backtop

Concept là gì? 7 lưu ý giúp thiết kế Concept chuẩn nhất

Concept là thuật ngữ được nhiều người nhắc tới trong lĩnh vực Marketing. Vậy Concept là gì? Cách  xây dựng nên những “ý tưởng” hiệu quả trong doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau của PharMarketing nhé!

Concept là gì? Khái niệm Concept chi tiết

Concept là từ tiếng Anh có nghĩa là những quan điểm, khái niệm. Tùy thuộc vào đặc thù của mỗi ngành nghề, Concept sẽ được hiểu và thực hiện theo các chức năng khác nhau. Ngắn gọn hơn, Concept được biết đến là các ý tưởng, hình ảnh minh hoạ để phác thảo chi tiết hơn về một sản phẩm/công việc.

Concept là các ý tưởng, hình ảnh minh hoạ để phác thảo chi tiết hơn về một sản phẩm
Concept là các ý tưởng, hình ảnh minh hoạ để phác thảo chi tiết hơn về một sản phẩm

Trong lĩnh vực Marketing, Concept là các yếu tố trong chương trình quảng bá doanh nghiệp được thực hiện dựa trên sự thống nhất của đơn vị. Những concept này thường được doanh nghiệp đưa ra để thu hút các nhà đầu tư và là cơ sở  để tạo nên những chiến dịch vững chắc cho doanh nghiệp hướng đến những khách hàng tiềm năng.

Concept trong thiết kế là gì?

Dù được biết đến ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng Concept được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực thiết kế, Concept rất cần thiết trong thiết kế vì nó quyết định được thông điệp, hướng đi của sản phẩm.

Vậy Concept trong thiết kế là gì? Concept bao gồm các ý tưởng bản vẽ, ý tưởng thiết kế. Ví dụ như: xu hướng lựa chọn màu sắc, chuỗi các ý tưởng, phong cách thiết kế xuyên suốt trong cả quá trình sản xuất sản phẩm mà khách hàng gửi gắm thông điệp

Thông thường những Concept này sẽ được đưa ra từ khách hàng có nhu cầu thiết kế sản phẩm, thiết kế theo ý tưởng chương trình, chiến dịch kinh doanh hoặc theo thỏa thuận và yêu cầu thiết kế. Những ý tưởng này sẽ là cơ sở cho các nhà thiết kế sáng tạo ra nhiều concept cho khách hàng lựa chọn tùy theo yêu cầu và thỏa thuận thiết kế.

Vai trò của Concept trong từng lĩnh vực

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, concept sẽ có những vai trò khác biệt. Dưới đây là một số vai trò của Concept trong các ngành nghề phổ biến:

Concept trong tổ chức sự kiện

Trong tổ chức sự kiện, Concept được hiểu là một phong cách mà mọi thứ trong sự kiện đó tuân theo. Cụ thể sẽ có sự đồng bộ trong âm nhạc được chọn, các món ăn, cách bày trí sân khấu…

Concept có vai trò quan trọng trong từ lĩnh vực khác nhau
Concept có vai trò quan trọng trong từ lĩnh vực khác nhau

Ví dụ, concept của sự kiện là “Kỷ niệm 10 năm thành lập công ty” là tất cả các kịch bản, lời dẫn, âm thanh, hình ảnh được trình chiếu trong sự kiện đều phải toát lên được những dấu ấn từ 10 năm trước của tập thể đó. Sự thay đổi trong suốt 10 năm sau và setup sân khấu cũng sẽ mang lại cảm xúc tương xứng.

Concept trong lĩnh vực báo chí

Trong lĩnh vực báo chí, truyền thông hay sáng tạo nội dung, Concept được biết đến với vai trò định hướng các ý tưởng cho toàn bộ bài viết, đảm bảo sự đồng bộ trong xuyên suốt một kỳ báo hoặc từng số báo đưa ra. Ví dụ khi bạn viết bài với Concept “Trang trọng” thì mọi câu từ, hình ảnh ngôn ngữ sử dụng phải tuân theo concept đưa ra này.

Đặc biệt trong các sản phẩm PR, concept được xem như linh hồn của bài viết và được chú trọng xuyên suốt trong quá trình sáng tạo. Ý tưởng này có thể xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và được người sáng tạo nội dung khai thác để xây dựng chiến lược PR cho thương hiệu.

Concept trong lĩnh vực giải trí

Trong lĩnh vực giải trí, Concept được biết đến là chuỗi các ý tưởng sáng tạo ở các chương trình gameshow hay sự kiện… Các concept được đưa ra nhằm tạo nên điểm nhấn, sức hút thu hút sự chú ý của người xem. Từ đây chạm đến cảm xúc của người xem, chiếm lĩnh sự yêu thích của khách hàng. Đây cũng là điều nhiều nhà sản xuất trăn trở để tạo điểm nhấn khác biệt cho chương trình của mình với các chuỗi chương trình khác cùng chủ đề. 

Concept trong lĩnh vực nội thất

Phong cách thiết kế của bản vẽ nội thất, chất liệu sử dụng, phong cách sử dụng chính là Concept trong lĩnh vực nội thất cần tuân theo. Concept được đưa ra trong lĩnh vực này thường rất quan trọng, nó sẽ quyết định bộ mặt của cả căn hộ. Những vật dụng trong nhà, màu sơn tường, nội thất trang trí sẽ đồng bộ theo concept thiết kế được khách hàng lựa chọn.

Concept trong lĩnh vực thiết bị, máy móc

Lĩnh vực thiết bị, máy móc thường có những nguyên tắc đặc thù cần chú ý, bởi vậy concept trong lĩnh vực này được hiểu như việc doanh nghiệp quyết định vận hành thiết bị theo cách thức nào? Tạo hình máy móc ra sao, nguyên lý hoạt động cơ bản là gì? Thông thường, trong quá trình lựa chọn concept này, doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều phương án để thử nghiệm và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Những lưu ý giúp thiết kế Concept chuẩn nhất

Trong bất cứ lĩnh vực nào, để thiết kế cho mình một Concept chuẩn nhất, bạn nên lưu ý thêm một số điều dưới đây:

Bước 1: Thấu hiểu nhu cầu khách hàng

Tìm hiểu, thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng sẽ giúp các Concept được đưa ra đi đúng hướng và bám sát các tiêu chí đưa ra của khách hàng. Để thực hiện được điều này, bạn có thể điều tra thông tin qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, tổ chức khảo sát để thu về những ý kiến thật nhất từ phía khách hàng.

Việc nghiên cứu và tìm hiểu thông tin khách hàng được thực hiện liên tục trong suốt quá trình thiết kế Concept. Chính vì vậy, hoạt động này được xem là giai đoạn tốn khá nhiều thời gian, công sức để mang lại các giá trị cho dự án áp dụng.

Bước 2: Xử lý các nguồn thông tin

Sau khi khảo sát thu thập được thông tin từ khách hàng, các nhà thiết kế sẽ tìm cách để xử lý nguồn dữ liệu này để áp dụng trong điều kiện thực tế. Ở giai đoạn này, bạn cần lưu ý tìm hiểu về mục tiêu của khách hàng. Bởi lẽ, từ những dữ liệu thu thập này, bạn có thể ứng dụng và tạo ra sản phẩm tốt hơn trước khi ra mắt thị trường. 

Bước 3: Hiểu rõ về ý tưởng và các vấn đề liên quan

Từ những thông tin thu thập và xử lý được, các nhà thiết kế cần xem xét kỹ lưỡng những vấn đề xoay quanh được thể hiện trực tiếp trên bản tóm tắt dự án khách hàng gửi đến. Từ đó đảm bảo sự thống nhất giữa hai bên. Concept được đưa ra sẽ được chỉnh sửa và nhận được phản hồi từ hai bên để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Trước khi công bố Concept, việc cần làm được nhiều nhà thiết kế chú tâm chính là xem xét kỹ lưỡng khâu chuẩn bị để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có. Sau đó, bạn phải xác định đúng đối tượng công chúng mục tiêu. Đừng quên dự đoán trước những phản ứng của họ sau khi xem thiết kế của bạn ra sao nhé!

Bước 4: Quá trình sáng tạo

Sáng tạo luôn được xem là nét đột phá trong mỗi Concept được đưa ra. Các nhà thiết kế trong giai đoạn này có thể thoải mái thể hiện sự sáng tạo dựa trên những yêu cầu ban đầu khách hàng gửi tới. Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng cần trao đổi thông tin, bàn luận với các thành viên trong đội nhóm để phân chia vai trò cụ thể cho từng cá nhân trong dự án. Lúc này, người trưởng nhóm sẽ dẫn dắt, tiếp nhận các ý kiến, quan điểm Concept từ các thành viên khi teamwork. Sau đó, tổng hợp chúng lại thành một bản cụ thể để chọn lọc, thống nhất.

Sáng tạo luôn được xem là nét đột phá trong mỗi Concept
Sáng tạo luôn được xem là nét đột phá trong mỗi Concept

Bước 5: “Chốt” ý tưởng phù hợp

Sáng tạo đưa ra thật nhiều ý tưởng cho các Concept khác nhau, từ đây nhà thiết kế có thể mang đến để khách hàng tìm ra sản phẩm họ ưng ý nhất và lựa chọn thực hiện. Ở giai đoạn này không thể tránh khỏi những thắc mắc, phản hồi từ phía khách hàng. Bạn cần cảm nhận dưới góc độ 2 bên để dung hòa và giúp khách hàng lựa chọn ý tưởng xuất sắc nhất.

Bước 6: Thuyết trình về ý tưởng

Thuyết trình để trình bày về ý tưởng cho Concept này tới khách hàng, đối tác. Để tăng tính chuyên nghiệp hơn, bạn nên rèn luyện kỹ năng thuyết trình, chuẩn bị slide kèm theo hình ảnh minh họa, hay video chân thực đồng bộ theo Concept để dễ truyền tải tới khách hàng. Đây cũng là cách được nhiều nhà thiết kế chú trọng để thuyết phục khách hàng đồng ý với ý tưởng đưa ra.

Bước 7: Tiến hành thiết kế và sửa chữa

Sau khi thực hiện các bước trong khâu chuẩn bị chỉn chu, nhiệm vụ sau cùng của nhà thiết kế là bắt tay vào quá trình thực hiện thiết kế trực tiếp trên bảng vẽ hoặc máy tính. Sau cùng, khách hàng sẽ phản hồi, phê duyệt để tạo ra sản phẩm hoàn thiện nhất. Trong quá trình này, các nhà thiết kế cũng cần tiến hành giám sát kỹ càng để thành phẩm đưa ra tránh những sai sót không đáng có.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn hiểu hơn Concept là gì? Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn hoàn thiện các ý tưởng của mình trong kinh doanh. Hãy luôn nhớ rằng, dù Concept được đưa ra ở tình huống nào cũng cần được thiết kế chỉn chu, nhắm đúng trọng tâm khách hàng đưa ra.

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn