backtop

Chiến lược cạnh tranh là gì? Tầm quan trọng của chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường khắc nghiệt như hiện nay, cạnh tranh trở thành nhiệm vụ tất yếu của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, các chiến lược cạnh tranh luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Vậy chiến lược cạnh tranh là gì? Công cụ này đóng vai trò như thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp? Cùng PharMarketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm chiến lược cạnh tranh là gì?

Với vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, Chiến lược cạnh tranh hay Competitive Strategy là một trong những công cụ không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chiến lược cạnh tranh là một trong những công cụ không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Chiến lược cạnh tranh là một trong những công cụ không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Chiến lược cạnh tranh được hiểu là một chuỗi các kế hoạch của doanh nghiệp được triển khai trong ngắn hạn hoặc dài hạn với mục tiêu chiếm lĩnh những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường, đồng thời đánh giá về những ưu nhược điểm, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp cần nắm bắt.

Vai trò của chiến lược cạnh tranh đối với doanh nghiệp

Hiện nay, mức độ cạnh tranh trên thị trường đang ngày một gay gắt, các sản phẩm được tung ra ồ ạt từ những nhà sản xuất khác nhau với nhiều điểm tương đồng đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược để tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ, gây ấn tượng và thu hút khách hàng mục tiêu. 

Chính vì vậy, chiến lược cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế trên thị trường, bảo vệ thương hiệu trước những hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh từ các doanh nghiệp đối thủ, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không có được chiến lược cạnh tranh rõ ràng, đúng đắn, bạn sẽ nhanh chóng đánh mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh và dẫn đến thất bại trong kinh doanh.

Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế trên thị trường
Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế trên thị trường

Những yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh

Để có được một chiến lược cạnh tranh hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc tới 5 yếu tố sau: 

Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Những doanh nghiệp đối thủ là yếu tố quan trọng nhất tác động đến chiến lược cạnh tranh của hầu hết mọi doanh nghiệp hiện nay. Bởi lẽ, tính chất và mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ phụ thuộc vào ưu nhược điểm, quy mô cũng như chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp đối thủ.

Nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày một tăng cao, doanh nghiệp nào có được những sản phẩm ưu việt, nổi bật sẽ trở thành sự lựa chọn ưu tiên của khách hàng, đồng thời dễ dàng có được vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hiện nay cũng không ngừng gia tăng đánh chiếm thị phần thông qua những chiến lược như: Cạnh tranh về giá, Ưu điểm khác biệt của sản phẩm, Dịch vụ bán hàng, Cách thức tiếp cận khách hàng,.... 

Nguy cơ gia nhập ngành của những đối thủ mới

Những đối thủ mới có thể gia nhập ngành và sẵn sàng đánh chiếm thị phần của doanh nghiệp bất cứ lúc nào, đồng thời có thể gây nên những biến động không nhỏ trên thị trường. Chính vì vậy, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng về nguy cơ gia nhập ngành của những doanh nghiệp mới, từ đó đưa ra những phương án dự phòng cho mọi rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc xây dựng hàng rào pháp lý giúp tránh khỏi những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến thương hiệu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần không ngừng phát triển và đổi mới mỗi ngày, tránh tình trạng lạc hậu, lỗi thời và mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tối ưu nhất.

Khả năng thương lượng về giá của người mua 

Thông thường, người mua luôn có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có mức giá tốt và mong muốn trả giá thấp hơn so với mức giá niêm yết của doanh nghiệp. Do đó, để hạn chế sức ép giá cũng như đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra những chính sách giá hợp lý.

Khả năng thương lượng về giá của nhà cung ứng

Giá từ phía nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến giá bán sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tối ưu giá nguyên vật liệu đầu vào là căn cứ quan trọng cho việc định mức giá thành và giá bán sản phẩm, từ đó tác động trực tiếp đến các chiến lược giá của doanh nghiệp. Mức giá từ nhà cung ứng thấp giúp cho chi phí sản xuất được tối ưu hoá, từ đó nhà sản xuất có thể cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm với mức giá cạnh tranh nhất, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mối đe dọa từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế

Các sản phẩm, dịch vụ thay thế với những đặc tính mới có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của doanh nghiệp. Trước vấn đề này, doanh nghiệp cần nghiên cứu và nhanh chóng nắm bắt xu hướng tiêu dùng của khách hàng, cập nhập thông tin về các sản phẩm mới và không ngừng cải tiến sản phẩm dịch vụ của mình để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tối ưu nhất.

Những đối thủ mới có thể gia nhập ngành và sẵn sàng đánh chiếm thị phần của doanh nghiệp bất cứ lúc nào
Những đối thủ mới có thể gia nhập ngành và sẵn sàng đánh chiếm thị phần của doanh nghiệp bất cứ lúc nào

Những chiến lược cạnh tranh phổ biến hiện nay

Các chiến lược cạnh tranh đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Chiến lược khác biệt hóa 

Một trong những cách thức hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp tạo sự ấn tượng và thu hút khách hàng giữa vô số sản phẩm tương tự đó chính là sự khác biệt trong những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, chiến lược khác biệt hóa cần được dựa trên việc nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu và đặc điểm của khách hàng mục tiêu. Điểm khác biệt mà sản phẩm của bạn mang lại phải phù hợp với những những mong muốn và có khả năng tạo ấn tượng với khách hàng. 

Những điểm khác biệt mà doanh nghiệp có thể khai thác như: Giá cả, Chất lượng, Tính năng sản phẩm, Dịch vụ hậu mãi,...

Chiến lược dẫn đầu chi phí 

Chiến lược dẫn đầu chi phí được thực hiện với mục tiêu giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất sản phẩm. Để thực hiện chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và lựa chọn những nhà cung ứng với mức giá ưu đãi. Thông thường để có thể thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại bởi lẽ hiệu quả của chiến lược sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quy mô của doanh nghiệp.

Chiến lược tập trung chi phí 

Chiến lược này cũng hướng đến việc tối ưu chi phí như chiến lược trên, tuy nhiên nó tập trung vào việc áp dụng giá thành thấp nhất nhằm cung cấp mức giá ưu đãi nhất đến với người dùng. 

Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chiếm được sự chú ý và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, loại hình này rất phù hợp với mục tiêu gia tăng độ nhận diện thương hiệu. 

Chiến lược tập trung phân biệt 

Chiến lược tập trung phân biệt giúp doanh nghiệp chinh phục những phân khúc thị trường cụ thể. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ xây dựng những kế hoạch dành riêng cho một nhóm khách hàng cụ thể, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và chiếm ưu thế tuyệt đối trong phân khúc thị trường đó. 

Chiến lược tập trung phân biệt giúp doanh nghiệp chinh phục những phân khúc thị trường cụ thể
Chiến lược tập trung phân biệt giúp doanh nghiệp chinh phục những phân khúc thị trường cụ thể

KẾT LUẬN 

Chiến lược cạnh tranh là một trong những bộ phận không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp hiện nay. Hi vọng rằng, với những kiến thức trên, PharMarketing đã giúp bạn có được cái nhìn chính xác về công cụ này. Chúc doanh nghiệp có được những chiến lược cạnh tranh thành công!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn