhanh nhạy về hệ thống phân phối. Khi doanh nghiệp càng lớn, quản lý kênh phân phối trở nên phức tạp, yêu cầu tư duy nhanh nhạy về quản trị hệ thống. Hiện nay, các phần mềm công nghệ quản lý hệ thống kênh phân phối được nhiều công ty áp dụng và mang lại nhiều lợi ích như: quản lý sản phẩm, nhân sự. Trong các tình huống phát sinh, người quản lý có thể điều chỉnh phương hướng hoạt động kịp thời

KẾT LUẬN

Để xây dựng và quản trị thành công hệ thống kênh phân phối hiện nay không phải là một bài toán quá khó, tuy nhiên nó yêu cầu bạn cần tìm hiểu sâu trước khi bắt tay vào xây dựng, PharMarketing hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích với bạn, chúc bạn thành công!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn