5 phương pháp đo lường giá trị thương hiệu phổ biến nhất
Sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ được đo bởi các chỉ số doanh số, doanh thu, lợi nhuận mà còn là giá trị thương hiệu. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng vào việc phát triển thương hiệu. Vậy giá trị thương hiệu là gì? Làm thế nào để đo lường giá trị thương hiệu, cùng PharMarketing tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Giá trị thương hiệu là gì?
Brand Value - Giá trị thương hiệu là thuật ngữ được hiểu là giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả để sở hữu sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu. Để đo lường được giá trị thương hiệu, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình đánh giá khá phức tạp và dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Cụ thể, giá trị thương hiệu được đo lường bởi 2 yếu tố chính và đây cũng là yếu tố cấu tạo nên giá trị thương hiệu đó là Brand Assets - Tài sản hữu hình và Brand Equity - Tài sản vô hình. Trong đó, tài sản hữu hình là giá trị về cơ sở vật chất gồm có giá trị cổ phiếu, sản phẩm/ dịch vụ, lợi nhuận, doanh số và thị phần. Còn tài sản vô hình là những giá trị về nhận thức thương hiệu, các yếu tố liên tưởng đến thương hiệu (tên gọi, logo,...), chất lượng cảm nhận từ người tiêu dùng.
Các phương pháp đo lường giá trị thương hiệu
Để đo lường giá trị thương hiệu có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên, có 5 phương pháp phổ biến thường được sử dụng đó là: Phương pháp dựa vào giá trị khác biệt do thương hiệu tạo ra, phương pháp dựa vào chi phí, phương pháp của Interbrand, phương pháp dựa vào giá trị vốn hóa thị trường, và phương pháp dựa vào tỷ số giá trị trên doanh số của Giáo sư GS Aswath Damodaran.
Giá trị khác biệt do thương hiệu tạo ra
Với phương pháp này, bạn sẽ đo lường bằng cách khảo sát người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi trả như thế nào để có được sản phẩm/ dịch vụ tương tự như sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Hoặc đơn giản hơn đó là so sánh giá sản phẩm/ dịch vụ của bạn với các sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ.
Giá trị thương hiệu được đo từ phương pháp này sẽ là kết quả sự khác biệt của doanh số bán và chiết khấu các dòng tiền về. Tổng hợp hai sự khác biệt đó, sản phẩm nào vừa có số lượng bán được nhiều nhất và vừa có giá bán cao trong cùng thời kỳ bán hàng thì được xem là sản phẩm có giá trị thương hiệu cao hơn.
Chi phí
Phương đo lường giá trị thương phổ biến thứ 2 đó là dựa vào chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phát triển thương hiệu gồm có: chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo - truyền thông, chi phí nhân sự,... . Lưu ý, chi phí đầu tư hoàn toàn không tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng của thương hiệu. Hoặc với phương pháp này nhưng theo cách tính khác là tính giá trị đầu tư tương đương của doanh nghiệp. Với cách tính này, chúng ta sẽ lấy chi phí thị trường hiện tại để ước tính tổng số tiền bỏ ra để xây dựng thương hiệu tương đương với thương hiệu hiện tại của doanh nghiệp. Cách này thường được các chuyên gia sử dụng dựa vào các chi phí: xây dựng dự án, nghiên cứu thị trường, sản xuất hàng dùng thử, chi phí quảng cáo - truyền thông,... .
Giá trị vốn hóa thị trường
Phương pháp đo lường giá trị thương hiệu dựa vào giá trị vốn hóa thị trường chính là số tiền phải bỏ ra để mua toàn bộ một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Phương pháp này có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu mà doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán. Phương pháp này khá phức tạp, bạn cần phân tích kỹ lưỡng khi sử dụng.
Ba bước cơ bản khi đo lường giá trị thương hiệu bằng phương pháp giá trị vốn hóa thị trường đó là:
- Tính giá trị vốn hóa = Giá thị trường của cổ phiếu x Số cổ phiếu đã phát hành.
- Tính giá trị sổ sách (đã điều chỉnh) của toàn bộ tài sản doanh nghiệp.
- Sự khác biệt hay chính là Giá trị của thương hiệu = Giá trị vốn hóa - Giá trị sổ sách (đã điều chỉnh).
Giá trị kinh tế của thị trường
Interbrand - Giá trị kinh tế của thị trường là phương pháp định giá thương hiệu dựa trên tổ chức Interbrand. Kết quả định giá thương hiệu từ tổ chức này sẽ được Business công nhận và phát hành chính thức. Bạn hoàn toàn yên tâm về kết quả định giá, bởi Interbrand là một tổ chức uy tín hàng đầu về định giá thương hiệu. Phương pháp mà tổ chức này sử dụng để định giá là giá trị hiện tại ròng (NPV) hoặc giá trị hiện tại của thu nhập mà thương hiệu tạo ra được trong tương lai.
Tỷ số giá trị trên doanh số
Cuối cùng là phương pháp định giá thương hiệu dựa vào tỷ số giá trị trên doanh số của giáo sư Aswath Damodaran (Giáo sư tài chính trường kinh doanh Leonard N.Stern, Đại học New York). Theo phương pháp này Giá trị thương hiệu = (Tỷ số giá trị/ doanh số của sản phẩm có thương hiệu - Tỷ số giá trị/ doanh số của sản phẩm không có thương hiệu) x Doanh số của sản phẩm có thương hiệu.
KẾT LUẬN
Sự thành công của một thương hiệu không chỉ dựa vào số lượng sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp bán được. Mà đó còn lại sự phát triển từ những giá trị vô hình của thương hiệu. Vì vậy mà, hiện nay các doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu ngày càng mạnh mẽ. Có như vậy, doanh nghiệp mới phát triển bền vững trong tương lai.
Trên đây là bài viết chia sẻ của PharMarketing về chủ đề Đo lường giá trị thương hiệu. Hy vọng quá bài viết này, bạn nhận thức được tầm quan trọng của giá trị thương hiệu và lựa chọn được phương pháp đo lường giá trị thương hiệu phù hợp với tiêu chí của minh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn