backtop

F&B là gì? Những kiến thức quan trọng cần biết về ngành F&B hiện nay

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia có tốc độ phát triển vượt trội về ngành F&B. Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, ẩm thực,… được ra đời và không ngừng đổi mới, sáng tạo để bắt kịp xu hướng thị trường và khách hàng. Vậy ngành F&B là gì? Và nó có vai trò như thế nào đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế? Tất cả sẽ được PharMarketing giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

F&B là gì? Lịch sử hình thành ngành F&B

F&B (tên viết tắt của Food and Beverage Service) là loại hình dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống. Tính chất công việc cũng như tên gọi, các đơn vị F&B sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp dịch vụ thức ăn và đồ uống từ khâu chuẩn bị, đóng gói, vận chuyển và phục vụ đến tay khách hàng . 

F&B là loại hình dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống
F&B là loại hình dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống

Hiện nay, nhu cầu và tiêu chuẩn chất lượng cuộc sống ngày càng cao, ngoài việc quan tâm an toàn thực phẩm thì sự trải nghiệm và tinh tế khi thưởng thức món ăn cũng được nâng cao giúp F&B dần trở thành một ngành xu thế tại Việt Nam. Điển hình là sự xuất hiện của hàng loạt các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh ẩm thực nói chung.

Ngược dòng thời gian trở về tìm hiểu một chút về lịch sử ngành F&B, chúng ta dễ dàng phát hiện F&B đã xuất hiện từ rất lâu đời, dưới hình dạng những hàng quán, nhà trọ, quán ăn,…Tuy nhiên cho đến thế kỷ 19, người ta mới bắt đầu chú trọng khái niệm F&B. Sau sự kiện Nicholas Appert sáng chế ra đồ hộp và Louis Pasteur phát minh ra kỹ thuật thanh trùng dùng để bảo quản thức ăn đã tạo tiền đề cho thời đại F&B lên ngôi. Nhờ sự kết hợp tuyệt vời này mà con người giải quyết được vấn đề bảo quản và lưu trữ thức ăn trong thời gian dài.

Phân biệt ngành F&B và ngành dịch vụ

Nhiều bạn khi mới tìm hiểu và bước chân vào ngành F&B thường nhầm lẫn giữa khái niệm F&B và ngành dịch vụ. Tuy nhiên, F&B lại có những điểm đặc trưng riêng biệt so với ngành dịch vụ. Vì vậy, nếu không phân biệt rõ ràng ngay từ đầu, bạn sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc phát triển chuyên sâu ở lĩnh vực này. 

F&B có những điểm đặc trưng riêng biệt so với ngành dịch vụ
F&B có những điểm đặc trưng riêng biệt so với ngành dịch vụ

F&B là một khía cạnh nhỏ trong ngành dịch vụ nói chung. Dịch vụ mang ý nghĩa tổng quát, đề cập đến nhiều thể loại dịch vụ sản xuất và phi sản xuất như: tuyển dụng, quảng cáo, du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận chuyển,…Ở nước ta hiện nay, ngành dịch vụ được chia làm 3 nhóm chính:

  • Dịch vụ kinh doanh: kinh doanh bất động sản, vận tải, ẩm thực, bảo hiểm, tài chính,…
  • Dịch vụ tiêu dùng: hoạt động buôn bán thương mại, các dịch vụ giáo dục, y tế, vui chơi-giải trí,…
  • Dịch vụ công: hoạt động đoàn thể, hành chính công,…

Trong khi đó F&B là một phân hệ con, đảm nhiệm vai trò cung ứng các nhu cầu ăn uống của khách hàng tại những địa điểm du lịch, khách sạn, quầy ăn uống,… cho đến việc chịu trách nhiệm cho vấn đề ăn uống, sinh hoạt của nhân viên.

Vai trò của ngành F&B

Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tốc độ chuyển đổi nhóm ngành dịch vụ cao cùng nhiều tiềm năng phát triển lĩnh vực F&B trong tương lai. Dưới đây là những vai trò và lợi ích to lớn mà ngành F&B đang mang lại:

Đáp ứng kịp thời nhu cầu ăn uống của khách hàng

Trong tháp nhu cầu Maslow, những vấn đề về ẩm thực luôn được coi là nhóm thiết yếu trong nhu cầu đời sống con người. Hoạt động ăn uống không chỉ là nền tảng cho sự sống, nguồn năng lượng cho các hoạt động của con người mà còn đáp ứng những nhu cầu cao hơn như thường thức ẩm thực. Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển, nhu cầu ăn uống của con người cũng ngày một trở nên phong phú, đa dạng hơn. Vì vậy, ngành F&B đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó, đảm bảo về vấn đề ăn uống của con người. 

Tăng trưởng doanh thu

Cùng với sự phát triển của đời sống, chi tiêu cho nhu cầu ăn uống ngày càng được nâng cao, mở ra những cơ hội kinh doanh tiềm năng cho doanh nghiệp. Các khách sạn hoặc đơn vị F&B ngoài mô hình kinh doanh truyền thống như tổ chức tiệc cưới, liên hoan, hội nghị…cũng có thể mở rộng kết hợp với các loại hình dịch vụ, sản phẩm khác để cung cấp trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng như: spa, phòng tập, quầy bar, khu cắm trại, không gian ăn ngoài trời,…

F&B vừa giúp gia tăng giá trị vòng đời khách hàng vừa tạo ra được nhiều khách hàng tiềm năng cho đơn vị
F&B vừa giúp gia tăng giá trị vòng đời khách hàng vừa tạo ra được nhiều khách hàng tiềm năng cho đơn vị

Thúc đẩy marketing

Nếu doanh nghiệp của bạn đang hướng đến những mô hình marketing hiệu quả, không tốn kém mà sức lan tỏa lại cao thì phương pháp quảng cáo “truyền miệng” thông qua ngành F&B chính là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn. Khi một thực khách cảm thấy yêu thích và hài lòng với những dịch vụ ẩm thực thì họ sẽ sẵn sàng đi chia sẻ và giới thiệu đến bạn bè, đối tác và người thân. Do đó, việc tập trung vào chất lượng và đẩy mạnh lĩnh vực F&B vừa giúp gia tăng giá trị vòng đời khách hàng hiệu quả vừa tạo ra được nhiều khách hàng tiềm năng cho đơn vị.

Xây dựng phễu khách hàng

Sau khi F&B đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình, tạo nên những dấu ấn và thiện cảm sâu sắc cho người dùng thì việc chuyển đổi khách hàng sang những sản phẩm, dịch vụ khác trong công ty là một điều dễ dàng và thuận lợi.

Các chức vụ và vị trí công việc trong ngành F&B

Với những vai trò quan trọng và cần thiết đó, bộ phận F&B đang được các doanh nghiệp cơ cấu và tổ chức thích hợp nhất dựa trên tính chất công việc và quy mô kinh doanh. Nếu bạn đang tìm kiếm những cơ hội việc làm trong ngành F&B thì không không nên bỏ qua việc tìm hiểu những bộ phận, vị trí trực thuộc ngay dưới đây:

  • Lobby bar: quầy bar là thuộc danh mục không thể thiếu trong những nhà hàng, khách sạn tầm trung và lớn, đây là nơi thực khách có thể thư giãn, gặp gỡ đối tác, bạn bè nên F&B tại đây rất được chú trọng, tạo nên sự chu đáo, tỉ mỉ và đẳng cấp nhất.
  • Restaurant: Có nhiệm vụ thực hiện tất cả các bữa ăn của du khách nên đây là bộ phận cực kì quan trọng của khách sạn, được xem như là bộ mặt của doanh nghiệp.
  • Room Service: có vai trò phục vụ, đáp ứng mọi nhu cầu tại phòng cho khách hàng nên việc túc trực sẵn nhu yếu phẩm, dịch vụ ăn uống luôn hoàn tất và sẵn sàng.
  • Banquet: đây là một bộ phận yến tiệc chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức hội nghị, sự kiện thân mật và trang trọng. Một trong những bộ phận tạo doanh thu nhiều nhất trong ngành F&B cho doanh nghiệp nên cũng đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng và giàu kinh nghiệm.
  • Kitchen: Nơi nghiên cứu và cho ra đời những món ăn độc đáo, phù hợp cho khách hàng và tạo nên yếu tố giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Đính kèm với mỗi bộ phận trên sẽ có những vị trí tương ứng để chịu trách nhiệm và thực thi công việc. Bạn có thể lựa chọn và ứng tuyển vào những chức vụ sau khi tham gia vào ngành F&B: giám đốc bộ phận F&B, quản lý nhà hàng, trưởng nhóm các bộ phận dịch vụ riêng, nhân viên trực tầng, pha chế, chịu trách nhiệm đồ ăn, nhân viên tiệc,…

F&B được các doanh nghiệp cơ cấu và tổ chức thích hợp nhất dựa trên tính chất công việc và quy mô kinh doanh
F&B được các doanh nghiệp cơ cấu và tổ chức thích hợp nhất dựa trên tính chất công việc và quy mô kinh doanh

Xu hướng phát triển của ngành F&B

Hiện nay, thị trường F&B không còn là một thị trường quá mới mẻ gì đối với xu hướng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trường tiềm năng chưa khai phá hết tại Việt Nam.

Với những cố gắng trong việc ổn định dịch bệnh và nền kinh tế sau đại dịch, dự đoán F&B tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025. Trước khi đầu tư vào lĩnh vực F&B, doanh nghiệp cần tìm hiểu và có nhiều biện pháp thay đổi để bắt kịp thị hiếu khách hàng và thị trường. Một số những lời khuyên của chuyên gia về xu hướng phát triển F&B trong tương lai như sau:

  • Quán cà phê: nổi bật nhất trong lĩnh vực thức uống của ngành F&B hiện nay có thể kể đến như HighLand Coffee, Starbucks, Phúc Long,…Không bị giới hạn về thời gian, đa dạng các dịch vụ, sản phẩm (cafe, bánh ngọt, thức ăn nhẹ, đồ uống,…) cùng không gian sang trọng, trẻ trung, gần gũi không chỉ thu hút du khách mà còn là địa điểm quen thuộc và cố định của khách hàng. Xu hướng làm việc từ xa hay làm việc tự do ngày càng phổ biến giúp những quán cafe trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho không gian làm việc.
  • Nhà hàng ẩm thực: nhu cầu ăn ngon của con người càng cao tạo điều kiện cho nhiều nhà hàng ẩm thực đã và đang phát triển mạnh mẽ trong ngành F&B.
  • Quán bar: dù không được phát triển mạnh mẽ như các mô hình F&B khác nhưng nếu biết phân khúc và có phương pháp đầu tư thích hợp thì đây sẽ là địa điểm thu hút được nhiều người trẻ tuổi tham gia.
  • Phòng tiệc: đây là nơi tạo ra doanh thu mạnh nhất của ngành F&B tại các nhà hàng khách sạn lớn. Nhu cầu về tổ chức hội nghị, sự kiện thân mật, trang trọng ngày càng nhiều góp phần thúc đẩy việc đầu tư vào mô hình trên.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, thị trường F&B của Việt Nam hiện tại có rất nhiều tiềm năng và cơ hội để mở rộng phát triển. Hi vọng toàn bộ những kiến thức và chia sẻ xung quanh lĩnh vực F&B phía trên đã giúp ích cho các bạn, đặc biệt là những ai đang có dự định theo đuổi chuyên sâu F&B. 

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn